Các cấp độ chuyển đổi số giáo dục tiểu học: Trường bạn đã thực hiện đến cấp độ nào?

Chuyển đổi số giáo dục tiểu học không còn là một xu hướng mà còn được gọi là một bước nhảy vọt giúp chúng ta thay đổi cách làm việc và dạy học. Trong bối cảnh đứng trước làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, việc hiểu và nhận biết được các cấp độ trong chuyển đổi số giáo dục sẽ giúp các trường tiểu học tiếp tục đặt mục tiêu phấn đấu cho hành trình chuyển đối số thành công. Bài viết bên dưới sẽ đưa bạn đi qua các cấp độ của chuyển đổi số giáo dục tiểu học  không chỉ là về việc sử dụng máy tính, mà còn là về cách công nghệ có thể thay đổi cách chúng ta nghĩ về giáo dục và kích thích sự sáng tạo của học sinh. Hãy cùng nhau khám phá cách giáo dục tiểu học đang hướng tới tương lai sáng tạo và số hóa!

1. Thực trạng chuyển đổi số giáo dục tiểu học tại Việt Nam 

Việt Nam, như nhiều quốc gia khác trên thế giới, đang trải qua một cuộc cách mạng số hóa toàn diện trong lĩnh vực giáo dục tiểu học. Điều này không chỉ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong phương thức giảng dạy mà còn mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển toàn diện của học sinh. Đầu tiên, nói về cơ sở hạ tầng, mặc dù đã có sự đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là mạng internet và thiết bị công nghệ, nhưng thách thức vẫn tồn tại. Theo số liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến năm 2023, chỉ có khoảng 70% trường tiểu học ở nông thôn có thể tiếp cận mạng internet ổn định. Sự chênh lệch này có thể tạo ra khoảng cách giữa cơ hội học tập của học sinh ở các vùng khác nhau.

Tiếp theo, chương trình học tại nhiều trường tiểu học Việt Nam đang trở nên linh hoạt hơn và phản ánh xu hướng chuyển đổi số. Theo số liệu mới nhất từ Bộ Giáo dục, hơn 80% giáo viên tiểu học đã sử dụng công nghệ trong giảng dạy, tăng 15% so với năm trước. Tuy nhiên, chỉ khoảng 40% trong số họ đã được đào tạo để tận dụng tiềm năng của công nghệ. Việc nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ của giáo viên và học sinh là yếu tố quyết định thành công của chuyển đổi số. Dữ liệu thống kê cho thấy, tính đến năm 2023, đã có hơn 60% giáo viên tiểu học tham gia ít nhất một khóa đào tạo về công nghệ giáo dục. Vì vậy, còn nhiều thách thức trong việc duy trì sự đồng bộ giữa tất cả các giáo viên.

Một trong những phần quan trọng của chuyển đổi số là việc cung cấp tài nguyên và nội dung số chất lượng. Theo thống kê, đã có hơn 70% trường tiểu học tích hợp sách giáo trình số và ứng dụng giáo dục số vào quá trình học tập. Tuy nhiên, vẫn còn thách thức trong việc đảm bảo sự đa dạng và chất lượng của nội dung số. 

Thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục tiểu học tại Việt Nam đang chứa đựng nhiều cơ hội cũng như thách thức. Qua từng bước tiến vững chắc, Việt Nam đang hướng tới một tương lai giáo dục sáng tạo, kích thích sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ.

2. Những kết quả chuyển đổi số giáo dục tiểu học đáng ghi nhận trong năm 2023

Chuyển đổi số trong giáo dục tiểu học năm 2023 đang thúc đẩy sự phát triển đồng đều và tích cực trong cả nước, mang lại những cơ hội mới và thách thức cho giáo viên, học sinh và hệ thống giáo dục nói chung. Bên cạnh đó, đẩy mạnh chuyển đổi số là một trong 12 nhiệm vụ giáo dục trọng tâm được Bộ GD-ĐT xác định tập trung thực hiện trong năm học mới (2023-2024). 

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện gần 25 triệu hồ sơ học sinh, giáo viên đã được kết nối và xác thực định danh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (đạt tỷ lệ gần 98%). Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục ĐH (HEMIS) và thực hiện kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Đặc biệt, thực hiện quy định tại Nghị định số 104 của Chính phủ liên quan việc bãi bỏ yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy, giấy xác nhận cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính, ngành công an dừng cấp giấy xác nhận lịch sử thường trú của học sinh. Đây là một thách thức rất lớn đối với ngành giáo dục khi thực hiện công tác thi và tuyển sinh đầu cấp của hàng triệu học sinh (đặc biệt là tại các trường tiểu học). 

