Chuyển đổi số giáo dục đại học: Cơ hội và thách thức

Chuyển đổi số giáo dục đại học là một phần tất yếu trong quá trình phát triển của bất kì trường đại học nào. Các khía cạnh trong chuyển đổi số cần được mở rộng, nói cách khác, chuyển đổi số cần được hiểu như một hệ sinh thái đào tạo hiện đại với nhiều thách thức và cơ hội mới đòi hỏi người làm giáo dục phải phân tích và đánh giá chuyên sâu. Cùng VnResource khám phá về cơ hội và thách thức của công tác chuyển đổi số giáo dục đại học trong bài viết sau nhé!

1. Chuyển đổi số giáo dục đại học là gì?

Chuyển đổi số giáo dục đại hỏi nói đơn giản là sự thay đổi về cách thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, dịch vụ sinh viên bằng cách khai thác ứng dụng công nghệ và kết nối dữ liệu. Đối với giáo dục đại học, mục tiêu này chính là nâng cao hiệu quả quản trị, nâng cao chất lượng đào tạo để đào tạo ra những nhân tài phục vụ cho đất nước. 

Về bản chất, chuyển đổi số không thay đổi giá trị cốt lõi hay mô hình của tổ chức giáo dục đại học mà là sự chuyển đổi hoạt động vận hành trên các nền tảng số. Nói cách khác, chuyển đổi số là sự giao thoa giữa công nghệ và chiến lược đào tạo. 

Chuyển đổi số giáo dục đại học: Cơ hội và thách thức
Chuyển đổi số giáo dục đại học: Cơ hội và thách thức

2. Những xu hướng chuyển đổi số giáo dục đại học 

Các năm gần đây, một số nghiên cứu đã chỉ ra những xu hướng mới trong chuyển đổi số giáo dục đại học đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và ghi nhận những hiệu quả tích cực: 

  • Kết hợp đào tạo trực tuyến và trực tiếp và gia tăng chỉ tiêu tuyển sinh, mở rộng đối tượng học và mang cơ hội học tập đến với mọi người. 
  • Dùng hệ thống quản lý để thu nhập và phân tích trải nghiệm người học để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc học từ đó, nhà trường dễ dàng đưa ra những điều chỉnh kịp thời về chính sách, phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo. 
  • Tạo nên mạng xã hội kết nối doanh nghiệp nội bộ trong nhà trường và hệ thống lưu trữ những khóa học về kỹ năng mềm – những kỹ năng cần thiết cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. 
  • Ứng dụng AI để cá nhân hóa quá trình học, hỗ trợ cá nhân hoạch định lộ trình học tập, nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy trong nhà trường. 

3. Chuyển đổi số và những thách thức của trường đại học

Hơn 10 năm qua, ĐHQG-HCM và các trường đại học thành viên đã từng bước đầu tư, phát triển các nền tảng hỗ trợ cho hoạt động chuyên môn, học thuật trong hệ thống như: thư viện số, hệ thống quản lý học vụ… Tuy nhiên, các nền tảng này còn rời rạc, chưa liên thông trong toàn hệ thống, chưa khai thác hết những tiến bộ của công nghệ để phục vụ đào tạo, chưa thực sự hỗ trợ được cho công tác quản trị, quản lý và chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người học, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Thông thường, có 3 tác nhân thúc đẩy cho quá trình chuyển đối số trong trường đại học và cũng được xem là những thách thức cho quá trình này: (1) ngân sách cho chuyển đổi số ngày càng giảm; (2) kỳ vọng của sinh viên ngày càng cao; (3) công nghệ ngày càng phát triển. Từ những yếu tố này, chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra 3 thách thức chính trong quá trình chuyển đổi số như sau: 

  • Năng lực và mức độ sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi số, giúp cho các nhân sự hiểu được ý nghĩa và giá trị cốt lõi của việc chuyển đổi số giáo dục đại học. 
  • Chi phí đầu tư tuy cao nhưng sẽ là một loại đầu tư cho một hành trình dài. 
  • Các công nghệ và phần mềm vẫn còn đang hạn chế, những thiết bị dạy học không đủ để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số. 

Hiểu được những thách thức của CĐS, nhà trường cần đặt ra những yêu cầu hoặc những mục tiêu cụ thể để sớm hiện thực hóa và biến thách thức thành cơ hội. Để đi đến đích nhanh nhất, nhà trường cần tạo nên 3 trụ cột chính trong chuyển đổi số là: (1) con người, (2) chiến lược, (3) công nghệ để nâng cao hiệu quả chuyển đổi số lên đến tối đa. 

4. Cơ hội khi ứng dụng chuyển đổi số tại các trường đại học

4.1 Ứng dụng công nghệ hiện đại của chuyển đổi số để sinh viên dễ dàng tiếp cận và khai thác kho tài liệu phục vụ cho quá trình học tập

Trước đây, việc khai thác thông tin trong giảng dạy phần lớn phải phụ thuộc vào điều kiện của thư viện tại trường thì nay chỉ với một hệ thống thư viện số thì sinh viên và giảng viên có thể tiếp cận với nguồn tri thức vô hạn, truy cập nhiều trang web miễn phí hoặc chỉ mất một khoản phí nhỏ để mua những tài liệu cần thiết trong môn học, nhất là phục vụ cho phong trào nghiên cứu khoa học tại các trường đại học như hiện nay. Với hệ thống kho học liệu đa dạng, từ đó, bài giảng của giảng viên cũng trở nên sinh động và đầy đủ thông tin hơn bao giờ hết. 

