Nói về sức mạnh tập thể trong môi trường giáo dục thì đây là một yếu tố rất quan trọng giúp hình thành nhân cách và tinh thần vì cộng đồng của học sinh. Tinh thần đoàn kết từ lâu đã trở thành truyền thống và là biểu tượng bất diện của con người VIệt Nam.
Thực tế, chúng ta có thể thấy rằng những học sinh có tinh thần đoàn kết, hòa đồng và có trách nhiệm với tập thể thường sẽ rất dễ đạt đến thành công trong công việc và cuộc sống. Chính vì thế, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần được hình thành, duy trình và phát triển tinh thần tập thể. Dưới đây là những phân tích cụ thể vì sao học sinh cần phải được giáo dục về sức mạnh tập thể, hãy cùng VnResource khám phá về tầm quan trọng “kinh ngạc” của việc giáo dục cho học sinh về sức mạnh tập thể nhé!
1. Sức mạnh tập thể là gì?
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”. Sức mạnh tập thể là sức mạnh được tạo nên bởi sự gắn kết giữa sức mạnh của các cá nhân độc lập. Những thành tích của mỗi cá nhân trong tập thể được ví như các vì sao quy tụ trong một “bầu trời lấp lánh”. Chúng ta sống trong một môi trường nơi mà các cá nhân có thể tham gia vào nhiều loại tập thể khác nhau, thông thường tập thể sẽ được chia thành 3 phương pháp gắn kết tạo ra sức mạnh khác nhau:
– Tập thể thông thường (Formal team): Đây là loại tập thể phổ biến thường sử dụng quy định, thủ tục và hệ thống để hình thành mối quan hệ giữa các thành viên. Vì dụ: các thành viên cùng một lớp học, các nhân viên làm chung một phòng ban/bộ phận, các giáo viên công tác tại cùng một tổ chuyên môn…
– Tập thể theo một mục đích cụ thể (Ad-hoc Team): Là những tập thể tồn tại vì một mục đích chung (họ sẽ gắn kết với nhau khi có cùng mục tiêu). Vì dụ: đội văn nghệ trong trường học, đoàn hội, tập thể học sinh tham gia dự án.
– Tập thể không chính thức (Informal team): Đây là tập thể gắn kết với nhau không vì mục tiêu hay quy định chung. Thông thường, tập thể này được định nghĩa là mạng lưới quan hệ xã hội xung quanh một cá nhân, đó có thể là bạn bè lâu năm, đồng nghiệp, gia đình,… sẽ có thể chuyển thành một “cánh tay phải” hữu hiệu khi bạn cần hỗ trợ.
Tuy mỗi tập thể đều mang một mục đích và sứ mệnh tồn tại khác nhau, tuy nhiên, để một tập thể lớn mạnh và phát huy được sức mạnh tập thể thì mỗi các nhân cần phải có sự đóng góp tích cực và gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên với nhau.
Các yếu tố giúp hình thành nên sức mạnh tập thể trong môi trường học đường
- Mục tiêu chung: Sức mạnh tập thể chỉ được phát huy mạnh nhất khi các cá nhân hiểu rõ vai trò của mình trong hành trình chạm đến mục tiêu chung của tập thể. Các cá nhân cần được phổ biến cụ thể và rõ ràng về “điểm đến” của cả tập thể để cố gắng hết sức, tạo ra sự gắn kết chặt chẽ hướng đến mục tiêu chung.
- Tinh thần đồng đội luôn được đề cao: Mỗi cá nhân phấn đầu và nỗ lực không thể tạo nên guồng quay của một bộ máy mà tinh thần đồng đội sẽ tạo nên mắt xích quan trọng giúp tạo nên sức mạnh tập thể.
- Xác định vai trò của từng thành viên: Như một đội bóng, để ghi bàn luôn cần sự phối hợp giữa các vị trí khác nhau như hậu vệ, tiền vệ, tiền đạo… và mỗi vị trí trong đó cũng cần phải có nhiệm vụ nhất định đóng góp vào thành công chung của tập thể.
