Công thức tính lương cơ bản cho người lao động

Tiền lương là một yếu tố quan trọng đối với người lao động bởi nó là thước đo giá trị cuộc sống, giúp đáp ứng những nhu cầu về tinh thần và vật chất của họ. Tuy nhiên, trong mỗi doanh nghiệp, việc tính lương không phải là điều đơn giản bởi có rất nhiều loại lương và ứng với mỗi loại sẽ có công thức tính khác nhau. Vì vậy, hãy cùng VnResource tìm hiểu về các công thức tính lương cơ bản cho người lao động trong bài viết dưới đây nhé!

I. Lương cơ bản là gì?

Định nghĩa

Tiền lương là số tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động khi người lao động đã hoàn thành công việc theo thoả thuận. Lương có thể được trả theo chu kỳ và được tính dựa trên các yếu tố khác nhau như theo số giờ làm việc, theo sản phẩm hoặc theo doanh thu.

luong-co-ban-la-gi

Lương cơ bản sẽ phụ thuộc vào thoả thuận giữa hai bên trong hợp đồng. Đó là mức lương thấp nhất hay tối thiểu mà người lao động nhận được trong doanh nghiệp, lưu ý rằng lương cơ bản không bao gồm các khoản sau: tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp và các khoản thu nhập bổ sung.

=>> Xem thêm: Nên tính lương trên Excel hay phần mềm nhân sự?

=>> Xem thêm: Từ 2021, 10 trường hợp này được nghỉ việc hưởng nguyên lương

Vai trò và ý nghĩa của tiền lương

Tiền lương được xem như cầu nối giữa cá nhân với doanh nghiệp. Vì vậy, việc tính toán mức lương sao cho hợp lý để đôi bên cùng có lợi là việc vô cùng quan trọng bởi một mức lương xứng đáng sẽ mang lại những lợi ích sau:

vai-tro-va-y-nghia-luong

  • Đối với người lao động: Tiền lương giúp người lao động đảm bảo cuộc sống của mình, bao gồm các khoản chi phí cho nhà cửa, thực phẩm, y tế, giáo dục và giải trí. Không những thế, nó còn duy trì động lực làm việc lâu dài để người lao động làm việc chăm chỉ và nỗ lực hơn với mục tiêu đạt được mức lương như mong muốn. Cuối cùng, tiền lương giúp người lao động có được sự độc lập tài chính và đóng góp cho sự phát triển cá nhân, bao gồm việc tiết kiệm, đầu tư và học tập.
  • Đối với doanh nghiệp: Trong các tổ chức, tiền lương là một phần quan trọng trong việc quản lý chi tiêu và tài chính cho doanh nghiệp bởi nó đảm bảo tính cân đối giữa chi phí lương và lợi nhuận. Ngoài ra, trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tiền lương còn là một nhân tố quyết định trong việc giữ chân những nhân viên tiềm năng và thu hút nhân tài mới cho doanh nghiệp.

II. Công thức tính lương cơ bản cho người lao động

cong-thuc-tinh-luong

Công thức tính lương theo thời gian

Công thức tính lương theo thời gian phổ biến nhất là tính theo giờ làm việc. Công thức này được áp dụng cho các công việc có tính chất làm việc theo giờ như nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng, nhân viên sản xuất…

Công thức: “Lương tháng” = “Lương cơ bản”+ “Phụ cấp (nếu có)” / “ngày công chuẩn của tháng” x “số ngày làm việc thực tế”

Trong đó: Ngày công chuẩn của tháng là ngày làm việc trong tháng, không bao gồm các ngày nghỉ ví dụ như doanh nghiệp quy định được nghỉ chủ nhật.

Ví dụ: Lương tháng của một nhân viên văn phòng với mức lương cơ bản 5.000.000 VND, phụ cấp 1.000.000 VND, công định mức 25 và đi làm đủ số ngày công sẽ bằng: 5.000.000 + (1.000.000/25) * 25 = 6.000.000 (VND).

Công thức tính lương theo sản phẩm

Đây là hình thức tính lương gắn với năng suất lao động và thù lao lao động, được áp dụng khi người sử dụng lao động muốn khuyến khích tăng năng suất và số lượng sản phẩm.

Công thức: “Lương sản phẩm” = “Số lượng sản phẩm” x “Đơn giá tiền lương”

Ví dụ: Lương tháng của một công nhân sản xuất đã sản xuất 1.000 sản phẩm trong một tháng và đơn giá của một sản phẩm là 20.000 sẽ bằng: 1.000 x 20.000 = 20.000.000 đồng.

Công thức tính lương theo doanh thu

Công thức tính lương theo doanh thu thường được áp dụng cho các công việc có tính chất liên quan đến kinh doanh, bán hàng hoặc dịch vụ. Công thức tính lương theo doanh thu sẽ phụ thuộc vào mức doanh thu mà người lao động đã đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.

Công thức: Lương doanh thu = Tổng doanh thu * % Hoa hồng

Ví dụ: Lương tháng của một nhân viên kinh doanh đã bán được sản phẩm với giá trị doanh thu là 500.000.000 đồng và được trả hoa hồng với tỷ lệ 5% sẽ bằng: 500.000.000 x 5% = 25.000.000 đồng.

