Chuyển đổi số trong giáo dục

Sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số trong giáo dục. Tuy nhiên, khái niệm và định nghĩa về quá trình chuyển đổi số giáo dục không chỉ giới hạn ở việc dạy và học trực tuyến trong thời kỳ giãn cách, nó tiếp tục phát triển ngay cả sau khi đại dịch kết thúc, chuyển đổi số trong giáo dục là một trong những đề tài tham luận quan trọng của chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Chuyển đổi số trong giáo dục là gì?

Chuyển đổi số trong giáo dục là ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và hệ thống thông tin internet vào lĩnh vực giáo dục để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục. Bao gồm cải tiến phương pháp giảng dạy, cải tiến các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ học tập, nâng cao trải nghiệm của học sinh, sinh viên và người tham gia đào tạo.

chuyen-doi-so-trong-giao-duc

Chuyển đổi số giúp tạo ra môi trường học tập nơi mà mọi thứ kết nối với nhau. Sự kết hợp mới mẻ của công nghệ, bảo mật nhằm thu hẹp khoảng cách địa lý để tạo ra trải nghiệm trong học tập, đồng thời tăng cường sự tương tác của mọi người. Tuy nhiên, công tác chuyển đổi số trong giáo dục cũng đặt ra một số thách thức, bao gồm việc đảm bảo truy cập công bằng đến công nghệ, đào tạo và hỗ trợ cho giáo viên và học sinh, và đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin trong môi trường số.

Một vài ví dụ về chuyển đổi số trong giáo dục:

  • Học trực tuyến (E-learning): Các trường học và tổ chức giáo dục cung cấp các khóa học trực tuyến thông qua nền tảng và công cụ kỹ thuật số, cho phép học viên học tập mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ: Coursera, edX, Udemy,…
  • Giáo trình điện tử: Sáng kiến việc thay thế sách giáo khoa truyền thống bằng giáo trình điện tử, giúp tiết kiệm giấy và dễ dàng cập nhật nội dung. Các ứng dụng như Kindle, iBooks, Google Play Books hỗ trợ đọc sách điện tử trên các thiết bị di động.
  • Phần mềm quản lý học tập (LMS – Learning Management System): Các hệ thống quản lý học tập như Moodle, Blackboard, Canvas,… hỗ trợ giáo viên quản lý khóa học, đánh giá và theo dõi tiến độ của học viên một cách dễ dàng và hiệu quả.
  • Công cụ hợp tác trực tuyến: Sử dụng các ứng dụng như Google Classroom, Microsoft Teams, Zoom,… để giáo viên và học viên tương tác, học tập cùng nhau một cách linh hoạt và hiệu quả.
  • Ứng dụng hỗ trợ học tập: Các ứng dụng hỗ trợ học tập như Quizlet, Duolingo,… giúp học viên rèn luyện kỹ năng và kiến thức thông qua các bài tập và hoạt động trực tuyến thú vị.

mot-vai-vi-du-ve-chuyen-doi-so-giao-duc

  • Trí tuệ nhân tạo và học máy trong giáo dục: Sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để phân tích dữ liệu học tập, đưa ra gợi ý cá nhân hóa, cải thiện chất lượng giảng dạy và hỗ trợ quá trình học tập của học viên.
  • Thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường: Ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) vào giáo dục, giúp học viên trải nghiệm môi trường học tập sinh động, tương tác và gần gũi hơn với thực tế.

Những ví dụ trên biểu hiện chuyển đổi số đã tạo ra nhiều cơ hội và tiềm năng cho giáo dục, giúp nâng cao chất lượng học tập và đáp ứng nhu cầu đa dạng của học viên trong thời đại kỹ thuật số.

Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục

Tầm quan trọng và lợi ích của chuyển đổi số trong giáo dục là giúp việc cung cấp giáo dục chất lượng và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người trên toàn thế giới. Đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến hầu hết các trường học đóng cửa, điều này này đã chứng tỏ tầm quan trọng cũng như tính cấp bách của quá trình chuyển đổi số trong giáo dục.

Thông tin đa dạng

Giờ đây, mọi thông tin dường như đều có thể tìm thấy trên Internet, đa dạng các chủ đề và có tính tin cậy cao. Học sinh, sinh viên cần chọn lọc và tìm kiếm thông tin một cách thông minh để tiếp cận được với thông tin bổ ích và chính xác nhất.

Linh hoạt trong học tập

Các lớp học trực tuyến trên Zoom, Teams, Google Meets,… giúp học sinh, sinh viên có thể tham gia học tập mọi lúc, mọi nơi, trao đổi kiến thức, thảo luận hoặc tương tác với nhau một cách dễ dàng. 

tam-quan-trong-cua-chuyen-doi-so-trong-giao-duc

Tư duy mở

Thông qua các ứng dụng như Skype hay các trang mạng xã hội phổ biến khác, học sinh, sinh viên có thể dễ dàng giao tiếp trong thời gian thực trên toàn cầu. Điều này giúp họ có thể mở mang tầm nhìn, cập nhật nhanh chóng các thông tin, kiến thức hữu ích.

Phổ biến kiến thức kỹ thuật số cho sinh viên

Sinh viên ngày nay tốt nghiệp và sẽ trở thành lực lượng lao động chính của đất nước. Vì vậy, công nghệ, kỹ thuật số là cốt lõi trong các hoạt động làm việc của họ. Có thể thấy, chuyển đổi số trong giáo dục góp phần rất lớn trong việc trau dồi kiến thức kỹ thuật số cho sinh viên.

Học tập được cá nhân hóa

Các công nghệ, phần mềm học trực tuyến hiện đại cho phép học sinh, sinh viên dễ dàng tùy chỉnh các bài giảng theo tốc độ phù hợp, đúng sở thích và mức độ khả năng nhận thức của mỗi người. Bên cạnh đó, các nền tảng học tập tùy chỉnh cũng cho phép học sinh, sinh viên kết hợp các tài liệu học tập từ nhiều nguồn khác nhau, nhờ vậu sẽ có những trải nghiệm phù hợp hơn.