2. Các biểu hiện và nguyên nhân dẫn đến việc học sinh trong lớp mất đoàn kết
Nếu lớp học chia thành nhiều bè phái, nhóm bạn khác nhau thì đó cũng là điều hoàn toàn bình thường vì đó là những nhóm bạn có chung sở thích, thân với nhau từ những cấp học trước, có cùng mục tiêu chung, thường xuyên giúp đỡ nhau trong tập hoặc cùng tham gia vào các hoạt động của lớp, trường học. Thế nhưng, những nhóm bạn này cũng là nguyên nhân gây mất đoàn kết, đố kị nhau trong môi trường học đường.
2.1 Các biểu hiện rõ rệt trong việc học sinh mất đoàn kết
Hiện nay, tình trạng phe phái và nhóm bạn trong lớp học gây ra nhiều khó khăn cho các giáo viên khi đứng lớp. Chẳng hạn, thường nhóm học sinh sẽ ganh ghét nhau trong học tập: luôn cố gắng học thật giỏi để “hạ bệ” những học sinh khác. Ở trạng thái xấu hơn, một số học sinh còn tạo ra xu hướng ganh ghét tiêu cực, bất chấp mọi thủ đoạn để trả thù một cá nhân nào đó chỉ vì năng lực không bằng nhưng lại không cho phép người khác hơn mình. Những học sinh này thường là yếu tố dẫn đến thực trạng mất đoàn kết trong môi trường học đường hiện nay.
Bên cạnh đó, trong lớp học chắc chắn sẽ luôn có những bạn gia đình có điều kiện sống tốt nên được hỗ trợ nhiều thiết bị hiện đại như: điện thoại, máy tính, giày dép, túi xách… Tuy nhiên, cũng có một số bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ phải vất vả lao động thì mới có thể đến trường. Chính vì vậy, trong nội bộ của một lớp học đôi khi cũng xảy ra sự phân hóa giàu – nghèo dẫn đến các bạn có cùng hoàn cảnh sống sẽ chơi cũng nhau hoặc sẽ chơi theo kiểu “giỏi chỉ chơi với giỏi”, từ đó gây ra mất đoàn kết giữa các học sinh với nhau trong cùng một tập thể.
Hơn nữa, hiện nay trong bất kì một lớp học nào cũng tồn tại các học sinh cá biệt – đó là những học sinh thường gây gổ, đánh nhau, trốn học và lôi kéo các học sinh khác làm theo mình. Chính những học sinh này cũng đang làm tình trạng mất đoàn kết trong tập thể dần trở nên nặng hơn khi sức mạnh cá nhân của học sinh không được phát huy triệt để, ngược lại còn có thể ảnh hưởng đến các học sinh khác trong lớp.
Đọc thêm: 4 cách gắn kết sinh viên/học sinh trong lớp học hiệu quả
2.2 Nguyên nhân gây nên tình trạng mất đoàn kết trong lớp học
- Ganh ghét, đố kỵ lẫn nhau trong thi đua học tập
Nguyên nhân lớn nhất nằm bên trong của tập thể và trực tiếp đến từ các cá nhân trong trong tập thể đó. Trong học tập, khi có sự thi đua giữa các học sinh thì cũng dẫn đến hiện sự ganh ghét, đố kỵ khi nhìn thấy bạn học của mình học tốt hơn mình. Tuy thi đua là một điều tốt vì nó giúp học sinh có động lực nhiều hơn trong học tập, mặt khác khi việc thi đua được học sinh nhìn nhận theo một cách tiêu cực thì đây là lý do phổ biến của việc mất đoàn kết trong tập thể.
- Giáo viên chủ nhiệm thiếu chủ động
Khi xảy ra tình trạng mất đoàn kết trong tập thể thì người đứng đầu luôn là người chịu trách nhiệm đưa ra giải pháp khắc phục và hòa giải tình trạng này tránh để tình trạng kéo dài quá lâu. Trong môi trường học đường, vai trò của giáo viên trong việc gắn kết học sinh là rất quan trọng vì khi giáo viên thiếu sự chủ động, thiếu tinh tế để nhận ra những điều bất thường trong nội bộ thì cũng sẽ rất khó để quản lý và tình trạng chia rẽ kéo dài sẽ không đem lại hiệu quả học tập cao.