4.2 Sử dụng phần mềm quản lý để quản lý sinh viên hiệu quả 

Không chỉ đổi mới phương pháp dạy và học tập, các phương pháp quản trị cũng được thay đổi. Với số lượng rất lớn các sinh viên nhập học và tốt nghiệp mỗi năm và số lượng các giảng viên, việc quản lý cũng đặt ra một bài toán rất khó. Tuy nhiên, khi ứng dụng công nghệ vào quản lý, các đầu việc về quản lý cũng trở nên hiệu quả hơn vì cán bộ quản lý không cần tốn thời gian để tổng hợp dữ liệu để xuất báo cáo. 

Trong thời đại IoT (Internet of Things), khi chỉ cần một thiết bị điện tử thì có thể truy cập mọi thứ trên đó. Cũng nhờ những thành tựu khoa học công ngệ mới mà việc sinh viên có thể dễ dàng cập nhật những thông báo đóng tiền học phí hay kết quả học tập hoặc truy cập vào diễn đàn tin tức của nhà trường để theo dõi những thông tin mới. Từ đó giúp cho việc tương tác giữa nhà trường và sinh viên được tối ưu mà không mất quá nhiều nhân lực cũng như thời gian. 

4.3 Chuyển đổi số góp phần đa dạng hóa hình thức giảng dạy và học tập, mở ra cơ hội học tập dành cho tất cả mọi người

Hệ đào tạo trực tuyến hiện nay ngày càng được phổ biến ở nước ta để nhằm đáp ứng nhu cầu học tập linh họat về thời gian và địa điểm của người học. Các giảng viên sẽ có thể sử dụng công nghệ để thiết kế bài giảng E-Learning mang nội dung phù hợp để truyền đạt kiến thức hàn lâm đến với sinh viên của mình. Không chỉ học tập, trên hệ thống trực tuyến, nhà trường còn có thể cho sinh viên thực hiện làm kiểm tra, tổ chức kì thi trực tuyến giúp người học tiện sắp xếp lịch thi và không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. 

4. Hệ sinh thái EdTech của VnResource – Phần mềm quản lý đào tạo VnResource EBM Prophần mềm đào tạo trực tuyến VnResource LMS Pro

Hệ sinh thái EdTech của VnResource bao gồm 2 phần mềm hỗ trợ cho các trường đại học, cao đẳng quản lý thông tin cũng như cung cấp nền tảng dạy và học trực tuyến. Trong đó, phần mềm quản lý đào tạo VnResource EBM Pro hỗ trợ các cán bộ quản lý trong các đầu việc như: 

Quản lý thông tin sinh viên: Các thông tin liên quan đến sinh viên như thông tin cá nhân, kết quả học tập, kết quả xét tốt nghiệp, quản lý các chứng chỉ… sẽ được quản lý thống nhất và toàn diện trên phần mềm, đem lại hiệu quả lưu trữ tối ưu giúp rút gọn các bước lưu trữ thông tin như trước đây. 

Điểm danh Face ID: Tính năng điểm danh Face ID giúp giảng viên, cán bộ tiết kiệm thời gian trong việc quản lý chuyên cần của sinh viên. Thay vì phải điểm danh như trước đây, tính năng điểm danh qua Face ID sẽ là một bước tiến mạnh mẽ giúp việc quản lý sinh viên không còn quá nhọc nhằn. 

Quản lý kho thiết bị: Với kho thiết bị lớn như kho thiết bị của trường đại học bao gồm các thiết bị dạy học, thiết bị ghi hình phục vụ cho việc học tập thì một phần mềm chuyên quản lý kho thiết bị sẽ giúp nhà trường dễ dàng trong việc quản lý xuất – nhập kho thay vì sử dụng công cụ quản lý truyền thống như Excel 

Tích hợp hệ thống đào tạo trực tuyến VnResource LMS Pro: Với hệ thống đào tạo trực tuyến, các giảng viên có thể cập nhật bài học và bài giảng của mình lên hệ thống và giao bài tập cho sinh viên, theo dõi tình hình làm bài và gửi nhận xét sau khi chấm bài. Hơn nữa, sinh viên và giảng viên cũng có thể tương tác trên diễn đàn tin tức – tạo ra môi trường học tập mọi lúc mọi nơi. 

Kết luận: 

Chuyển đổi số trong giáo dục thực sự đã trở thành chìa khóa hữu hiệu để nước ta thực hiện các mục tiêu giáo dục quốc gia trong những điều kiện, hoàn cảnh mới và trong tiến trình phát triển nói chung của quốc gia. Để thực hiện được sứ mệnh “trồng người” trong thời đại mới, nhà trường bao gồm các cán bộ và giảng viên phải là người khẳng định được vai trò không thể thay thế của mình, thể hiện được bản lĩnh trong việc đón nhận thời cơ và vượt qua thách thức để tạo ra đổi mới thực sự. 

Để đồng hành cùng các trường đại học thực hiện hành trình chuyển đổi số, VnResource luôn sẵn sàng trở thành người bạn đồng hành cùng các cơ sở giáo dục bậc đại học để số hóa công tác quản lý cũng như chuyển đổi số công tác giáo dục và đào tạo. 

VnResource Software Solutions & ICT Service

Website: https://vnresource.vn/giai-phap/phan-mem-quan-ly-dao-tao/

Hotline: 0914.004.800

Trụ sở 3 miền:

  1. Hồ Chí Minh:

41/7 Phạm Ngũ Lão, Phường 3, Gò Vấp, TP.HCM.

06 Nguyễn Trung Trực, Phường 5, Bình Thạnh, TP.HCM.

Đà Nẵng: Tầng 4, 324 Nguyễn Hữu Thọ, P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng

Hà Nội: Tầng 4, Số 84 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.