Tương tác nhiều hơn

Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những phương pháp thú vị hơn để học tập, đồng thời dễ dàng tiếp thu thông tin mới bằng các công cụ hiện đại như máy tính bảng, máy chiếu, chatbot, AR/ VR, phần mềm hỗ trợ AI,…

co-so-ha-tang-chuyen-doi-so-giao-duc

Việc chuyển đổi số trong giáo dục giúp tạo ra sự tiếp cận thông tin và kiến thức một cách dễ dàng, thu hẹp khoảng cách địa lý, cung cấp linh hoạt về thời gian và không gian học tập, tạo ra nhiều cơ hội học tập và phát triển bản thân.

Khái niệm “số hóa” trong lĩnh vực chuyển đổi số giáo dục liên quan đến việc chuyển đổi các hoạt động giáo dục và quy trình liên quan từ hình thức truyền thống sang hình thức dựa trên công nghệ số. Công nghệ số hóa giáo dục cho phép mọi người học theo tốc độ cá nhân, trải nghiệm nhiều nguồn tài liệu học tập đa dạng, tương tác và hợp tác trực tuyến và đánh giá tiến trình học tập một cách chi tiết.

Thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay

Sự bùng nổ của công nghệ đã giúp quá trình chuyển đổi số trong giáo dục Việt Nam tiếp nhận thêm nhiều phương thức giảng dạy mới, mang lại tín hiệu tích cực. Các thiết bị thông minh như máy chiếu, bảng điện tử,… hỗ trợ học tập được lắp đặt tại các phòng học.

Một vài Ví dụ về chuyển đổi số trong giáo dục: Nhiều trường học tiến hành áp dụng phương thức dạy học trực tuyến, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên học tập linh hoạt và an toàn, như tổ chức các khóa học E-learning, tài liệu, Ebook online,…

Theo thống kê, có 63 cơ sở giáo dục đào tạo, 710 phòng giáo dục đào tạo đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu chung. Bên cạnh đó, 82% các trường thuộc khối phổ thông tiến hành sử dụng phần mềm quản lý trường học.

Việc áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục đã góp phần thúc đẩy hoạt động “học tập suốt đời” cùng các tài liệu trực tuyến. Trong số đó có thể kể đến hoạt động chia sẻ 5.000 bài giảng điện tử cùng 7.000 luận văn, hơn 31.000 câu hỏi trắc nghiệm,… từ những người dạy học có chuyên môn.

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi số giáo dục toàn diện và sâu sắc nhất, minh chứng là hàng loạt các chính sách, văn bản về chuyển đổi số trong giáo dục được ban hành. Một số chủ trương khác cũng được thực hiện là tiến hành triển khai những chương trình giáo dục phổ thông mới:

  • Tin học trở thành môn học bắt buộc cho học sinh từ lớp 3 tiểu học. Điều này nhằm mục đích giúp học sinh sớm tiếp cận với các kiến thức, kỹ năng mới ở trong và ngoài nước.
  • Công tác giảng dạy sẽ được lồng ghép với công nghệ Steam, giúp học sinh giải các bài toán khó, đồng thời khám phá nhiều hiện tượng khoa học trong cuộc sống một cách trực quan nhất.
  • Áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục đại học, các trường/ viện nghiên cứu gia tăng cơ hội hợp tác cùng các doanh nghiệp, đồng thời triển khai hoạt động giảng dạy gắn liền với nhu cầu về nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp. Qua đó, các trường/ viện có thể nắm bắt các thông tin, cập nhật chương trình giảng dạy, dự báo các ngành nghề mới theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất để phù hợp với sự phát triển của thị trường, xã hội.

Cơ hội chuyển đổi số trong giáo dục giai đoạn hiện nay

Chuyển đổi số trong giáo dục mở ra nhiều cơ hội trong việc cải thiện và phát triển giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trong thời đại công nghệ 4.0. Một số cơ hội nổi bật:

  • Tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Sự phát triển của công nghệ thông tin và internet tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giáo dục trực tuyến. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bao gồm mạng internet nhanh và ổn định, sẽ giúp thúc đẩy giáo dục số.
  • Mở rộng tiếp cận công nghệ: Đảm bảo rằng học sinh, giáo viên và nhà trường có khả năng sử dụng công nghệ là một cơ hội lớn. Điều này giúp tất cả các bên liên quan tận dụng các công cụ và ứng dụng kỹ thuật số để nâng cao chất lượng giáo dục.
  • Phát triển nội dung số hóa: Chuyển đổi số trong giáo dục cần có nội dung số hóa phù hợp với nhu cầu giảng dạy và học tập hiện đại. Việc tạo ra và chia sẻ nội dung giáo dục số đa dạng và chất lượng là một cơ hội quan trọng để nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập.
  • Sự phát triển của hệ thống học trực tuyến: Các nền tảng học trực tuyến và khóa học trực tuyến mở (MOOCs) cung cấp cơ hội cho mọi người tiếp cận giáo dục một cách linh hoạt và phù hợp với nhu cầu cá nhân, không phân biệt giới tính, địa lý hay tình trạng kinh tế.
  • Hỗ trợ và đầu tư từ chính phủ và các tổ chức: Chính phủ và các tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số giáo dục. Hỗ trợ tài chính, đầu tư vào đề án nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục, cũng như xây dựng các chính sách phù hợp giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho chuyển đổi số trong giáo dục.
  • Tích hợp công nghệ vào quy trình giảng dạy: Công nghệ giúp nâng cao phương pháp giảng dạy, tạo ra môi trường học tập tương tác và hấp dẫn hơn. Các công cụ như bảng trắng thông minh, phần mềm giáo dục và ứng dụng di động có thể giúp tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo và kỹ năng tư duy.
  • Phát triển kỹ năng số cho giáo viên và học sinh: Để thành công trong chuyển đổi số giáo dục, cần đảm bảo rằng cả giáo viên và học sinh đều có kỹ năng cần thiết để sử dụng công nghệ. Đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số trong giáo dục và hỗ trợ liên tục giúp thầy cô và học sinh làm quen và phát triển kỹ năng số của họ.
  • Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục: Trí tuệ nhân tạo đang mở ra nhiều cơ hội mới trong lĩnh vực giáo dục, bao gồm hệ thống học tập cá nhân hóa, phân tích dữ liệu học tập và hỗ trợ giáo viên trong việc giảng dạy. Việc tận dụng AI trong giáo dục giúp nâng cao hiệu quả học tập và đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh.
  • Hợp tác giữa các bên liên quan: Sự hợp tác giữa các nhà trường, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và chính phủ là rất quan trọng để đạt được chuyển đổi số thành công trong giáo dục. Mối quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan giúp tận dụng tài nguyên, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp phù hợp với từng đối tượng.
  • Thúc đẩy nghiên cứu và đổi mới trong giáo dục: Nghiên cứu và đổi mới trong giáo dục là cơ hội để phát triển các công cụ, phương pháp giảng dạy mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Việc khuyến khích và hỗ trợ nghiên cứu tiểu luận, cũng như chấp nhận sự thay đổi và đổi mới, sẽ giúp tạo ra một môi trường giáo dục tiên tiến hơn.