- Nhà trường không có biện pháp khắc phục
Khi mâu thuẫn xảy ra lên đến đỉnh điểm thì giáo viên chủ nhiệm không còn phù hợp để giải quyết mà phía ban giám hiệu nhà trường cần phải có biện pháp khắc phục bằng quy định, nội quy ứng xử trong nhà trường. Nếu ban giám hiệu không quán triệt và xử lý thì sẽ gây ảnh hưởng đến các cá nhân trực tiếp là nạn nhân của tình trạng chia rẽ này.
3. Tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh về sức mạnh tập thể hiện nay
Theo Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung và yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của học sinh ở cả tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông được thể hiện ở kết quả đầu ra gồm 05 phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Bên cạnh đó, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định: “Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”.
Trong bối cảnh công nghiệp hoá, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay, coi trọng, phát triển phẩm chất, năng lực của người học trở thành xu thế tất yếu và phổ quát của mọi nền giáo dục trên toàn thế giới. Xu thế đó đòi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những công dân thế kỉ XXI có đầy đủ những phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của đời sống, xã hội và hội nhập quốc tế, bao gồm: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể, phù hợp với bốn trụ cột giáo dục theo quan niệm của UNESCO: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định. Để học sinh phát triển được tốt, một trong những trụ cột để hình thành nên một cá nhân tốt trong một tập thể tốt là xây dựng năng lực xã hội từ năng lực cá thể trong môi trường học đường.
Khi nói đến tập thể thì phải nói đến đó là một nhóm người có tổ chức, mục đích chung, có hoạt động chung phù hợp. Tập thể học sinh đó là một lớp, một tổ chức có sự chỉ đạo của giáo viên và cùng nhau hướng đến mục tiêu chung là học tập tuy nhiên khi sinh hoạt trong tập thể thì việc giáo dục cho mỗi cá nhân có tinh thần vì tập thể cũng là việc vô cùng quan trọng. Nền tảng của việc giáo dục học sinh hiểu rõ về sức mạnh tập thể là để học sinh hiểu rõ được tầm quan trọng của cộng đồng và tạo nên tinh thần giúp đỡ, đùm bọc nhau cùng đi lên – đó cũng là truyền thống từ lâu đời nay của dân tộc ta.
Hơn nữa, mỗi cá nhân là một hạt nhân quan trọng chuyển động trong tập thể chính vì vậy, không chỉ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường mà sau này, chính các em cùng tham gia vào các tập thể khác nhau. Nếu được đào tạo bài bản và thấu hiểu rõ trách nhiệm của mình trong một tập thể thì đó sẽ là một nền tảng rất tốt giúp các em nhanh chóng hòa nhập vào tổ chức sau này.
Đọc thêm: 10 ý tưởng sáng tạo để thu hút học sinh tốt hơn
>> 6 cách để cải thiện khả năng lắng nghe của bạn
4. Biện pháp giúp phát huy sức mạnh tập thể trong trường học
Nền tảng giáo dục tốt bảo đảm giá trị bền vững của giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của các em thông qua chương trình hành động đa dạng, thiết thực và hiệu quả, từ đó giúp các em phát huy tối đa sức manh của tập thể trong trường học. Để tạo xây dựng và thúc đẩy phát huy sức mạnh tập thể trong trường học thì nhà trường có thể tham khảo những biện pháp sau đây:
4.1 Nâng cao nhận thức và chuyên môn về tâm lý học đường cho các giáo viên
Vai trò của giáo viên là quan trọng hàng đầu trong việc thúc đẩy tinh thần đồng đội và đoàn kết trong lớp học. Để đạt được điều đó, nhà trường cũng cần tổ chức các khóa học, chuyên đề về giáo dục và tâm lý học sinh để cung cấp, bổ sung thêm các kiến thức chuyên môn cũng như kĩ năng mềm để hỗ trợ cho việc quản lý học sinh với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn của lớp. Ngoài ra, ban giám hiệu nhà trường cũng có thể tổ chức chức các buổi sinh hoạt định kì giữa các giáo viên với nhau để cùng nhau đánh giá rút kinh nghiệm, tìm ra các điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu, chia sẻ các kiến thức và phương pháp giảng dạy mới.