Trước tình huống cấp bách đó, Bộ GD-ĐT đã kịp thời sửa đổi các quy định, bãi bỏ yêu cầu nộp hoặc xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy, giấy xác nhận cư trú trong thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục – đào tạo. Bộ GD-ĐT cũng phối hợp Bộ Công an hoàn thành việc thu thập xây dựng cơ sở dữ liệu lịch sử thường trú của học sinh (trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư); đồng thời, xây dựng và cung cấp dịch vụ trực tuyến phục vụ tra cứu, xác thực trực tuyến lịch sử thường trú của học sinh nhằm xác định đúng đối tượng ưu tiên khu vực. Đến nay, hàng triệu học sinh đã được xác thực lịch sử thường trú trực tuyến và ngành giáo dục cơ bản hoàn thành các kỳ thi, tuyển sinh đầu cấp.

Không chỉ vậy, cho đến nay, toàn ngành giáo dục đã cho thầy bức tranh chuyển đổi số giáo dục đang dần được hoàn thiện khi đã chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số trong quản lý giáo dục. Đến nay, 100% các cơ sở giáo dục – đào tạo đã kết nối internet tốc độ cao; 90% các cơ sở giáo dục sử dụng phần mềm quản lý, trong đó hầu hết là phần mềm quản lý theo mô hình trực tuyến.

Xem thêm: Chuyển đổi số giáo dục tiểu học: Làm thế nào để nâng cao năng lực chuyển đổi số?

Các cấp độ chuyển đổi số giáo dục tiểu học: Trường bạn đã thực hiện đến cấp độ nào?
Các cấp độ chuyển đổi số giáo dục tiểu học: Trường bạn đã thực hiện đến cấp độ nào?

3. Các cấp độ trong chuyển đổi số giáo dục tiểu học 

Cấp độ 1: Tiếp cận công nghệ mới và làm quen với các thiết bị giảng dạy 

Trong giai đoạn này, trường học bắt đầu đưa công nghệ vào giảng dạy một cách nhẹ nhàng. Máy tính, máy chiếu và bảng tương tác trở thành những công cụ quen thuộc trong các lớp học. Tuy nhiên, sự tiếp xúc này chưa đồng bộ và đòi hỏi thêm đào tạo cho giáo viên về cách tích hợp công nghệ vào giảng dạy. 

Học sinh bắt đầu làm quen với công nghệ thông qua việc sử dụng trình duyệt web và ứng dụng cơ bản trong giờ học Tin học tại trường. Điều này không chỉ là một bước quan trọng để tạo sự quen thuộc với công nghệ mà còn giúp phát huy tinh thần sáng tạo của học sinh. 

Cấp độ 2: Phát triển chương trình học theo hướng số hóa

Chuyển đổi số là tập trung vào phần chuyển đối, chính vì vậy, kể cả chương trình học cũng cần được xây dựng theo hướng số hóa và thích ứng với xu hướng công nghệ mới. Ở cấp độ này, các giáo viên có thể tích hợp ứng dụng giáo dục số như Duolingo, Elsa cho đến các trò chơi tăng tương tác trong lớp học như Kahoot, Quiziz,… vào bài giảng và các hoạt động trong lớp học. Từ đây, giáo viên có thể tạo ra sự đa dạng trong tài liệu giảng dạy và ứng dụng thêm các bài thi trực tuyến thay cho bài kiểm tra trên lớp. Tính đồng bộ hóa giữa chương trình dạy với việc sử dụng công nghệ được nâng cao hơn. 

Cấp độ 3: Đồng bộ nhân lực số và nội dung số 

Sự đồng bộ năng lực giữa giáo viên trở nên quan trọng. Các khóa đào tạo và hỗ trợ để các giáo viên  được tổ chức để nâng cao kỹ năng số của giáo viên. Sự chia sẻ kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy sử dụng công nghệ giữa giáo viên trở thành một thực tế, đồng thời chất lượng của nội dung số cũng tăng cao.

Cấp độ 4: Tăng cường nguồn lực, khuyến khích học sinh tham gia tương tác 

Khi nguồn lực đã được đáp ứng đầy đủ và đồng đều thì tại cấp độ này đòi hỏi nhà trường phải tiếp tục gia tăng nguồn lực mới liên tục để đáp ứng việc giảng dạy được hiệu quả. Giáo viên thuần thục sử dụng các công cụ quản lý, giảng dạy trên nền tảng số đây là lúc khuyến khích học sinh tham gia nhiều hơn vào các hoạt động trực tuyến như gamification, xem video, nộp bài tập về nhà trên hệ thống LMS,… Từ đây, quá trình chuyển đổi số gần như đã hoàn thiện, trung tâm của giáo dục chuyển từ giáo viên sang học sinh. Học sinh được học tập mọi lúc mọi nơi và công nghệ đã kích thích sự tìm tòi và sáng tạo của học sinh. 

