Kể từ 2021, hành trình chuyển đổi số trong giáo dục mầm non đã được Bộ GD&ĐT lên kế hoạch và bắt tay vào thực hiện. Cho đến nay, khi đã đi được một nửa chặng đường, rất nhiều nhiệm vụ quan trọng được hoàn thành, nhiều quy trình được đổi mới. Thế nhưng, quy trình số hóa bài giảng vẫn bị xem là thiếu sáng tạo, chưa thật sự thu hút được sự chú ý của học sinh. Trong bài viết này, hãy cùng VnResource tìm hiểu về những hạn chế trong quá trình chuyển đổi số giáo dục mầm non và khám phá thêm nhiều cách số hóa bài giảng sáng tạo hơn nhé!
Hiện trạng chuyển đổi số trong giáo dục mầm non
-
Cách thức triển khai:
Để hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số giáo dục, từ năm học 2021-2022, đã có rất nhiều trường mầm non đã bắt tay vào việc lên kế hoạch và giải pháp cụ thể, một số khía cạnh chính được tập trung triển khai như:
-
Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng:
Nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số, Sở GD-ĐT ở các địa phương luôn nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ tại các cơ sở giáo dục mầm non. Các trường mầm non ở TP Hồ Chí Minh đã mạnh dạn đầu tư hạ tầng kết nối mạng, đường truyền Internet, trang bị thiết bị hiện đại hơn. Nhìn chung, các trường mầm non ở các khu vực đô thị có xu hướng tiếp cận công nghệ tốt hơn so với các khu vực nông thôn.
-
Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy:
Nhiều trường mầm non ở các thành phố lớn đã bắt đầu tích hợp phần mềm, công nghệ vào giáo dục, như xây dựng hệ thống học liệu điện tử, số hóa dữ liệu giáo dục, xây dựng thư viện dữ liệu,… Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ ở một số khu vực còn hạn chế do thiếu nguồn lực và đào tạo giáo viên.
-
Nâng cao nhận thức của giáo viên:
Bên cạnh việc đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ và phát triển nội dung giảng dạy của giáo viên, các kho học liệu mở được tạo ra để chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ sở giáo dục mầm non. Một số chương trình và khóa học trực tuyến cũng được phát triển để hỗ trợ giáo viên trong quá trình chuyển đổi này.
Nhìn chung, Việt Nam đang có những bước tiến tích cực trong việc chuyển đổi số trong giáo dục mầm non, nhưng vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức cần giải quyết.
⇒ Tìm hiểu thêm: Chuyển đổi số giáo dục mầm non: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
-
Những hạn chế gặp phải:
Tuy mang lại nhiều lợi ích nhưng chuyển đổi số giáo dục mầm non cũng đi kèm với một số hạn chế đáng chú ý. Dưới đây là những hạn chế chính trong quá trình này:
-
Thiếu hụt cơ sở hạ tầng và ngân sách:
Nhiều trường mầm non, đặc biệt ở các khu vực nông thôn hoặc ít phát triển, vẫn còn thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ cần thiết như máy tính, kết nối internet ổn định và thiết bị giáo dục số. Hạn chế về ngân sách cũng là một vấn đề lớn, ảnh hưởng đến khả năng mua sắm và duy trì công nghệ hiện đại.
-
Kỹ năng và đào tạo giáo viên:
Đa phần giáo viên vẫn chưa áp dụng được thành thạo các công cụ công nghệ vào phương pháp giảng dạy. Quá trình đào tạo và hỗ trợ chuyên nghiệp cho giáo viên về sử dụng công nghệ trong giáo dục mầm non vẫn còn hạn chế do thiếu hụt nguồn lực.