Những cơ hội này cho thấy rằng chuyển đổi số trong giáo dục đang mở ra nhiều triển vọng hấp dẫn. Để đạt được thành công trong quá trình này, cần có sự đồng lòng và phối hợp của toàn xã hội, bao gồm cả giáo viên, học sinh, gia đình, cộng đồng và chính phủ.

Thách thức và khó khăn của quá trình chuyển đổi số trong giáo dục

Quá trình chuyển đổi số trong giáo dục mang đến nhiều lợi ích vô cùng to lớn. Tuy nhiên, cũng đồng thời đối diện với một số thách thức như thiếu hạ tầng kỹ thuật và internet, khó khăn trong đào tạo năng lực số hóa cho giáo viên, chấp nhận sự thay đổi, phân hóa tiếp cận công nghệ, sự khác biệt về kiến thức của giáo viên, chi phí đầu tư ban đầu,…

Không muốn thay đổi

Các tổ chức giáo dục có thể lo lắng về vấn đề công nghệ thay thế hệ thống giáo dục truyền thống và ngần ngại bước ra khỏi vùng an toàn. Do đó, cần thuyết phục với các giáo viên rằng, công nghệ tiên tiến nhất cũng không bao giờ có thể thay thế họ.

Thay vào đó, chuyển đổi số sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho giáo viên trong việc chuẩn bị tài liệu, hoạt động lớp học, đồng thời giúp các bài học trở nên thú vị và có nhiều thông tin hữu ích hơn.

Quá trình tiếp cận kiến thức trực tuyến ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn

Với những khu vừng miền núi, vùng sâu, vùng xa, hạ tầng Internet và các trang thiết bị công nghệ thông tin chưa đầy đủ và đảm bảo. Điều này ảnh hưởng sâu sắc tới công tác quản lý giáo dục trong việc dạy và học.

Đây là vấn đề cần được ưu tiên giải quyết để triển khai thành công quá trình chuyển đổi số trong giáo dục trên cả nước. Đồng thời đáp ứng nhu cầu dạy học trực tuyến khi điều kiện học trực tiếp không cho phép, do địa hình, thời tiết,…

Thiếu kỹ năng liên quan

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số trong giáo dục là thiếu kiến thức và kỹ năng công nghệ. Ít nhà giáo dục có hiểu biết toàn diện về cách sử dụng các công cụ và giải pháp kỹ thuật số trong hoạt động dạy và học.

Do đó, họ cần được đào tạo và cập nhật kiến thức liên tục. Một số kỹ năng công nghệ cơ bản có thể giúp giáo viên thiết lập nền tảng học tập trực tuyến, phân phối các bài tập kỹ thuật số và tạo động lực cho học sinh/ sinh viên của mình.

Chiến lược dài hạn được xác định kém

Chuyển đổi số trong giáo dục là một quá trình dài và liên tục, do đó việc lập kế hoạch xây dựng chiến lược được xem là thách thức với các nhà hoạt động giáo dục.

Họ phải trả lời được các câu hỏi như:

  • Mục tiêu đạt được điều gì trong giáo dục với các công cụ kỹ thuật số?
  • Có thể tích hợp thành công các công nghệ kỹ thuật số mới vào hệ thống cũ hiện có không?
  • Giáo viên và học sinh đã được chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng để thay đổi chưa?
  • Mọi người có quyền truy cập bình đẳng vào các mô hình học tập mới không?
  • Nhà trường có đủ ngân sách để thay đổi, tùy chỉnh và thay thế cơ sở hạ tầng không?

Chưa kiểm soát sát sao và toàn diện về học liệu số

Kho tài liệu số chuẩn xác thì mới đáp ứng được nhu cầu học tập và nghiên cứu của học sinh, sinh viên. Tuy nhiên nguồn nhân lực và ngân sách tại Việt Nam vẫn còn eo hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu này.

Thực tế cho thấy, tình trạng học liệu số tràn làn, thiếu tính xác thực cũng như không được kiểm soát chặt chẽ về nội dung. Điều này gây ra tình trạng không đồng nhất về kiến thức, gây ra nhiều hệ lụy như tốn thời gian, ngân sách,…

Các quy định pháp lý về giáo dục vẫn chưa hoàn thiện

Các quy định pháp lý chuyên về giáo dục chưa hoàn thiện là vấn đề gây ảnh hưởng đến quyền sở hữu trí tuệ, an ninh thông tin,… Chuyển đổi số trong giáo dục chính là cơ hội để hoàn thiện quy định về thời lượng, phương thức kiểm tra, công nhận kết quả của việc học trực tuyến.

Tuy nhiên, thực tế thì những vấn đề này vẫn chưa được triển khai toàn diện, đồng nhất và chặt chẽ, gây ra nhiều bất cập trong quá trình chuyển đổi số.

