Xây dựng văn hoá doanh nghiệp hiệu quả – Bí quyết để thành công

Để tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp dù quy mô lớn hay nhỏ đều có cho mình một nền văn hoá riêng biệt. Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì? Làm thế nào để xây dựng văn hoá doanh nghiệp hiệu quả? Hãy cùng VnResource tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Định nghĩa

van-hoa-doanh-nghiep-la-gi

Văn hoá là khía cạnh không thể thiếu trong hoạt động của một tổ chức. Nó được định nghĩa là một hệ thống các giá trị, quy tắc, tập quán và hành vi được chia sẻ và thực hiện bởi tất cả các thành viên trong doanh nghiệp.

Văn hoá thường được hình thành dựa trên lịch sử, truyền thống và các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng đến cách thức làm việc của nhân viên, các quyết định kinh doanh và phương thức tương tác với khách hàng.

=>> Xem thêm: 8 loại văn hóa đặc trưng, đâu là loại hình phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

Các yếu tố hình thành nên văn hoá doanh nghiệp

Nhìn chung, văn hoá doanh nghiệp sẽ được cấu thành bởi 6 yếu tố cơ bản sau:

cac-yeu-to-hinh-thanh-van-hoa-doanh-nghiep

  • Tầm nhìn: Tầm nhìn là yếu tố đầu tiên tạo nên văn hoá doanh nghiệp. Tầm nhìn thể hiện một tuyên bố dài hạn, miêu tả cụ thể những mục tiêu chiến lược và hướng đi mà doanh nghiệp muốn đến trong tương lai. Nếu tầm nhìn của một tổ chức rõ ràng và được chia sẻ rộng rãi, nó sẽ đóng vai trò như kim chỉ nam, định hướng cho mọi quyết định và hành động nội bộ tổ chức.
  • Giá trị doanh nghiệp: Nếu tầm nhìn giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu thì giá trị là thước đo giúp doanh nghiệp đảm bảo hành vi và quan điểm luôn nằm trong đúng chuẩn mực. Giá trị của tổ chức có thể xoay quanh các chủ đề đơn giản như: nhân viên, khách hàng, sự chuyên nghiệp,…
  • Thực tiễn: Thực tiễn là yếu tố vô cùng quan trọng vì nó đóng vai trò hiện thực hóa những tầm nhìn, giá trị trên lý thuyết của doanh nghiệp. Lưu ý rằng các giá trị nên được cân nhắc kỹ càng dựa trên nhiều tiêu chí trước khi tổ chức quyết định thực tiễn hoá chúng.
  • Con người: Văn hoá doanh nghiệp được hình thành và phát triển thông qua các giá trị, niềm tin, thái độ và hành vi của các cá thể trong tổ chức. Do đó, sự tương tác tích cực giữa nhân viên và văn hoá doanh nghiệp cũng góp phần nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp, độ uy tín và đưa doanh nghiệp đến vị thế thành công hơn trên thị trường.
  • Sức mạnh từ câu chuyện: Doanh nghiệp nào cũng có những câu chuyện thành công, độc đáo về lịch sử hình thành, phát triển của mình và có thể tận dụng những câu chuyện đó để truyền cảm hứng cho nhân viên, giúp họ hiểu và tiếp bước những thành tựu trước đây mà doanh nghiệp đã gầy dựng.
  • Môi trường làm việc: Môi trường làm việc tích cực giúp định hướng hành vi và tư duy của nhân viên. Các yếu tố của môi trường làm việc như sự đa dạng, tôn trọng, và cơ hội phát triển nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành văn hoá doanh nghiệp.

4 loại hình văn hoá doanh nghiệp đặc trưng

Dựa trên mô hình văn hoá của Kim Cameron và Robert Quinn, 4 văn hoá tổ chức được chỉ ra là:

  • Văn hóa gia đình: tập trung vào tính cộng đồng, đoàn kết và chia sẻ giữa các thành viên trong tổ chức. Các giá trị quan trọng của văn hóa này là sự phát triển cá nhân, hỗ trợ và linh hoạt. Tổ chức sử dụng văn hóa gia đình thường có một môi trường làm việc thân thiện, cởi mở và khuyến khích sự đóng góp của tất cả các nhân viên.
  • Văn hóa sáng tạo: Văn hóa sáng tạo tập trung vào sự sáng tạo và đổi mới. Các tổ chức sử dụng văn hóa này hoạt động rất linh hoạt theo sự thay đổi của thị trường. Môi trường làm việc trân trọng tư duy tiến bộ, khuyến khích sự đóng góp và trải nghiệm.
  • Văn hóa thị trường: Văn hóa thị trường tập trung vào kết quả cuối cùng. Mối quan tâm lớn nhất của lãnh đạo và nhân sự nằm ở việc hoàn thành công việc. Môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao, tập trung vào kết quả, do đó nhân viên sẽ cố gắng cống hiến hết mình để đạt được mục tiêu đặt ra ban đầu.
  • Văn hóa thứ bậc: Văn hóa thứ bậc tập trung vào sự tổ chức, kiểm soát và tuân thủ quy trình. Môi trường làm việc của văn hóa thứ bậc thường mang tính chuyên nghiệp cao, ít quan tâm đến sáng tạo hay phong cách cá nhân, mọi công việc đều được quản lý chặt chẽ bởi hệ thống thứ bậc và nhân viên có nghĩa vụ tuân theo chỉ dẫn của lãnh đạo.