Cấp độ 5: Hướng đến hệ thống giáo dục toàn diện và linh hoạt 

Đến cấp độ 5 là cấp độ cao nhất trong quá trình chuyển đổi số, nhà trường đạt đến cấp độ hoàn thiện một hệ thống quản lý giáo dục và đào tạo riêng để đáp ứng nhanh với các thay đổi và công nghệ. Thêm vào đó, giáo viên và học sinh không chỉ đồng hành cùng nhau trên hành trình học tập mà còn là đối tác chính trong việc xây dựng nội dung học tập. Sự sáng tạo và linh hoạt được đánh giá cao, học sinh có thể tự phát triển khả năng tự học và tư duy sáng tạo.

4. Phần mềm quản lý đào tạo VnResource EBM Pro – Sẵn sàng đồng hành cùng các trường tiểu học

Với sứ mệnh đồng hành cùng sự phát triển của các đơn vị giáo dục và đào tạo, Phần Mềm Quản Lý Đào Tạo VnResource EBM Pro tự hào là đối tác tin cậy của các trường học. Được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu đa dạng của cộng đồng giáo dục, VnResource EBM Pro không chỉ là một công cụ quản lý mà còn là “vũ khí” cho sự đổi mới và tối ưu hóa quá trình học tập.

  • Quản lý học sinh và hồ sơ học sinh: 

VnResource EBM Pro giúp quản lý học sinh một cách linh hoạt và hiệu quả. Tính năng tự động hóa quy trình nhập học, theo dõi tiến trình học tập, và tạo hồ sơ cá nhân giúp giáo viên và nhà trường tiết kiệm thời gian, tập trung hơn vào chất lượng giảng dạy.

  • Hoạch định kế hoạch và kiểm soát chất lượng:

Với VnResource EBM Pro, giáo viên/nhà trường có thể dễ dàng lên kế hoạch giảng dạy, theo dõi chương trình học, và đánh giá kết quả học tập. Hệ thống cung cấp các báo cáo tự động về hiệu suất học tập, giúp nhà trường đưa ra quyết định thông minh về cải tiến chất lượng giáo dục.

  • Tạo ra kênh tương tác hiệu quả thông qua App Portal4Edu: 

VnResource EBM Pro kết nối giáo viên, học sinh và phụ huynh một cách hiệu quả thông qua app quản lý giáo dục Portal4Edu. Hệ thống thông báo tự động về kết quả học tập, sự kiện trường, và thông báo cá nhân, tạo ra một mối quan hệ cộng tác chặt chẽ giữa phụ huynh và nhà trường. 

  • Quản lý tài nguyên và kho thiết bị:

Phần mềm quản lý này không chỉ giúp theo dõi và quản lý tài nguyên như sách giáo trình, phòng học, mà còn hỗ trợ trong việc đặt lịch sử dụng và bảo trì thiết bị, tạo ra môi trường học tập hiệu quả và bền vững.

  • Hỗ trợ khách hàng liên tục: 

Chúng tôi cam kết hỗ trợ kỹ thuật liên tục với cam kết SLA <4hrs để đảm bảo rằng mọi vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. Đội ngũ hỗ trợ của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải quyết mọi vấn đề khách hàng gặp phải một cách chuyên nghiệp.

Kết Luận:

Trong hành trình chuyển đổi số giáo dục tiểu học, việc đánh giá mức độ tiến triển của trường bạn giữa các cấp độ là một bước quan trọng để nắm bắt hướng đi và định rõ hướng phát triển trong tương lai. Chúng ta có thể tự hỏi, trường học của mình đã thực hiện đến cấp độ nào trong cuộc cách mạng số hóa này?

Dù ở bất kỳ cấp độ nào, quan trọng nhất là sự cam kết và sẵn sàng học hỏi. Mỗi cấp độ đều là một bước tiến quan trọng trong hành trình chuyển đổi số của trường học. Hãy để VnResource tư vấn và hợp tác cùng bạn xây dựng một tương lai giáo dục sáng tạo và phát triển.

VnResource Software Solutions & ICT Service

Website: https://vnresource.vn/giai-phap/phan-mem-quan-ly-dao-tao/

Hotline: 0914.004.800

Trụ sở 3 miền:

  1. Hồ Chí Minh:
  • 41/7 Phạm Ngũ Lão, Phường 3, Gò Vấp, TP.HCM.
  • 06 Nguyễn Trung Trực, Phường 5, Bình Thạnh, TP.HCM.

Đà Nẵng: Tầng 4, 324 Nguyễn Hữu Thọ, P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng

Hà Nội: Tầng 4, Số 84 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.