>> Mời đọc thêm: Chuyển đổi số: 8 lý do khiến chuyển đổi số thất bại

>> Mời đọc thêm: Tại sao các doanh nghiệp vấn còn e dè trong việc chuyển đổi số hóa hiện nay

Giải pháp chuyển đổi số trong ngành giáo dục

Với những khó khăn và thách thức khi thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục, Việt Nam cần có những giải pháp, chiến lược dài hạn với một kế hoạch cụ thể, rõ ràng và chia sẻ sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) về chuyển đổi số trong giáo dục:

Nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của chuyển đổi số giáo dục

Chuyển đổi số là bước chuyển mình mạnh mẽ, đòi hỏi sự thay đổi từ trong tư duy, nhận thức của mỗi người. Do vậy, cần thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, phổ cập tầm quan trọng cho giáo viên, giảng viên, cán bộ nhà trường. Từ đó mới phối hợp cùng nhau xây dựng văn hóa số trong giáo dục.

Tiến hành hướng dẫn, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ trong ứng dụng công nghệ số cho tất cả những người làm công tác giảng dạy, như kỹ năng công nghệ thông tin, an toàn thông tin,… trên môi trường số.

Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục bằng cách áp dụng công nghệ số trong phương pháp giảng dạy, giúp mở ra nhiều cơ hội để tăng cường chất lượng giáo dục và giúp học sinh phát triển toàn diện trong thế giới số hóa ngày càng phát triển.

Cải thiện cơ sở dữ liệu

Việc chú trọng vào triển khai quản lý hệ thống, chia sẻ dữ liệu để đồng bộ trong giáo dục, chuyển đổi tất cả tài liệu từ giấy tờ qua văn bản điện tử. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng mạng, các thiết bị phục vụ quá trình dạy và học, tạo cơ hội học tập bình đẳng cho tất cả mọi người, ở mọi vùng miền có điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau.

Các hoạt động như thúc đẩy triển khai học liệu số, hình thành kho học liệu mở dùng chung cho toàn ngành, đồng thời hợp tác, liên kết với các tổ chức trên thế giới, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, khuyến khích và hỗ trợ triển khai các mô hình giáo dục đào tạo mới dựa trên các nền tảng số.

Xây dựng hạ tầng mạng và các thiết bị công nghệ tiên tiến

Hạ tầng mạng và các trang thiết bị phải được cải tiến, đổi mới khi chuyển đổi số trong giáo dục, đặc biệt là những nơi có kết nối kém. Tăng cường kết hợp với các công nghệ hiện đại trên thế giới như AI,Big data, IoT, Blockchain,… với cơ sở dữ liệu số để xây dựng hệ thống thu thập thông tin, đưa ra dự báo và thiết lập ứng dụng, dịch vụ phù hợp đến từng đối tượng người học.

Hoàn thiện hệ thống pháp lý, ứng dụng phần mềm quản lý

Việc hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách sẽ đảm bảo quyền lợi cho người học. Theo đó, cần thống nhất các quy định liên quan đến:

  • Khai thác, chia sẻ dữ liệu, thông tin
  • Hình thức giảng dạy
  • Quản lý các khóa học trực tuyến
  • Điều kiện cần và đủ để mở trường học

Quá trình chuyển đổi số trong giáo dục cần áp dụng các phần mềm quản lý, đây cũng là hình thức được nhiều trường học, cơ sở áp dụng. Bên cạnh đó, các phần mềm tích hợp tính năng vượt trội cũng giúp nhà trường tăng cường nghiệp vụ, quản lý hồ sơ, giảng dạy với các thao tác linh hoạt, nhanh chóng.

Việc phát triển các khóa học trực tuyến cũng góp phần rất lớn trong công tác phục vụ giáo viên dạy học tại vùng sâu, vùng xa, những nơi có hoàn cảnh khó khăn và địa hình hiểm trở, thời tiết xấu, cơ sở vật chất nhà trường chưa hoàn thiện,…

Sử dụng nền tảng học liệu số trong giáo dục

iGiaoduc.vn là một nền tảng giáo dục số trực tuyến được phát triển bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Ban điều hành Đề án Hệ tri thức Việt số hóa và các đối tác tài trợ, hỗ trợ. Nền tảng này được xây dựng nhằm mục tiêu thu thập, lựa chọn, chia sẻ học liệu số dùng chung phục vụ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trong các nhà trường.

iGiaoduc.vn là một kho học liệu khổng lồ với hơn 100.000 học liệu số thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

  • Sách giáo khoa
  • Bài giảng
  • Bài tập
  • Kiểm tra, đánh giá
  • Trò chơi học tập
  • Video bài giảng
  • E-learning

Học liệu trên iGiaoduc.vn được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên và chuyên gia uy tín, đảm bảo chất lượng cao và phù hợp với chương trình giáo dục của Việt Nam. Học liệu được cập nhật thường xuyên, giúp giáo viên và học sinh có thể tìm kiếm và sử dụng học liệu mới nhất.

iGiaoduc.vn giúp giáo viên và học sinh nâng cao chất lượng học tập. Nền tảng này giúp thầy cô có thể tìm kiếm và sử dụng học liệu chất lượng cao, giúp học sinh có thể học tập hiệu quả hơn. iGiaoduc.vn là một trong những nền tảng giáo dục số quan trọng góp phần đổi mới giáo dục Việt Nam.

Ứng dụng chuyển đổi số giáo dục cho Trường học và Quản lý giáo dục

Các giải pháp ứng dụng này tập trung vào việc sử dụng các công nghệ số tiên tiến và phát triển hệ thống quản lý giáo dục để tăng cường trải nghiệm học tập, cải thiện hiệu suất và tối ưu hóa quy trình quản lý trong giáo dục và trường học các bậc Mầm Non, Tiểu Học, Trung Học Cơ Sở, Trung Học Phổ Thông và Đại Học.

chuyen-doi-so-trong-giao-duc (2)
Chuyên đổi số trong giáo dục

Những câu hỏi thường gặp về chuyển đổi số giáo dục

1. Chuyển đổi số trong giáo dục Mầm non là gì?

Chuyển đổi số trong giáo dục Mầm non là quá trình sử dụng công nghệ số như máy tính, tablet hoặc các ứng dụng giáo dục trực tuyến để hỗ trợ quá trình giảng dạy và học tập ở cấp độ Mầm non. Vai trò của chuyển đổi số trong giáo dục mầm non giúp cải thiện chất lượng giáo dục, nâng cao hiệu quả quản lý và tạo ra môi trường học tập sáng tạo, hấp dẫn cho trẻ.

