Quản trị nhân tài – Xu hướng và công cụ quản trị hiệu quả

Trong bổi cảnh ” cuộc chiến nhân tài” hiện nay, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược quản lý nhân tài tập trung vào nhóm đối tượng phù hợp, áp dụng các phương án hay nhất, kết hợp với sự hỗ trợ của các công cụ kỹ thuật số. Công tác quản trị nhân tài không hề đơn giản – nhưng sẽ mang lại tác động đáng kể đối với sự phát triển bền vững của tổ chức nếu được thực hiện đúng cách. Cùng VnResource tìm hiểu các thông tin về quản trị nhân tài trong bài viết dưới đây: 

I. Quản trị nhân tài là gì?

Quản trị nhân tài (hay còn gọi là quản trị nguồn nhân lực) là quá trình quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong một tổ chức. Nó liên quan đến tất cả các hoạt động liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, phát triển, thúc đẩy, và giữ chân nhân viên trong một tổ chức.

Quản trị nhân tài nhằm đảm bảo rằng tổ chức có đủ số lượng nhân viên có năng lực và đúng vai trò để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Nó bao gồm các hoạt động như lập kế hoạch nguồn nhân lực, tuyển dụng và lựa chọn ứng viên, đào tạo và phát triển nhân viên, đánh giá hiệu suất làm việc, xây dựng chính sách và quy trình liên quan đến nhân sự, quản lý đền bù và phúc lợi, và quản lý hiệu suất và sự nghiệp của nhân viên.

quan-tri-nhan-tai-la-gi

Mục tiêu của quản trị nhân tài là xây dựng và duy trì một lực lượng lao động có năng lực, động lực và hài lòng, đồng thời đảm bảo rằng các nhân viên đó được sử dụng một cách hiệu quả để đóng góp vào sự thành công của tổ chức. Bằng cách quản lý nhân tài một cách tốt, tổ chức có thể tăng cường năng suất làm việc, cải thiện chất lượng dịch vụ, giữ chân nhân viên tài năng và xây dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

=>> Xem thêm: Tại sao phải đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp?

=>>Xem thêm: Những vấn đề trong quản trị nhân sự mà Doanh nghiệp thường gặp phải

II. Tầm quan trọng của quản trị nhân tài

Quản trị nhân tài đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong mọi tổ chức và doanh nghiệp.

loi-ich-quan-tri-nha-tai

1. Tuyển dụng và phát triển nhân viên

Quản trị nhân tài giúp tổ chức tuyển dụng và chọn lọc nhân viên phù hợp nhằm đảm bảo rằng công ty có đội ngũ nhân viên có năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp. Điều này cũng đảm bảo việc phát triển và đào tạo nhân viên để nâng cao hiệu suất làm việc và khả năng thích ứng với sự thay đổi.

2. Quản lý hiệu suất

Quản trị nhân tài đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên, nó giúp thiết lập mục tiêu, đo lường hiệu suất và cung cấp phản hồi để đảm bảo rằng nhân viên hoạt động hiệu quả và đóng góp vào mục tiêu tổ chức.

3. Xây dựng văn hóa tổ chức

Việc xây dựng quản trị nhân tài giúp định hình các giá trị, quy tắc và hướng dẫn hành vi cho nhân viên, tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự phát triển cá nhân.

4. Quản lý động lực và thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên

Quản trị nhân tài đảm bảo rằng các chính sách và biện pháp được áp dụng để thúc đẩy sự động lực và tạo động lực cho nhân viên, giúp xây dựng, quản lý các chương trình đền bù và phúc lợi nhằm duy trì và thu hút nhân viên tài năng.

5. Quản lý quan hệ lao động

Quản trị nhân tài giữ vai trò trung gian trong quan hệ lao động giữa công ty và nhân viên, các chính sách quản trị nhân tài phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật lao động, giải quyết các vấn đề lao động và tạo môi trường làm việc công bằng và tôn trọng.

6. Định hướng chiến lược

Quản trị nhân tài đóng vai trò trong việc định hướng chiến lược nhân sự để đảm bảo rằng tổ chức có đội ngũ nhân viên phù hợp để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh và thay đổi trong môi trường kinh doanh. Chính vì vậy quản trị nhân tài là một trong những chiến lược được các doanh nghiệp xây dựng và cực kì chú trọng.