2. Lợi ích của việc xây dựng văn hoá đối với doanh nghiệp

Xây dựng văn hoá là yếu tố quan trọng trong thành công của một doanh nghiệp. Việc xây dựng và duy trì một văn hóa tích cực trong doanh nghiệp có thể mang lại rất nhiều lợi ích, bao gồm:

loi-ich-cua-van-hoa-voi-doanh-nghiep

  • Tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp: Một văn hóa khác biệt có thể giúp doanh nghiệp nổi bật và thu hút được các nhân viên tài năng cũng như khách hàng tiềm năng. Khi xây dựng được nền văn hoá tốt đẹp, doanh nghiệp sẽ trở thành một nơi làm việc lý tưởng trong mắt ứng viên và là nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao trong mắt khách hàng.
  • Nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc của nhân viên: Văn hóa tích cực giúp tạo ra môi trường làm việc tràn đầy năng lượng, khuyến khích sự đóng góp và sáng tạo của các nhân viên. Điều này có thể dẫn đến tăng hiệu suất làm việc và giảm tỷ lệ nghỉ việc trong doanh nghiệp.
  • Tăng mức độ gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp: Khi các cá nhân thấy được sự tương thích cao giữa bản thân với văn hoá doanh nghiệp, họ sẽ cảm nhận được mình là một phần trong tập thể lớn, từ đó cố gắng tương tác, đóng góp cũng như cống hiến hơn cho doanh nghiệp vì một mục tiêu chung.
  • Cải thiện chi phí: Nhân viên là nguồn lực cốt lõi trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh doanh mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Do đó, một nền văn hoá tích cực sẽ giữ chân được những nhân tài tiềm năng này, giúp tổ chức giảm được nhiều chi phí sinh ra khi nhân viên rời đi.

=>> Xem thêm: Tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp với tổ chức và cá nhân

3. Biểu hiện của một văn hoá doanh nghiệp tuyệt vời

  • Sự thống nhất: Một văn hoá có sự thống nhất là khi các mục tiêu, tầm nhìn của doanh nghiệp đều được nhân viên ủng hộ và quyết tâm thực hiện, có nghĩa là doanh nghiệp và nhân viên đều đang đi cùng một hướng, cùng theo đuổi một giá trị.
  • Niềm tin: Là yếu tố sống còn đối với một tổ chức. Với văn hóa tin tưởng, các thành viên trong doanh nghiệp có thể thoải mái thể hiện bản thân và tin tưởng vào sự hỗ trợ của người khác khi họ trải nghiệm một điều gì đó mới.
  • Làm việc theo nhóm: Bao gồm sự tôn trọng, hợp tác và giao tiếp cởi mở giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Khi hỗ trợ lẫn nhau, nhân viên sẽ hoàn thành được nhiều việc hơn và cảm thấy có động lực hơn khi làm việc.
  • Đổi mới: Là yếu tố giúp các tổ chức vận dụng tối đa công nghệ, nguồn lực và thị trường sẵn có. Văn hóa đổi mới nghĩa là áp dụng tư duy sáng tạo vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp làm việc năng suất và thông minh hơn.

4. Các bước để xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả

Bước 1: Nghiên cứu và định hướng văn hoá doanh nghiệp

buoc-1-nghien-cuu

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định các giá trị cốt lõi của mình, đó là những giá trị mà doanh nghiệp mong muốn đem lại cho khách hàng, nhân viên, đối tác và cộng đồng. Các nhà lãnh đạo có thể khảo sát ý kiến của nhân viên về việc xây dựng văn hoá như thế nào để có thêm thông tin khách quan, bởi lẽ nhân viên cũng là nguồn lực cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp.

Bước 2: Xây dựng giá trị và phương châm hoạt động của doanh nghiệp

buoc-2-xay-dung

Những giá trị cốt lõi sẽ làm nền tảng để doanh nghiệp bắt đầu xây nên những “viên gạch” cho “bức tường” văn hoá vững chắc. Việc tuân thủ các giá trị và phương châm hoạt động này giúp doanh nghiệp định hướng và thực hiện các hoạt động của mình một cách đồng bộ, đồng thời giúp tạo ra một nền văn hóa doanh nghiệp nhất quán.

Bước 3: Thực hiện chương trình đào tạo nhân viên

buoc-3-thuc-hien-dao-tao

Doanh nghiệp cần đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên, giúp họ nâng cao kỹ năng và kiến thức, đồng thời cũng góp phần tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện. Hơn nữa, những nhân viên được đào tạo sẽ hiểu rõ hơn về giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp, có đủ kỹ năng và kiến thức để thích nghi với văn hóa tổ chức.

=>> Xem thêm: 4 mẹo thúc đẩy quá trình đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp

Bước 4: Điều chỉnh và cập nhật văn hoá doanh nghiệp thường xuyên

buoc-4-dieu-chinh

Cuối cùng, doanh nghiệp cần đề ra các chỉ tiêu đánh giá và cải tiến liên tục để xem xét tính hiệu quả của văn hóa doanh nghiệp cũng như tăng cường tính linh hoạt trong các hoạt động tổ chức. Ngoài ra, sau khi thu thập đánh giá, doanh nghiệp cần chú tâm vào việc phát huy những điểm mạnh trong văn hoá và cải thiện những điểm yếu để đạt được nền văn hoá hiệu quả.

5. Kết luận

ket-luan

Tóm lại, xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một bí quyết quan trọng để đạt được thành công trong kinh doanh. Với sự tận tâm, nhẫn nại và kiên trì, các doanh nghiệp có thể xây dựng được một nền văn hoá doanh nghiệp tích cực, giúp gia tăng sức mạnh cạnh tranh, tạo ra giá trị bền vững và đạt được thành công về lâu dài.

Tuy nhiên, xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải là một công việc dễ dàng, các nhà lãnh đạo cần đảm bảo rằng văn hoá doanh nghiệp luôn phát triển đúng theo những mục tiêu và chiến lược đã đề ra.