Việc chuyển đổi số có thể bao gồm sử dụng phần mềm giáo dục, ứng dụng giáo dục, trò chơi giáo dục trên máy tính hoặc thiết bị di động, cũng như sử dụng các tài liệu giảng dạy số, video học tập và các công cụ trực tuyến khác để tạo ra môi trường học tập kỹ thuật số cho trẻ mầm non.

Một trong số mục tiêu chính của chuyển đổi số trong giáo dục mầm non là:

  • Tạo ra môi trường học tập thú vị và hấp dẫn cho trẻ.
  • Giúp trẻ phát triển kỹ năng số học và công nghệ từ khi còn nhỏ.
  • Cung cấp cho giáo viên và phụ huynh cơ hội để theo dõi tiến bộ của trẻ thông qua dữ liệu số hóa.
  • Tạo ra cơ hội học tập cá nhân hóa cho từng đứa trẻ dựa trên nhu cầu và khả năng của họ.

Khi chuyển đổi số trong giáo dục mầm non, cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng để đảm bảo quá trình này diễn ra hiệu quả và an toàn cho trẻ nhỏ:

  • Chọn công nghệ phù hợp: Lựa chọn các công nghệ và ứng dụng giáo dục phù hợp với độ tuổi và phát triển của trẻ mầm non. Phải chắc chắn rằng các công cụ này thân thiện, dễ sử dụng và phù hợp với mục tiêu giáo dục của mầm non.
  • Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Đảm bảo rằng thông tin và dữ liệu cá nhân của trẻ em được bảo vệ an toàn và tuân thủ các quy định về quyền riêng tư và bảo mật.
  • Đào tạo cho giáo viên và người hỗ trợ: Cung cấp, đào tạo đầy đủ cho giáo viên và những người liên quan về cách sử dụng công nghệ và ứng dụng giáo dục một cách hiệu quả và an toàn.
  • Giám sát và kiểm soát thời gian màn hình: Giám sát trẻ không dành quá nhiều thời gian trước màn hình và thiết lập giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị số.
  • Chất lượng nội dung số: Đảm bảo rằng nội dung số là phù hợp với mục tiêu giáo dục và độ tuổi của trẻ mầm non theo các khuyến nghị khoa học – sức khỏe, đảm bảo tính giáo dục và phát triển.
  • Thực hiện theo hướng dẫn của chuyên gia: Tuân thủ các hướng dẫn và khuyến nghị từ các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục mầm non và sử dụng công nghệ trong việc giảng dạy.
  • Cơ sở pháp lý về chuyển đổi số trong giáo dục Mầm non: Tuân thủ các quy định về bản quyền đối với nội dung số hóa, phần mềm và tài liệu giảng dạy, đồng thời chấp hành quy định về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu.
  • Tạo môi trường học tập hòa nhập: Khi sử dụng công nghệ số tích hợp vào môi trường học tập tự nhiên của trẻ mầm non.
  • Phản hồi và đánh giá: Tạo cơ hội để theo dõi tiến trình học tập của trẻ mầm non thông qua quản lý dữ liệu số và cung cấp phản hồi cho giáo viên và phụ huynh.
  • Hợp tác với phụ huynh: Liên hệ và hợp tác với phụ huynh để thông báo về việc sử dụng công nghệ số trong lớp học và cung cấp hướng dẫn cho phụ huynh về cách quản lý thời gian màn hình tại nhà.
  • Theo dõi và điều chỉnh: Liên tục theo dõi và đánh giá quá trình chuyển đổi số nhằm kịp thời điều chỉnh các chiến lược và tài liệu học tập khi cần thiết để đảm bảo rằng phù hợp và hiệu quả cho trẻ mầm non.

Việc chuyển đổi số trong giáo dục mầm non cũng cần được thực hiện cẩn thận, cần thường xuyên đưa ra các đề tài tham luận về chuyển đổi số giáo dục Mầm non và các bài thu hoạch sau tham luận, cũng như sự hỗ trợ từ giáo viên và phụ huynh, để đảm bảo rằng việc sử dụng công nghệ số là hữu ích và an toàn cho trẻ và không làm mất đi giá trị của giáo dục truyền thống.

Chuyển đổi số trong giáo dục mầm non là một hành trình đầy thách thức và cơ hội. Quyết tâm bảo vệ trẻ em khỏi các rủi ro của công nghệ và tận dụng những cơ hội mà nó mang lại là quan trọng. Chúng ta cần tạo ra môi trường học tập kỹ thuật số thú vị và hữu ích cho tương lai của trẻ em chúng ta.

2. Có những phần mềm chuyển đổi số trong dạy học nào tốt?

Một số phần mềm chuyển đổi số trong dạy học phổ biến. Lưu ý chung: trước khi sử dụng bất kỳ phần mềm nào, hãy đảm bảo kiểm tra tính phù hợp, tính bảo mật và chất lượng của nó trong môi trường giáo dục.