Quản trị nhân tài đóng góp quan trọng vào sự phát triển và thành công của một tổ chức. Bằng cách tạo ra một đội ngũ nhân viên tài năng, động lực và hài lòng, quản trị nhân tài giúp tăng cường hiệu suất làm việc, cải thiện văn hóa tổ chức và đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu và chiến lược của tổ chức. Vậy quy trình quản trị nhân tài gồm các bước như thể nào?

III. Quy trình quản trị nhân tài

Với các doanh nghiệp lớn, bài toàn về quản trị nhân tài để thu hút, phát triển và giữ chân nhân tài là nhiệm vụ trọng tâm, đòi hỏi cần có quy trình quản trị hiệu quả, cùng với những chiến lược đồng bộ, có tính hệ thống trong tổ chức. Quản trị nhân tài hiệu quả đòi hỏi xây dựng quy trình toàn diện đồng nhất, phù hợp với thực trạng, tình hình hiện tại của doanh nghiệp.

Các bước để xây dựng quy trình quản trị nhân tài hiệu quả tại các doanh nghiệp.

Bước 1: Lập kế hoạch và lên chiến lược thu hút nhân tài

Thu hút nhân tài đòi hỏi doanh nghiệp cần có chiến lược để tiếp cận hiệu quả, đảm bảo đúng đổi tượng để tìm nguồn ứng viên tiềm năng. Do vậy, trước tiên cần xác định mực tiêu rõ ràng của chiến dịch. Từ đó xác định chiến lược khả thi cùng những hành động cụ thể để đạt được chiến lược đặt ra. Các nhà quản lý theo sát quá trình, từ phân công người thực hiện, thời gian hoàn thành cũng như đánh giá các chỉ số đo lường.

Bước 2: Tuyển dụng và lựa chọn ứng viên tiềm năng

Dựa theo chiến lược thu hút nhân tài và qua quá trình thực thi, doanh nghiệp sẽ có nguồn ứng viên phù hợp để tiếp cận tuyển dụng. Từ nguồn dữ liệu này, bộ phận nhân sự kết hợp cùng với bộ phận liên quan trong đợt tuyển dụng sẽ đánh giá và sàng lọc sẽ chọn ra ứng viên phù hợp yêu cầu kỹ năng, cũng như hòa hợp với văn hóa công ty. Doanh nghiệp lựa chọn kỹ càng từ việc đánh giá thái độ, năng lực, tiềm năng và có cơ chế điểm số để chọn lọc được ứng viên tốt nhất.

Bước 3: Giới thiệu và hội nhập nhân sự

Đây là quá trình quan trọng quyết định sự phù hợp và gắn bó của nhân sự với tổ chức. Trong thời gian đầu hội nhập không có kế hoạch quản trị rõ ràng sẽ dẫn đến hai bên không tìm được tiếng nói chung và có thể để mất nhân tài. Ở bước này, các nhà quản lý cần có chuẩn bị từ ngày bắt đầu đến quá trình onboarding những tháng đầu tiên của nhân sự đó, bao gồm các hoạt động, công việc gì, người hướng dẫn, người quản lý trực tiếp. Trong mỗi giai đoạn như vậy đều cần có đánh giá để có thể điều chỉnh phù hợp.

Bước 4: Quản trị hiệu suất công việc nhân sự

Sau thời gian đầu, giai đoạn quản trị hiệu suất là quãng thời gian các nhân tài cống hiến nhiều cho tổ chức. Trong giai đoạn này, vấn đề đặt ra là các nhà quản lý cần phải đo lường được hiệu quả làm việc của nhân sự và tìm ra điểm mạnh của họ. Từ đó đảm bảo sắp xếp ” Đúng người, đúng việc” để đạt hiệu quả cao nhất.

Thước đo đánh giá thông qua KPI các nhân phản ánh kết quả công việc của nhân sự đó. KPI cá nhân dựa trên KPI của phòng ban, có sự trao đổi giữa nhân sự và người quản lý để thống nhất.

Bước 5: Đào tạo và phát triển năng lực nhân tài

Với mỗi nhân sự, nhu cầu phát triển kỹ năng, nghề nghiệp là tất yếu. Do vậy, các công ty cần xây dựng chương trình đào tạo thường xuyên cho nhân sự. Khi kỹ năng được nâng cao, nhân sự có xu hướng cam kết lâu dài với doanh nghiệp.