-
Thách thức trong quy trình số hóa bài giảng:
Việc số hóa bài giảng sáng tạo, mới mẻ rất phù hợp với trẻ em mầm non, nhưng vì kỹ năng còn hạn chế nên nhiều giáo viên chưa chú trọng vào quy trình này. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng, công cụ được tạo ra để hỗ trợ giáo viên nâng cao chất lượng, đa dạng hóa nội dung bài học cũng như tài liệu học tập nhưng những ứng dụng này vẫn chưa được biết đến hay sử dụng phổ biến
Để giải quyết những hạn chế này, cần có sự hợp tác từ các cấp quản lý giáo dục, cơ sở đào tạo giáo viên, cha mẹ và cộng đồng để tạo ra một môi trường học tập số hóa hiệu quả và an toàn cho trẻ em mầm non.
Các sáng kiến đổi mới phương pháp số hóa bài giảng
Nếu các hạn chế về ngân sách, nguồn lực hay quy trình đào tạo giáo viên cần rất nhiều yếu tố từ phía nhà trường, các nhà lãnh đạo để khắc phục, thì các thách thức trong quy trình số hóa bài giảng lại khá dễ dàng để giải quyết. Chỉ cần dành thời gian chủ động tìm kiếm và áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy sáng tạo, giáo viên có thể tạo ra một môi trường học tập hiệu quả và thú vị cho trẻ. Cùng tham khảo một số sáng kiến đổi mới ngay dưới đây:
-
“Game hóa” bài học (Gamification):
“Gamification” là quá trình áp dụng các nguyên tắc và yếu tố của trò chơi vào trong môi trường học tập để tăng cường hứng thú, tương tác, và động viên học sinh trong quá trình học. Mục tiêu chính là làm cho việc học trở nên thú vị hơn, qua đó khuyến khích học sinh tham gia tích cực hơn trong quá trình học. Các yếu tố của trò chơi thường được sử dụng trong gamification bao gồm: điểm thưởng và huy hiệu, bảng xếp hạng, mục tiêu và nhiệm vụ,… Một số những ứng dụng nổi bật hiện nay: Classcraft, Kahoot, Quizziz,…
-
Phương pháp học qua truyện kể, video bài giảng:
Đây là trải nghiệm mà giáo viên sẽ áp dụng công cụ trực quan cho bài giảng như sách điện tử tương tác, truyện kể có hình ảnh và âm thanh, giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và trí tưởng tượng. Giáo viên cũng có thể tạo hoặc sưu tầm các video giáo dục và các bài giảng tương tác với hình ảnh, âm nhạc, và hoạt hình để kích thích sự học hỏi của trẻ.
-
Ứng dụng thực tế ảo (VR)
VR là phương tiện truyền thông tuy mới nhưng lại đóng vai trò khá quan trọng trong việc thúc đẩy cải cách phương pháp giáo dục hiện đại. Nó tạo ra một môi trường học tập sống động, tương tác cao, giúp trẻ nhận thức và ghi nhớ thông tin dễ dàng hơn thông qua các trải nghiệm giả lập. Ở Việt Nam, có rất nhiều dự án phát triển ứng dụng VR trong giảng dạy, nổi bật là dự án ứng dụng VR vào y học của Trường Đại học Duy Tân, đạt giải thưởng Sao Khuê 2018.
-
Mạng xã hội và diễn đàn học tập trực tuyến
Tạo ra các diễn đàn hoặc mạng xã hội an toàn cho trẻ để chia sẻ tác phẩm, ý tưởng và tham gia vào các hoạt động học tập cộng đồng. Ở đây, trẻ được khuyến khích sử dụng ứng dụng vẽ hoặc thiết kế nghệ thuật trên máy tính bảng, giúp phát triển khả năng sáng tạo và kỹ năng mỹ thuật. Một số ứng dụng cho phép học sinh tải lên những tài liệu, bài tập được như Padlet, ClassIn,…
Khi áp dụng những sáng kiến đổi mới trên, phải đảm bảo rằng chúng phù hợp với độ tuổi và mức độ phát triển của trẻ. Ngoài ra, giáo viên và cha mẹ cũng nên hỗ trợ và hướng dẫn chặt chẽ cho trẻ, tránh xảy ra những sai lầm không đáng có.