  • Google Classroom: Google Classroom là một nền tảng quản lý lớp học trực tuyến, giúp giáo viên quản lý nội dung bài giảng, giao bài tập và tương tác với học sinh qua môi trường trực tuyến.
  • Microsoft Teams for Education: Microsoft Teams cung cấp môi trường làm việc và học tập trực tuyến, cho phép tạo lớp học ảo, chia sẻ tài liệu và thực hiện cuộc trò chuyện video.
  • VNClass: VNClass là một nền tảng quản lý lớp học trực tuyến, giúp giáo viên giao bài tập, chia sẻ tài liệu và tương tác với học sinh.
  • VietED: VietED cung cấp nhiều tài liệu giảng dạy, bài tập và kế hoạch học tập dành cho giáo viên và học sinh.
  • Zalo: Ngoài việc là ứng dụng nhắn tin, Zalo cũng có tính năng tạo các nhóm học tập và chia sẻ tài liệu.
  • Zoom: Zoom là phần mềm được sử dụng rộng rãi để tổ chức học trực tuyến và cuộc họp trực tuyến.
  • Kahoot!: Kahoot! là một nền tảng tạo và chơi trò chơi trực tuyến để kiểm tra kiến thức và tạo sự tương tác trong lớp học.
  • Padlet: Padlet là một bảng ghi chú trực tuyến, giúp học sinh và giáo viên chia sẻ ý tưởng, tài liệu và làm việc cộng tác trong môi trường ảo.
  • Seesaw: Seesaw là một nền tảng giúp học sinh chia sẻ công việc và tương tác với giáo viên và phụ huynh thông qua hình ảnh, video và văn bản.
  • Schoology: Schoology là một nền tảng quản lý học tập và tương tác trực tuyến giữa giáo viên và học sinh.
  • BookWidgets: BookWidgets cung cấp các tài nguyên tương tác và bài tập trực tuyến để tạo nội dung học tập hấp dẫn.
  • EduViet: EduViet là một nền tảng học trực tuyến cung cấp các khóa học, bài giảng và tài liệu dành cho học sinh và giáo viên ở các cấp độ khác nhau.
  • Topica Native: Topica Native tập trung vào việc cải thiện kỹ năng tiếng Anh cho người học thông qua việc kết hợp giáo viên và công nghệ số.
  • eLib: eLib là một thư viện số cung cấp nhiều tài liệu giáo dục như sách, bài giảng, tài liệu học tập dành cho học sinh và giáo viên.
  • CyberShool: CyberShool cung cấp các giải pháp học trực tuyến, từ khóa học đến hệ thống quản lý lớp học.
  • VioEdu: VioEdu là một nền tảng giúp học sinh ôn luyện và chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng như kỳ thi tốt nghiệp THPT.
  • Lịch học trực tuyến Google Calendar và Microsoft Outlook: Sử dụng các nền tảng lịch học trực tuyến để quản lý thời gian học tập và biểu đồ lịch trình.
  • Các trang web và ứng dụng học ngoại ngữ: Như Duolingo, Babbel, Memrise để hỗ trợ học ngoại ngữ.

3. Một trong các mục tiêu của chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục tiểu học là gì?

  • Tăng cường hiệu quả và chất lượng giảng dạy: Chuyển đổi số trong giáo dục tiểu học nhằm cải thiện hiệu suất học tập và chất lượng giảng dạy. Thầy (cô) có thể sử dụng công nghệ để thiết kế bài giảng sáng tạo hơn, tạo ra tài liệu giảng dạy đa dạng, và tùy chỉnh quá trình học cho từng học sinh. Điều này giúp tạo ra môi trường học tập tốt hơn và nâng cao kết quả học tập của học sinh.
  • Phát triển kỹ năng kỹ thuật số cho học sinh: Giúp học sinh trở thành người tiêu dùng thông minh của công nghệ, biết cách sử dụng các công cụ kỹ thuật số, tìm kiếm thông tin trực tuyến và xử lý thông tin một cách hiệu quả.
  • Tạo ra môi trường học tập tương tác và thú vị: Sử dụng công nghệ để tạo ra các hoạt động học tập thú vị, trò chơi giáo dục, và tài liệu đa phương tiện, giúp kích thích tò mò và sự tham gia của học sinh.
  • Tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục: Sử dụng công nghệ để cung cấp giáo dục từ xa, giúp học sinh ở những vùng xa, khó tiếp cận có cơ hội học tập tốt hơn.
  • Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề: Công nghệ có thể được sử dụng để khuyến khích học sinh tạo ra các dự án sáng tạo và thúc đẩy kỹ năng giải quyết vấn đề của họ.

Những mục tiêu này cùng nhằm mục đích cải thiện trải nghiệm học tập của học sinh và chuẩn bị họ cho thế giới số hóa ngày càng phát triển.

4. Hãy nêu vai trò và điều kiện cần thiết để ngành giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo?

Vai trò của ngành giáo dục và đào tạo trong việc đáp ứng yêu cầu quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo là rất quan trọng, Một số vai trò cốt lõi của ngành này cũng như các điều kiện cần thiết để thực hiện hiệu quả:

Vai trò của ngành giáo dục và đào tạo:

  • Chuẩn bị cho tương lai số hóa: Ngành giáo dục và đào tạo cần đảm bảo rằng học sinh và sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản về khoa học và công nghệ, cũng như có khả năng sử dụng chúng một cách hiệu quả, bao gồm cả việc phát triển kỹ năng kỹ thuật số.
  • Khuyến khích sáng tạo và tư duy đổi mới: Ngành giáo dục cần khuyến khích tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, cũng cần cung cấp môi trường thích hợp để sinh viên và học sinh phát triển ý tưởng mới và thực hiện các dự án sáng tạo.
  • Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng: Để đáp ứng yêu cầu về khoa học và công nghệ, ngành giáo dục phải cung cấp đào tạo chất lượng cho giáo viên, giảng viên và chuyên gia giáo dục. Họ cần hiểu rõ về những phát triển mới nhất trong khoa học và công nghệ để có thể truyền đạt kiến thức này cho học sinh và sinh viên.