Các nhà quản lý cần phân bổ giai đoạn phát triển theo các mốc thời gian. Đồng thời, xác định các lĩnh vực/ năng lực nhân sự cần phát triển với đo lường thời gian hoàn thiện và kết quả đầu ra cụ thể. Từ đó có đánh giá và điều chỉnh phù hợp để mỗi các nhân có sự phát triển tốt nhất.

Bước 6: Xây dựng kế hoạch kế nhiệm

Bước này đề cập đến khả năng giữ chân nhân tài cũng như đào tạo lợp nhân sự tài năng trẻ kế thừa. Việc giữ chân được nhân sự sau đào tạo giúp giảm đi rất nhiều chi phí về thời gian và tiền bạc cho tổ chức. Các nhân tài có thể đảm nhiệm những vị trí quan trọng có thể chuyển giao tri thức, phát triển những tài năng tiếp theo.

Các nhà quản lý xác định rõ vị trí người đang đảm nhiệm, cùng với các năng lực cốt lõi, kỹ năng bắt buộc. Tiếp đến lựa chọn 3 nhân viên có tiềm năng để lên kế hoạch kế nhiệm. Đánh giá số điểm hiện tại và tiềm năng trên thang điểm 5, dựa vào đó dự đoán khoảng thời gian đào tạo để kế nhiệm.

Bước 7: Phát triển năng lực lãnh đạo

Nhân tài trong tổ chức sẽ được quy hoạch để phát triển kế nhiệm những vị trí lãnh đạo quan trọng trong công ty. Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch phát triển năng lực lãnh đạo cho nhân sự tiềm năng. Trọng tâm là xác định những năng lực và kỹ năng bắt buộc cần có với nhà lãnh đạo trong tương lai, đánh giá mức độ đáp ứng hiện tại trên thang điểm 5. Từ đó xác định các chiến lược phát triển phù hợp và sẽ đánh giá lại sau khoảng thời gian triển khai.

Bước 8: Hoàn thiện chế độ và chính sách đãi ngộ

Bên cạnh việc xác định lộ tình phát triển cho nhân tài, yếu tố quan trọng để giữ chân họ là chế độ và chính sách đãi ngộ tốt. Điều ngày đòi hỏi doanh nghiệp cần rà soát và đánh giá lại chính sách trên cơ sở lắng nghe, thấu hiểu nhân sự. Nhu cầu được công nhận năng lực, thành tích, được thấu hiểu là yếu tố quan trọng tác động gắn kết nhân tài với tổ chức. Chế độ và chính sách đãi ngộ đề cập đến vấn đề xây dựng hệ thống lương, thưởng phù hợp, những phúc lợi phi tiền tệ khác trong tổ chức.

=>> Xem thêm: Phương pháp quản lý nhân sự từ xa hiệu quả nhất cho doanh nghiệp

IV. Xu hướng quản trị nhân tài mới nhất 2023

xu-huong-quan-tri-nhan-tai

Dưới đây là một số xu hướng quản trị nhân tài mới nhất trong năm 2023:

1. Xu hướng 1: Đa dạng hóa đội ngũ nhân viên

Các tổ chức đang tăng cường việc tìm kiếm và thu hút ứng viên đa dạng để mang lại sự phong phú về ý kiến, kỹ năng và kinh nghiệm trong công việc. Điều này giúp tăng cường sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề và khả năng thích ứng của tổ chức trong một môi trường đa dạng.

2. Xu hướng 2: Đào tạo và phát triển kỹ năng

Các công ty đang chuyển hướng tập trung vào việc đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên. Điều này có thể bao gồm các chương trình đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, phát triển kỹ năng mềm và khuyến khích học tập liên tục để đảm bảo nhân viên có khả năng thích ứng với sự thay đổi và đáp ứng yêu cầu công việc mới.

3. Xu hướng 3: Cải thiện phúc lợi cho nhân viên

Các công ty nhận ra rằng phúc lợi nhân viên cần phản ánh môi trường công việc mới, đặc biệt sau đại dịch COVID-19. Điều này có thể bao gồm thay đổi trong chính sách làm việc linh hoạt, sự cân nhắc đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần và tạo điều kiện làm việc an toàn và thoải mái.

4. Xu hướng 4: Quản lý làm việc từ xa hiệu quả

Với sự gia tăng của lao động từ xa, quản trị nhân tài phải học cách quản lý nhân viên làm việc từ xa một cách hiệu quả. Điều này bao gồm việc xây dựng các quy trình và công cụ để duy trì liên lạc và quản lý hiệu suất, tạo môi trường làm việc ảo tương tác và khuyến khích sự cộng tác và kết nối giữa các thành viên trong đội ngũ.

