Đào tạo nhà lãnh đạo trẻ theo thuyết ngẫu nhiên của Fred Fiedler

Đào tạo nhà lãnh đạo trẻ là xu hướng hiện đang thịnh hành tại các trường đại học vì nó đem lại những lợi ích tuyệt vời, bổ sung những kĩ năng mềm cần thiết cho sinh viên để sẵn sàng cho hành trang sau này. Đào tạo lãnh đạo trẻ theo thuyết ngẫu nhiên (tiếng Anh: Fiedler’s Contingency Theory of Leadership) với mục tiêu thực hiện nhiệm vụ của nhóm phụ thuộc vào sự tương tác giữa phong cách lãnh đạo và mức độ thuận lợi (hay bất lợi) của tình huống. Nói cách khác, thuyết lãnh đạo thiên về dạng định hướng lãnh đạo riêng của mỗi người và xác định các nhân tố có liên quan ảnh hưởng đến quá trình lãnh đạo đội nhóm, từ đó nâng cao khả năng định hướng đội nhóm của sinh viên. Cùng VnResource khám phá về thuyết ngẫu nhiên của Fred Fiedler và cách áp dụng để đào tạo những lãnh đạo trẻ nhé!

1. Thuyết ngẫu nhiên của Fred Fiedler là gì? 

Lý thuyết mô hình lãnh đạo tình huống của Fiedler đã được Fred Fiedler, nhà khoa học chuyên nghiên cứu tính cách và đặc điểm của các nhà lãnh đạo, lần đầu tiên đề cập vào giữa những năm 1960.

Lý thuyết này cho rằng không có phong cách lãnh đạo tối ưu nhất. Thay vào đó, hiệu quả lãnh đạo dựa trên việc giải quyết tình huống cụ thể. Hiệu quả này là kết quả của hai yếu tố – “phong cách lãnh đạo” và “giải quyết tình huống theo hướng có triển vọng tốt” (sau này gọi là “kiểm soát tình huống”). Mô hình lãnh đạo này cho rằng kết quả làm việc của nhóm có hiệu quả hay không là phụ thuộc vào phong cách lãnh đạo. Trong mô hình này, Fiedler giả định rằng phong cách của người lãnh đạo là không thay đổi và ông đưa ra những cách lãnh đạo cũng như các yếu tố tình huống như sau:

Chú trọng đến mối quan hệ (mối quan hệ giữa lãnh đạo và các thành viên trong nhóm)

Người lãnh đạo chú trọng mối quan hệ (relationship-oriented) là người thường quan tâm đến những người khác, chú trọng đến các quan hệ con người, nhạy cảm với cảm xúc của những người khác và quan tâm đến việc tạo điều kiện cho người dưới quyền tham gia giải quyết các vấn đề của nhóm, tổ chức.

Chú trọng đến nhiệm vụ (quan tâm đến năng suất)

Người lãnh đạo chú trọng vào nhiệm vụ  (task-oriented) chú trọng vào việc chỉ đạo công việc cho người dưới quyền, quan tâm đến cấu trúc công việc, là người định hướng mục tiêu và quan tâm cao đến hiệu suất. 

Từ việc xác định hai hướng lãnh đạo, Fred Fiedler cho rằng hiệu quả của định hướng nhiệm vụ hay định hướng quan hệ là phụ thuộc vào mức độ thuận lợi hay bất lợi của tình huống. Trong một số tình huống, người lãnh đạo có định hướng nhiệm vụ là người thành công, trong một số tình huống khác thì người lãnh đạo có định hướng quan hệ sẽ thành công. 

Đào tạo nhà lãnh đạo trẻ theo thuyết ngẫu nhiên của Fred Fiedler
Đào tạo nhà lãnh đạo trẻ theo thuyết ngẫu nhiên của Fred Fiedler

2. Các đặc điểm tình huống trong thuyết ngẫu nhiên 

Theo Fiedler, phong cách lãnh đạo mang tính lâu dài vì các nhà lãnh đạo sẽ rất khó thay đổi phong các lãnh đạo của họ và chính họ cũng không thể chấp nhận các phong cách lãnh đạo khác. Từ điểm này, Fiedler xác định 3 đặc điểm tình huống là yếu cố quyết định quan trọng của một tình huống thuận lợi cho lãnh đạo: quan hệ lãnh đạo – thành viên, câu trúc nhiệm vụ, vị thế và quyền lực. Khi một tình huống được xem là thuận lợi cho lãnh đạo, đó sẽ là cơ hội tuyệt vời để truyèn cảm hứng cho các thành viên thực hiện công việc với hiệu quả cao nhất, góp phần vào hiệu quả chung của nhóm. Ngược lại, trong tình huống không thuận lợi cho lãnh đạo, nó được xem là khó khăn mà người quản lý cần giải quyết. 