Điều kiện cần thiết để thực hiện vai trò này:

  • Cập nhật chương trình học: Chương trình học cần phải được cập nhật thường xuyên để phản ánh những tiến bộ mới trong khoa học và công nghệ. Đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ với các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ và các tổ chức nghiên cứu.
  • Cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Trường học cần được trang bị các thiết bị và công nghệ phù hợp để hỗ trợ quá trình giảng dạy và học tập như: máy tính, phần mềm, kết nối internet, phòng thí nghiệm, và nhiều yếu tố khác.
  • Đầu tư vào đào tạo giáo viên: Giáo viên và giảng viên cần được đào tạo để sử dụng công nghệ và thúc đẩy sáng tạo trong giảng dạy. Đào tạo cần liên tục để cập nhật kiến thức và kỹ năng.
  • Khuyến khích nghiên cứu và phát triển sáng tạo: Trường học cần tạo điều kiện để giáo viên, học sinh và sinh viên có thể tham gia vào nghiên cứu và phát triển các dự án sáng tạo, cung cấp nguồn tài trợ và hỗ trợ nghiên cứu.
  • Hợp tác với ngành công nghiệp và tổ chức nghiên cứu: Sự hợp tác giữa ngành giáo dục và các ngành công nghệ – công nghiệp, tổ chức nghiên cứu là quan trọng để đảm bảo rằng học sinh và sinh viên được tiếp xúc với những ứng dụng thực tế của khoa học và công nghệ.

Bằng cách thực hiện những vai trò và điều kiện cần thiết này, ngành giáo dục và đào tạo có thể đáp ứng yêu cầu quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuẩn bị khung năng lực – kỹ năng cho học sinh và sinh viên trong bối cảnh thế giới số hóa ngày càng phát triển.

5. Làm thế nào để đảm bảo sự tham gia và tương tác của học sinh trong giáo dục số?

Để đảm bảo sự tham gia và tương tác của học sinh trong môi trường giáo dục số, cần đảm bảo rằng các biện pháp này được áp dụng một cách toàn diện và có sự hỗ trợ từ giáo viên và nhà trường.

  • Thiết kế nội dung học tập hấp dẫn: Tạo ra nội dung học tập phong phú, đa dạng và liên quan đến thực tế, khuyến khích sự tương tác và tham gia của học sinh. Sử dụng các phương pháp học tập sáng tạo như bài giảng tương tác, thảo luận trực tuyến, hoạt động nhóm và bài tập thực hành để kích thích học sinh tham gia tích cực.
  • Sử dụng công cụ và ứng dụng công nghệ: Tận dụng công nghệ để tạo ra môi trường học tập tương tác và thú vị. Sử dụng các công cụ như diễn đàn trực tuyến, video học tập, trò chơi giáo dục và ứng dụng di động để khuyến khích học sinh tham gia và tương tác.
  • Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo: Đảm bảo rằng học sinh được hướng dẫn cách sử dụng công nghệ và các công cụ số trong quá trình học tập. Cung cấp hướng dẫn và đào tạo cho học sinh về việc sử dụng các ứng dụng, phần mềm và các nền tảng trực tuyến.
  • Khuyến khích phản hồi và đánh giá liên tục: Xây dựng một môi trường học tập mở, nơi mà học sinh có thể chia sẻ ý kiến, đặt câu hỏi và nhận phản hồi từ giáo viên. Cung cấp phản hồi liên tục và đánh giá định kỳ để hỗ trợ sự tiến bộ và tham gia của học sinh.
  • Xây dựng cộng đồng học tập trực tuyến: Tạo ra một môi trường học tập trực tuyến năng động, nơi học sinh có thể giao lưu, chia sẻ ý kiến và học hỏi từ nhau. Sử dụng các diễn đàn, nhóm trực tuyến và mạng xã hội giáo dục để khuyến khích sự tương tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa học sinh.
  • Giao nhiệm vụ và dự án thực tế: Tạo cơ hội cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ và dự án thực tế thông qua môi trường trực tuyến. Điều này giúp học sinh áp dụng kiến thức vào thực tế, khám phá và tương tác với các vấn đề thực tế trong môi trường học tập.
  • Khuyến khích thảo luận và phân tích: Sử dụng các công cụ trực tuyến như diễn đàn, nhóm thảo luận hoặc phòng chat để khuyến khích học sinh thảo luận và trao đổi ý kiến với nhau về nội dung học tập. Điều này tạo ra sự tương tác và khám phá thông qua việc thảo luận, phân tích và đưa ra ý kiến cá nhân.
  • Tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ sáng tạo: Khuyến khích học sinh tạo ra và chia sẻ các tác phẩm sáng tạo như bài viết, video, bài thuyết trình hoặc dự án nghệ thuật. Tạo môi trường khuyến khích sự sáng tạo và sự tham gia tích cực của học sinh.
  • Sử dụng phần mềm và ứng dụng tương tác: Sử dụng các phần mềm và ứng dụng giáo dục tương tác để thúc đẩy sự tương tác và tham gia của học sinh. Ví dụ, sử dụng các công cụ trực tuyến cho phép học sinh trả lời câu hỏi, thực hiện các bài tập và giải quyết vấn đề trong thời gian thực (Real-time).
  • Xây dựng các hoạt động nhóm trực tuyến: Tạo cơ hội cho học sinh làm việc nhóm trong môi trường trực tuyến. Sử dụng các công cụ như Google Docs, Google Slides hoặc các nền tảng hợp tác trực tuyến khác để họ có thể cùng nhau thực hiện các dự án, trao đổi ý kiến và hỗ trợ lẫn nhau.

6. Làm thế nào để đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin trong giáo dục số?

Đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin trong giáo dục số là một vấn đề quan trọng, đặc biệt khi ngày càng có nhiều dữ liệu quan trọng được chia sẻ và lưu trữ trực tuyến.