Các xu hướng này phản ánh sự thay đổi trong môi trường kinh doanh và yêu cầu mới đối với quản trị nhân tài. Để thành công, tổ chức cần định hình lại chiến lược quản trị nhân tài để đáp ứng những xu hướng này và tạo một môi trường làm việc thu hút và duy trì nhân viên tài năng.

V. Công cụ quản trị nhân tài hiệu quả VnResource HRM Pro

Bộ giải pháp quản trị nhân tài VnResource HRM Pro đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để quản trị nguồn nhân lực hiệu quả và chuyên nghiệp, giúp quy trình vận hành của doanh nghiệp tinh gọn hơn. Phần mềm bao gồm nhiều phân hệ giúp người dùng giải quyết mọi bài toán nhân sự thời 4.0:

Phân hệ chấm công- tính lương: hỗ trợ quản lý chấm công và tính lương tụ động. Phần mềm còn hỗ trợ theo dõi tình hình chi trả lương cũng như chính sách lương theo từng tháng của nhân viên, từ đó hỗ trợ nhà quản trị xây dựng chính sách lương – thưởng phù hợp nhất.

Phân hệ tuyển dụng: phần mềm hỗ trợ kết nối với website tuyển dụng cũng như nhiều trang website tìm kiếm việc làm khác, nhờ đó nhà quản trị có thể dễ dàng tìm kiếm các ứng viên cho doanh nghiệp. Ngoài ra, hệ thống còn hỗ trợ tự động các quy trình tuyển dụng như: gửi email, update thông tin nhân sự thực tập lên thử việc lên nv chính thức trong hệ thống,…

Phân hệ quản lý thông tin nhân sự: giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa công tác lưu trữ giấy tờ thủ công. Mọi thông tin về người lao động được lưu trữ trực tiếp trên nền tảng số và đảm bảo bảo mật cao. Nhà quản lý có thể dễ dàng truy xuất thông tin khi có nhu cầu.

Quản trị nhân tài hiệu quả: Hỗ trợ xây dựng sơ đồ tổ chức rõ ràng theo từng vị trí làm việc, phòng ban bộ phận, dễ dàng nắm bắt cấu trúc doanh nghiệp; định biên nhân sự, hoạch định vị trí giúp phân tích công việc và nhân lực hiện tại, nhu cầu nhân sự tương lai. Phần mềm còn hỗ trợ quản lý, đánh giá năng lực nhân sự toàn diện, xác định nhân tài đề xuất vị trí kế cận. Hỗ trợ đề xuất các khóa học, khóa đào tạo phù hợp với năng lực và trình độ của các nhân viên, các vị trí đảm nhiệm.

Ngoài ra, hệ thống phần mềm VnResource HRM Pro còn hỗ trợ nhiều phần hệ chức năng khác trong hoạt động quản trị nhân lực tại doanh nghiệp như: phân hệ đào tạo, phân hệ đánh giá, phân hệ BH-THUẾ, công thông tin nhân viên,…

 Kết luận

Quản trị nhân tài đang là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và trọng tâm tại các doanh nghiệp hiện nay. Các nhà quản trị nhân sự cần xem xét và có cái nhìn toàn diện về khái niệm quản trị nguồn nhân lực là gì để có thể xây dựng nên chiến lược quản trị nhân tài thiết thực và hiệu quả.

Mong rằng những chia sẻ trên đây của VnResource có thể cung cấp phần nào thông tin để các anh/ chị HR có thể xây dựng quy trình và chiến lược quản trị nguồn nhân lực phù hợp và hiệu quả.

VnResource HRM Pro – Tự hào đồng hành cùng 300+ doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số HR Tech & Edu Tech

bo-giai-phap-quan-ly-nhan-su-VnResource-HRM-Pro

[Miễn phí] Trải nghiệm thực tế các tính năng của Bộ giải pháp Nhân sự VnResource HRM Pro, mời bạn ĐĂNG KÝ NGAY TẠI ĐÂY

Summary
Quản trị nhân tài - Xu hướng và công cụ quản trị hiệu quả
Article Name
Quản trị nhân tài - Xu hướng và công cụ quản trị hiệu quả
Description
Công tác quản trị nhân tài mang lại tác động đáng kể đối với sự phát triển bền vững của tổ chức nếu được thực hiện đúng cách.
Author
Publisher Name
VnResource
Publisher Logo