Yếu tố 1: Mối quan hệ lãnh đạo – thành viên 

Đặc điểm tình huống đầu tiên mà Fiedler mô tả là quan hệ lãnh đạo – thành viên. Đây là mức mức độ tin tưởng và trung thành của các thành viên dành cho lãnh đạo của mình. Đây là tình huống được xem là thuận lợi nhất. 

Yếu tố 2: Cấu trúc nhiệm vụ 

Đặc điểm tình huống thứ hai là cấu trúc nhiệm vụ – mức độ mà công việc phải được thực hiện cách rõ ràng, các thành viên biết những gì cần làm và phương pháp thực hiện nó như thế nào. Khi cấu trúc nhiệm vụ rõ ràng, đó là tình huống thuận lợi cho lãnh đạo. Khi cấu trúc nhiệm vụ thấp, mục tiêu mơ hồ có thể khiến các thành viên không nhìn ra được những gì mình nên làm và đó cũng là tình huống không thuận lợi cho lãnh đạo. 

Yếu tố 3: Vị thế quyền lực 

Đặc điểm cuối cùng mà Fiedler mô tả là vị thế quyền lực là quyền lực hợp pháp và uy quyền của một lãnh đạo nhờ chức vụ của mình trong một tập thể. Tình huống lãnh đạo có thể nhìn theo chiều hướng thuận lợi hơn cho lãnh đạo khi có uy trong tập thể. 

=> Đọc thêm: Thuyết mô hình lãnh đạo theo tình huống của Fiedler

3. Các bước áp dụng thuyết ngẫu nhiên vào đào tạo lãnh đạo trẻ 

Đào tạo nhà lãnh đạo trẻ theo thuyết ngẫu nhiên của Fred Fiedler
Đào tạo nhà lãnh đạo trẻ theo thuyết ngẫu nhiên của Fred Fiedler

Chìa khóa của việc đào tạo lãnh đạo trẻ là tạo ra nguồn cảm hứng cho chính họ và những người xung quanh. Điều này nghe có vẻ khó hiểu vì chẳng phải các nhà lãnh đạo luôn có động lực hay sao? Thực ra, người đứng ở vị trí lãnh đạo cũng là những người bình thường. Họ cũng cần tìm và tạo động lực cho riêng mình. Nếu người lãnh đạo trẻ có thể thuyết phục bản thân về ý nghĩa tầm ảnh hưởng của những hoạt động cả nhóm đang làm bây giờ, những lý luận đó có lẽ cũng sẽ thuyết phục được bạn bè và đồng nghiệp của bạn. Áp dụng vào thuyết ngẫu nhiên của Fiedler, việc đào tạo lãnh đạo trẻ có thể trải qua 3 giai đoạn chính: 

Giai đoạn 1: Xác định phong cách lãnh đạo 

Fiedler cho rằng phong cách cá nhân sẽ là chìa khóa dẫn đến thành công của lãnh đạo. Một cá nhân thường có phong cách lãnh đạo riêng; lấy con người làm trọng tâm hoặc lấy công việc làm trọng tâm. Chình vì thế, việc đầu tiên trong đào tạo lãnh đạo trẻ chính là giúp các em xác định được phong cách lãnh đạo của mình. Vậy thì làm thế nào để xác định phong cách lãnh đạo? 

Fiedler cho rằng phong cách lãnh đạo là khả năng bẩm sinh của con người và không thể thay đổi được. Chính vì vậy, nếu có một tình huống phù hợp với phong cách lãnh đạo “định hướng công việc” mà người hiện ở vị trí lãnh đạp đó lại có phong cách “định hướng theo mối quan hệ” thì cần định hướng cho các em điều chỉnh lại các yếu tố xung quanh hoặc cân nhắc việc thay đổi lãnh đạo để phù hợp với định hướng nhóm và tăng hiệu quả làm việc. Điều cần thiết nhất là nhà lãnh đạo cần phải điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh. 