Công thức tính lương khoán

Lương khoán thường được áp dụng cho những công việc mang tính thời vụ, sẽ được tính dựa trên khối lượng hoàn thành công việc theo đúng chất lượng, thời gian công việc và đơn giá lương khoán.

Công thức: Lương = Mức lương khoán * Tỷ lệ % hoàn thành công việc

Ví dụ: Lương tháng của một công nhân được thuê hàn 100 sản phẩm sẽ được trả 10.000.000 đồng. Nếu trong trường hợp công nhân chỉ mới hàn được 50 sản phẩm (tương đương 50% công việc thoả thuận) thì lương được hưởng sẽ là: 10.000.000 x 50% = 5.000.000 đồng.

Ngoài mức lương cơ bản ra thì doanh nghiệp còn phải trả thêm lương làm thêm giờ (tăng ca) cho người lao động, lương ngày lễ, lương tháng 13,… Do đó, đối với các nhà quản lý, công tác tính lương là một đầu việc quan trọng, đòi hỏi rất nhiều sự chính xác, công bằng và hợp lý. Nếu doanh nghiệp không đưa ra cho nhân viên một mức lương xứng đáng với những gì họ đã cống hiến thì họ sẽ dần mất đi động lực, cảm thấy mệt mỏi với công việc hiện tại và về lâu dài, doanh nghiệp sẽ đánh mất những nhân tài cốt lõi khi họ quyết định tìm đến tổ chức có mức lương hấp dẫn hơn.

=>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết đối tượng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 01/7/2023

III. Tự động quy trình tính lương hiệu quả và chính xác cùng phần mềm VnResource HRM Pro

Hiện nay, có nhiều công cụ phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý tính lương, tuy nhiên số lượng phần mềm cho phép tích hợp tính lương với quản lý chấm công, nhân sự thì chưa nhiều. Nhằm mang lại giải pháp hiệu quả và toàn diện cho doanh nghiệp, VnResource HRM Pro với phân hệ Tính lương cam kết giúp các nhà quản lý tiết kiệm 50% số giờ cho công tác tính lương với các chức năng sau:

tinh-luong-voi-VnResource-HRM-Pro

Tính lương tự động: Dựa trên chính sách đã thiết lập, phần mềm tính lương sẽ tự động tính toán các loại lương theo từng công thức khác nhau. Ngoài ra, nhà quản lý có thể linh hoạt thay đổi các phương pháp tính lương, phụ cấp sao cho phù hợp với nhu cầu hiện tại của tổ chức để đưa ra được con số chính xác nhất.

Cập nhật dữ liệu để tính bảng lương: VnResource HRM Pro có khả năng tổng hợp dữ liệu chấm công, nghỉ phép, công tác,… từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó tự động tải dữ liệu lên để tính toán ra bảng công cuối cùng và chuyển vào dữ liệu lương.

Hỗ trợ nhiều loại báo cáo và truy xuất tức thời: Phần mềm sẽ tự động xuất các báo cáo liên quan đến lương và chi phí nguồn lực, việc này giúp cho doanh nghiệp có thể theo dõi và đánh giá dữ liệu chấm công, tính lương một cách hiệu quả, nhanh chóng và chính xác.

Phân tích chi phí lương của doanh nghiệp: Với VnResource HRM Pro, doanh nghiệp có thể quản lý và tối ưu hóa chính sách lương cho công ty nhờ vào số liệu phân tích hiệu quả của lương & chi phí từ phần mềm. Việc này giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn và kịp thời điều chỉnh, cải thiện chính sách lương để giữ chân nhân tài và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Với VnResource HRM Pro, doanh nghiệp của bạn có thể tối ưu hoá thời gian và chi phí trong công tác tính lương hằng tháng để tập trung nguồn lực vào các kế hoạch mang tính lâu dài và chiến lược hơn.

Liên hệ ngay để tìm hiểu thêm về tính năng, bảng giá và nhận demo trải nghiệm phân hệ Tính Lương của VnResource HRM Pro: 0914.004.800. Ngoài ra, có thể truy cập trực tiếp để tìm hiểu thêm các thông tin tại Website: https://vnresource.vn/

IV. Kết luận

Tóm lại, tính lương là một công tác có ý nghĩa quan trọng trong mỗi tổ chức bởi nó không chỉ giúp người lao động hiểu rõ về thu nhập của mình mà còn giúp doanh nghiệp quản lý và tính toán ngân sách lương của công ty một cách hiệu quả.

Để tính toán lương cơ bản chính xác và nhanh chóng, doanh nghiệp cần nắm rõ công thức, các khoản thu nhập và chi phí cần tính. Việc tính toán chính xác lương cơ bản sẽ giúp tránh những tranh cãi về lương cũng như giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người lao động và công ty. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc áp dụng phần mềm công nghệ vào các thao tác tính lương bởi nó giúp tối ưu hoá thời gian, chi phí cho tổ chức để đầu tư vào các hoạt động cốt lõi khác.