⇒ Tìm hiểu thêm: 4 lợi ích chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục
Đổi mới chiến lược số hóa bài giảng với hệ sinh thái EdTech – VnResource EBM Pro và VnResource LMS Pro
Quy trình đổi mới chiến lược số hóa bài giảng đóng một phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tạo ra môi trường học tập hiện đại, linh hoạt. VnResource EBM Pro là phần mềm giúp tạo ra môi trường quản lý giáo dục hiện đại giúp cho việc quản lý đào tạo trở tên hiệu quả hơn cùng với đó, hệ thống có thể tích hợp với phần mềm đào tạo trực tuyến VnResource LMS Pro – một hệ thống quản lý học tập, sở hữu rất nhiều công cụ và tính năng hữu ích như Gamification, diễn đàn học tập, tương tác trực tiếp với bài giảng trực tuyến,… sẽ giúp trường mầm non của bạn rất nhiều trong quá trình tối ưu hóa kế hoạch giảng dạy, học tập cũng như đem lại một số lợi ích và ứng dụng như:
-
Bài giảng được số hóa chuyên nghiệp:
Hệ thống cho phép giáo viên tích hợp nội dung đa phương tiện vào bài giảng, bao gồm video, âm thanh, hình ảnh và tài liệu tương tác, giúp bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Tính năng Gamification cũng được tích hợp giúp tăng động lực và tương tác trong quá trình học.
-
Quản lý nội dung, phương pháp giảng dạy, báo cáo học tập:
VnResource LMS Pro cung cấp khả năng quản lý nội dung học tập một cách hiệu quả, cho phép giáo viên tạo và tùy chỉnh bài giảng phù hợp với nhu cầu và mức độ của các học sinh mầm non. Các bé cũng được cá nhân hóa lộ trình học tập của mình, để phù hợp với nhu cầu và tốc độ học tập riêng biệt của mỗi em. Các báo cáo chi tiết và phân tích dữ liệu, giúp nhà trường và giáo viên đánh giá hiệu quả giảng dạy và đưa ra các quyết định cải thiện.
-
Nâng cao trải nghiệm học tập:
Hệ thống cung cấp các công cụ đánh giá và kiểm tra trực tuyến, giúp giáo viên theo dõi tiến trình và hiệu suất học tập của học sinh một cách chính xác. Ngoài ra, app của phần mềm cũng được cài đặt sẵn các tính năng tương tác như diễn đàn, chat, và hội thoại trực tuyến giúp phụ huynh có thể đặt câu hỏi và nhận phản hồi kịp thời từ giáo viên.
Như vậy, VnResource LMS Pro là một công cụ mạnh mẽ trong việc đổi mới và nâng cao hiệu quả chiến lược số hóa bài giảng, góp phần tạo ra môi trường học tập chất lượng cao và phù hợp với xu hướng giáo dục mầm non hiện đại.
Kết luận
Chuyển đổi số giáo dục mầm non là một quá trình không ngừng phát triển và đổi mới, nhằm mang lại nhiều cơ hội để nhà trường có thể cải thiện phương pháp giảng dạy và trải nghiệm học tập cho trẻ. Để chuyển đổi số thành công, chúng ta cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa phía nhà trường, giáo viên, và cha mẹ. Lưu ý rằng, chuyển đổi số không chỉ là việc áp dụng công nghệ mới, mà quan trọng hơn, là sử dụng công nghệ một cách thông minh để mở rộng cánh cửa sáng tạo và học tập cho thế hệ tương lai.
VnResource Software Solutions & ICT Service
Website: https://vnresource.vn/giai-phap/phan-mem-quan-ly-dao-tao/
Hotline: 0914.004.800
Trụ sở 3 miền:
- Hồ Chí Minh:
- 41/7 Phạm Ngũ Lão, Phường 3, Gò Vấp, TP.HCM.
- 06 Nguyễn Trung Trực, Phường 5, Bình Thạnh, TP.HCM.
Đà Nẵng: Tầng 4, 324 Nguyễn Hữu Thọ, P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Hà Nội: Tầng 4, Số 84 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.