Thường thì những sự thay đổi sẽ mở ra một cánh cửa mới cho các nhà lãnh đạo nhưng nó không thể xảy ra trong một sớm một chiều được. Tuy nhiên, đây sẽ là cơ hội tốt nối kết các bộ phận, phòng ban hoàn tất những điều tồn đọng trước khi thực sự bắt tay sang trang mới.
Khi thay đổi xảy ra đòi hỏi các nhà lãnh đạo nên cân nhắc kĩ để tránh lặp lại những bất cập cũ. Không phải doanh nghiệp nào cũng giỏi quản lý sự thay đổi, vì vậy họ cần một người lãnh đạo có chuyên môn cao trong quá trình thay đổi diễn ra. Vậy các nhà lãnh đạo đóng vai trò gì trong quá trình này?
Tạo khoảng cách an toàn
Nếu mọi người rơi vào trạng thái mệt mỏi, với những cảm xúc tiêu cực từ những gì đã diễn ra, các nhà quản lý nên tạo một không gian tốt để họ có thể chia sẻ, bày tỏ tâm tư của mình.
Ví dụ như, tôi làm việc cho một doanh nghiệp đang tập trung tái xây dựng tinh thần đồng đội sau khi đã trải qua nhiều lần giảm biên chế suốt 2 năm. Điều này khiến tinh thần của nhân viên trì trệ khi lần lượt nhìn thấy đồng nghiệp của mình ra đi. Họ cảm thấy thất vọng vì thiếu sự tương tác với lãnh đạo trong thời kì này.
Hơn thế nữa, những nhân viên còn lại cảm thấy áp lực vì công việc thì nhiều mà nhân lực lại bị cắt giảm. Họ cảm thấy lo lắng cho tương lai, có thể bị mất việc hoặc tiếp tục bị cắt giảm bất cứ lúc nào. Nhà lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc khơi lại hứng khởi làm việc của nhân viên mình.
Ngoài ra, nhân viên nên chuẩn bị trước hành trang để đồng hành cùng người lãnh đạo của mình. Nếu các nhà quản lý muốn điều hành và truyền cảm hứng cho nhân viên mình khi thay đổi diễn ra, thì họ cần phải đón nhận những phản hồi tích cực lẫn tiêu cực và rút kinh nghiệm từ đó.
Tác giả bài viết này đã chứng kiến điều này lặp đi lặp lại nhiều lần: các nhà lãnh đạo muốn bắt đầu một chương mới, trái lại nhân viên thì lại bị ảnh hưởng những gì đã xảy ra trong quá khứ và luôn tỏ ra nghi ngờ cấp trên của mình rằng đâu là sự khác biệt ở giai đoạn này và tại sao họ phải tin tưởng sếp trong khi cuối cùng họ sẽ bị sa thải.
Đổi mới toàn bộ
Kết quả của việc đổi mới một đội ngũ có thể biến chuyển. Tuy nhiên, điều này yêu cầu các nhà lãnh đạo phải sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của người khác đồng thời nhiệt tình khuyến khích họ mà không bị bất kì rào cản nào giới hạn. Khi tất cả mọi nhân viên đều tin tưởng vào tài năng của người lãnh đạo, họ sẽ sẵn sàng cho mọi sự thay đổi, làm việc hết mình với đam mê và hy vọng.
Khi thay đổi diễn ra, rất khó khăn cho các nhà quản lý phải đối mặt với chúng. Trên thực tế, hầu hết các nhà quản lý sẽ né tránh điều náy. Vậy đâu là lý do?
5 lý do khiến các nhà lãnh đạo cảm thấy nặng nề khi thay đổi:
- Họ phải chịu nhiều điều tiếng và chỉ trích. Vì vậy, họ cảm thấy bản thân mình bị xúc phạm nặng nề và không muốn đối mặt với nó
- Họ không biết cách cân bằng cảm xúc và quản lý nhân viên
- Họ lo lắng rằng nhân viên sẽ không hợp tác và không thể kiểm soát các cuộc họp một cách hiệu quả được
- Nếu để tất cả mọi nhân viên đều có quyền tự do ngôn luận, họ e rằng sẽ gây ra náo loạn. Nhưng các nhà lãnh đạo lại không biết rằng đó lại là điều tối quan trọng khi điều hành doanh nghiệp nếu không muốn nhân viên mình “nổi loạn ngầm” trong công ty
- Hầu hết các nhà lãnh đạo đều cho rằng mọi thứ sẽ trở nên tệ đi nếu mọi người cứ tiếp tục bày tỏ những cảm xúc tiêu cực
- Họ muốn nhân viên mình phải toàn tâm toàn ý nghe theo họ bởi vì họ cho rằng đây không phải là một nền dân chủ
Không phải tất cả trong 6 lý do trên đều tồn tại cùng lúc. Thay vào đó những người lãnh đạo cần phải năng động, tin vào bản thân và quan tâm đến nhân viên của mình. Tất nhiên là không phải ai cũng hiểu được điều đó.
Hơn hết, các CEO, hay các nhà quản lý nên ghi nhớ rằng không có bất kì sự phân biệt cấp bậc nào trong doanh nghiệp, tất cả mọi người đều được ưu tiên như nhau. Khi mà nhân việc cảm thấy cởi mở, dễ dàng hơn trong giao tiếp, vô hình trung sẽ nâng mọi sự thay đổi lên tầm cao mới.
Nguồn sưu tầm