  • Chính sách và quy định bảo mật: Các tổ chức giáo dục nên có chính sách và quy định rõ ràng về bảo mật thông tin, bao gồm việc xác định trách nhiệm và quy trình xử lý sự cố liên quan đến bảo mật.
  • Giáo dục và tập huấn về an ninh mạng: Đào tạo giáo viên, học sinh và nhân viên về các nguy cơ an ninh mạng, cách phòng chống và khắc phục khi xảy ra sự cố, giúp nâng cao ý thức và kỹ năng bảo vệ thông tin cá nhân và tổ chức.
  • Cập nhật và bảo trì phần mềm: Đảm bảo rằng tất cả các phần mềm, ứng dụng và hệ điều hành được cập nhật định kỳ và có các bản vá bảo mật để giảm thiểu nguy cơ bị tấn công.
  • Sử dụng mã hóa dữ liệu: Mã hóa dữ liệu quan trọng khi lưu trữ và truyền tải giúp ngăn chặn việc truy cập trái phép và đảm bảo tính bảo mật của thông tin.
  • Quản lý truy cập: Hạn chế và kiểm soát quyền truy cập vào dữ liệu nhạy cảm, chỉ cho phép những người có liên quan và được ủy quyền mới có thể truy cập.
  • Xác thực đa yếu tố: Sử dụng xác thực đa yếu tố (MFA) để đảm bảo rằng chỉ những người dùng hợp lệ mới có thể truy cập vào hệ thống và dữ liệu.
  • Sao lưu dữ liệu: Thường xuyên sao lưu dữ liệu quan trọng và lưu trữ ở nhiều nơi khác nhau để đảm bảo an toàn và phục hồi dữ liệu khi cần thiết.
  • Đánh giá và kiểm tra an ninh thông tin: Thực hiện đánh giá và kiểm tra an ninh hệ thống thông tin định kỳ để phát hiện và khắc phục các lỗ hổng bảo mật, cũng như đảm bảo việc tuân thủ các chính sách và quy định bảo mật.
  • Hợp tác với các tổ chức chuyên nghiệp: Cộng tác với các tổ chức chuyên nghiệp về an ninh mạng để nhận được hỗ trợ, tư vấn và giải pháp phù hợp với nhu cầu và nguồn lực của tổ chức giáo dục.

Bằng cách thực hiện các biện pháp trên, các tổ chức giáo dục có thể bảo vệ thông tin và dữ liệu quan trọng của mình, đồng thời tạo ra một môi trường học tập trực tuyến an toàn và tin cậy cho giáo viên và học sinh.

7. Làm thế nào để chuyển đổi số trong giáo dục đảm bảo sự phát triển toàn diện cho học sinh?

Để đảm bảo rằng chuyển đổi số trong giáo dục không chỉ tập trung vào công nghệ mà còn đảm bảo sự phát triển toàn diện cho học sinh, bao gồm cả các kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo, các nhà giáo dục và các nhà lãnh đạo cần phải xây dựng một chiến lược toàn diện.

  • Xác định mục tiêu rõ ràng: Trước tiên, cần xác định mục tiêu của việc chuyển đổi số trong giáo dục, cũng như các kỹ năng mềm và sáng tạo mà học sinh cần phát triển. Mục tiêu này sẽ giúp định hướng cho các hoạt động giáo dục và đánh giá.
  • Tích hợp công nghệ và các kỹ năng mềm: Khi vận dụng công nghệ trong giáo dục, cần kết hợp việc dạy kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo. Ví dụ, khi sử dụng một ứng dụng để giải quyết vấn đề toán học, thầy (cô) có thể khuyến khích học sinh làm việc nhóm, phát triển kỹ năng giao tiếp và hợp tác.
  • Đào tạo giáo viên: Giáo viên cần được đào tạo về công nghệ và cách tích hợp nó vào giảng dạy, đồng thời học cách truyền đạt các kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo cho học sinh. Đây là một yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công.
  • Đánh giá đa chiều: Việc đánh giá học sinh cần phải bao gồm cả kiến thức chuyên môn, kỹ năng sử dụng công nghệ, kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo. Điều này giúp nhà giáo dục hiểu được tiến trình học tập toàn diện của học sinh.
  • Xây dựng môi trường học tập thúc đẩy sáng tạo: Tạo ra một môi trường học tập mở, nơi học sinh được khuyến khích thử nghiệm, sáng tạo và chia sẻ ý tưởng. Việc này giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng mềm.
  • Hợp tác với các bên liên quan: Hãy kết nối giáo dục với các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng để cung cấp các cơ hội học tập thực tế, tăng cường kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo của học sinh.
  • Đánh giá và cải tiến liên tục: Cuối cùng, cần thường xuyên đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi số trong giáo dục, cũng như mức độ phát triển kỹ năng mềm và tư duy sáng tạo của học sinh, để không ngừng cải tiến và điều chỉnh chiến lược.

Chuyển đổi số trong giáo dục cần được xem là chiến lược dài hạn với những cải cách quyết liệt, triệt để trong giảng dạy, học tập, quản lý đào tạo. Trong chuyển đổi số, công nghệ không phải là yếu tố quan trọng nhất, mà đó chính là sự quyết tâm cao độ của đội ngũ lãnh đạo cơ sở giáo dục, tư duy, nhận thức tiến bộ và sẵn sàng thay đổi của đội ngũ viên chức trong nhà trường, viên nghiên cứu,…

Chuyển đổi số trong giáo dục đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho cả người học và người dạy. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần nâng cao nhận thức, tư duy đúng đắn về chuyển đổi số, đồng thời cải thiện khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người để làm cho các phương pháp học tập trở nên hấp dẫn và hiệu quả hơn.

bo-giai-phap-quan-ly-nhan-su-VnResource-HRM-Pro
Quản lý nhân sự hiệu quả với phần mềm VnResource HRM Pro

>> Mời đọc thêm: Chuyển đổi số ngành bán lẻ: xu hướng và giải pháp của ngành

>> Mời đọc thêm: Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong ngành F&B

>> Mời đọc thêm: Xu hướng chuyển đổi số trên thế giới

>> Mời đọc thêm: Chuyển đổi số trong ngành bất động sản: Xu hướng và giải pháp thực hiện

Summary
Chuyển đổi số trong giáo dục
Article Name
Chuyển đổi số trong giáo dục
Description
Sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số trong giáo dục. Tuy nhiên, khái niệm và định nghĩa về quá trình chuyển đổi số giáo dục không chỉ giới hạn ở việc dạy và học trực tuyến trong thời kỳ giãn cách, nó tiếp tục phát triển ngay cả sau khi đại dịch kết thúc, chuyển đổi số trong giáo dục là một trong những đề tài tham luận quan trọng của chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Author
Publisher Name
VnResource
Publisher Logo