4.2 Tổ chức các chương trình, phong trào thi đua học tập giữa các lớp
Để mỗi cá nhân phát huy hết công lực của mình thì nhà trường cần tạo nên một mục tiêu chung thông qua việc tổ chức các phong trào đoàn thể, tạo ra các sân chơi lành mạnh như: cuộc thi nghiên cứu khoa học, cuộc thi sáng tạo, cuộc thi văn nghệ, thi đua điểm số giữa các lớp…. Khi các cá nhân phải cố gắng vì mục tiêu chung thì sẽ là lúc sức mạnh tập thể được phát triển đến mức tối đa.
4.3 Hợp tác cùng phụ huynh học sinh
Trong quá trình hình thành nhân cách và tư duy của học sinh cũng cần có sự quan tâm và đồng hành của phụ huynh học sinh. Nhà trường đồng hành cùng phụ huynh để theo dõi, cập nhật tình hình học tập và cảm xúc của các em mỗi ngày để có biện pháp xử lý kịp thời khi có mâu thuẫn hoặc các vấn đề phát sinh khác tại nhà trường.
5. Giải pháp VnResource EBM Pro – Giải pháp quản lý và vận hành trường học hiệu quả nhất hiện nay
Trong thời đại hiện nay, việc gia tăng tương tác giữa nội bộ nhà trường cũng như phụ huynh là việc cần thiết vì mục tiêu chung là tạo nên môi trường học tập lành mạnh và toàn diện để học sinh có thể phát triển trong điều kiện tốt nhất. Chình vì thế, VnResource EBM Pro đem đến giải pháp vượt trội cùng các tính năng hỗ trợ cho nhà trường như:
App Portal4Edu: Ứng dụng được phát triển trên nền tảng phần mềm VnResource EBM Pro hỗ trợ gửi tin nhắn và phản hồi giữa phụ huynh và giáo viên, phụ huynh có thể xem lịch học và nhận thông báo từ nhà trường nhanh chóng, xem kết quả học tập của học sinh trên app.
Lưu trữ hồ sơ thông tin học sinh: Thay vì lưu trữ hồ sơ thủ công, nhà trường có thể nhập, truy xuất hồ sơ của học sinh (bao gồm: thông tin, hồ sơ y tế, giấy tờ liên quan…) trên một nền tảng.
Tích hợp đóng tiền thông qua Internet Banking/máy POS: VnResource EBM Pro có khả năng tích hợp với máy POS và tích hợp thu học phí qua ngân hàng sau đó, hệ thống sẽ tự thống kê lên hệ thống và xuất báo cáo tức thời ngay khi cần.
Tổng hợp báo cáo: Ban giám hiệu nhà trường có thể xuất và xem báo cáo tình hình học sinh, giáo viên ngay khi cần mà không cần mất thời gian hay nhân lực tổng hợp.
Kết luận:
Trên đây là các biện pháp giúp nhà trường gia tăng tinh thần vì tập thể của mỗi cá nhân học sinh. Hi vọng với bài viết trên, bạn có thể hiểu và tìm ra được biện pháp khắc phục tình trạng học sinh mất đoàn kết trong lớp học – một tình trạng đang diễn ra phổ biến hiện nay.
VnResource là nhà cung cấp phần mềm hàng đầu trong lĩnh vực EduTech hỗ trợ toàn diện cho các đơn vị giáo dục trong công tác quản lý. Với hơn 18 năm kinh nghiệm, VnResource đã triển khaI cho các cơ sở giáo dục lớn nhỏ như: Ocean Edu, Việt Thương Music, AMA English, ABC English, trung tâm IELTS KTDC, Trung tâm ngoại ngữ Thần Đồng… Cho đến nay, phần mềm VnResource EBM Pro đang được ứng dụng hiệu quả trong việc quản lý hoạt động của các đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục, nâng cao tính chuyên nghiệp của tổ chức với chi phí hợp lý.
VnResource Software Solutions & ICT Service
Website: https://vnresource.vn/giai-phap/phan-mem-quan-ly-dao-tao/
Hotline: 0914.004.800
Trụ sở 3 miền:
- Hồ Chí Minh:
- 41/7 Phạm Ngũ Lão, Phường 3, Gò Vấp, TP.HCM.
- 06 Nguyễn Trung Trực, Phường 5, Bình Thạnh, TP.HCM.
Đà Nẵng: Tầng 4, 324 Nguyễn Hữu Thọ, P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Hà Nội: Tầng 4, Số 84 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.