Giai đoạn 2: Hình thành 3 nhân tố ảnh hưởng: mối quan hệ, nhiệm vụ và thẩm quyền người lãnh đạo 

Ở bước này, các giáo viên cần giúp sinh viên nhìn nhận rõ 3 yếu tố chính trong thuyết ngẫu nhiên: (1) mức độ tin cậy, (2) phân công nhiệm vụ, (3) tính kỉ luật trong công việc. Fiedler tin rằng điều chỉnh được 3 yếu tổ này thì lãnh đạo sẽ có hành vi phù hợp với tập thể. Cách tốt nhất để giúp sinh vên xác định được chính là cho các em thực hiện các bài tập nhóm yêu cầu tinh thần tập thể cao và lãnh đạo cần phải quyết đoán, tạo ra được nhuệ khí cho cả nhóm. 

Giai đoạn  3: Đánh giá tình huống theo biến số hoàn cảnh (biến số ngẫu nhiên) 

Fiedler cho rằng mối quan hệ lãnh đạo – thành viên chỉ có 2 kết quả: tốt hoặc xấu. Đối với các nhiệm vụ chỉ có nhiệm vụ có ích, tạo ra giá trị và công việc không có giá trị, thừa thải. Thẩm quyền lãnh đạo có thể mạnh và có thể yếu. Tuy nhiên, sinh viên cần phải tự đánh giá dựa trên tình huóng hiện tại với 3 yếu tố trên đế hiểu và có hướng xử lý phù hợp. 

Giai đoạn 4: Lựa chọn tình huống phù hợp với phong cách lãnh đạo 

Tóm lại, quan điểm của Fiedler tập trung ở chỗ: Phong cách lãnh đạo là không thay đổi và tình huống được xác định bởi giá trị của ba nhân tố hoàn cảnh (nhân tố ngẫu nhiên): Mối quan hệ nhân viên – lãnh đạo, cấu trúc nhiệm vụ và thẩm quyền lãnh đạo.

Như vậy, để lãnh đạo có hiệu quả, bạn có thể định hướng sinh viên theo 2 cách: 

+ Cách thứ nhất là lựa chọn nhà lãnh đạo phù hợp nhất với tình huống. Chẳng hạn, nếu tình hình một nhóm không thuận lợi nhưng hiện tại có người quản lý theo định hướng quan hệ thì công việc của nhóm đó có thể được cải thiện bằng cách thay thế người quản lý hiện hành bằng người quản lý khác theo định hướng nhiệm vụ.

+ Cách thứ hai là thay đổi tình huống để phù hợp với nhà lãnh đạo. Điều này có thể thực hiện được bằng cách thay đổi cấu trúc nhiệm vụ hoặc tăng/giảm thẩm quyền của người lãnh đạo. 

Tuy nhiên điểm hạn chế của mô hình Fiedler là không cho phép trả lời tất cả các câu hỏi về tính hiệu quả của sự lãnh đạo. Trên thực tế, các yếu tố bên ngoài như quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, cấu trúc công việc, thẩm quyền của người lãnh đạo rất phức tạp và không phải lúc nào cũng có thể đánh giá một cách chính xác. Tuy nhiên, ưu điểm của nó so với học thuyết cá tính điển hình và học thuyết về hành vi tập trung ở chỗ: Mô hình này đã coi tính hiệu quả của lãnh đạo như hàm số của phong cách lãnh đạo và cac yếu tố môi trường.

Kết luận: 

Thuyết ngẫu nhiên của Fiedler mang nhiều giá trị và có tính ứng dụng trong cả môi trường học đường lẫn môi trường công sở. Hy vọng rằng thông qua bài viết trên, VnResource đã giúp bạn hiểu rõ về thuyết ngẫu nhiên và cách ứng dụng vào việc đào tạo các nhà lãnh đạo trẻ hiện nay. 

Phần mềm quản lý đào tạo VnResource EBM Pro là phần mềm giúp tối ưu các quy trình quản lý tại các trung tâm đào tạo, trung tâm anh ngữ, trường học, trung tâm dạy nghề, trung tâm dạy lái xe,… giúp nâng cao tính hiệu quả trong quản lý lên đến 75%. 

VnResource Software Solutions & ICT Service

Website: https://vnresource.vn/giai-phap/phan-mem-quan-ly-dao-tao/

Hotline: 0914.004.800

Trụ sở 3 miền:

  1. Hồ Chí Minh:
  • 41/7 Phạm Ngũ Lão, Phường 3, Gò Vấp, TP.HCM.
  • 06 Nguyễn Trung Trực, Phường 5, Bình Thạnh, TP.HCM.

Đà Nẵng: Tầng 4, 324 Nguyễn Hữu Thọ, P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng

Hà Nội: Tầng 4, Số 84 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.