[P1]DOANH NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ E-LEARNING

I. E-learning là gì?

E-learning ( hay electronic learning) là một phương thức đào tạo trực tuyến thông qua các thiết bị kết nối với máy chủ ở nơi khác có lưu trữ các bài giảng điện tử, phần mềm cần thiết để tương tác với học viên từ xa, giúp giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian, chủ động trong học tập. 

E-learning là gì?
E-learning là gì?

II. Các giai đoạn phát triển của E-learning 

Cách mạng công nghệ 4.0 khiến các nhà đào tạo kỳ vọng nhiều hơn và sự thay đổi trong phương pháp và cảnh tiếp cận E-learning thông thường. Bất cứ một sự phát triển nào cũng cần trải qua những cột mốc quan trọng, các giai đoạn phát triển E-learning:

  • Giai đoạn 1: Từ 1990-2000 đây là giai đoạn phát triển của các trang Web tĩnh, các phòng học được trang bị máy tính phục vụ người học. 
  • Giai đoạn 2: Từ 2000-2010 học tập qua mạng internet được phát triển, sự trao đổi thông tin, chia sẻ các ý tưởng thông qua các mạng xã hội được ưa chuộng. 
  • Giai đoạn 3: Từ 2010-2019, học tập qua điện thoại di động, tập trung về góc độ hành vi và đáp ứng nội dung giáo dục
  • Giai đoạn 4: Từ 2019 – đến nay, phát triển môi trường học tập ảo, chú trọng theo dõi và phân tích hiệu suất về sự tiến bộ và hành vi của người học ảo. 
Các giai đoạn phát triển của E-learning
Các giai đoạn phát triển của E-learning

III. Vai trò của E-learning 

1. Đối với doanh nghiệp 

– Tiết kiệm chi phí: Tiết kiệm các khoản chi lớn như ( tiền thuê không gian học, trang thiết bị, đi lại, in ấn,..)

– Linh hoạt mở lớp: Các lớp học E-learning không hạn chế số lượng người học, giảng viên, phòng ban điều này giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng, dễ dàng trong việc lên lịch học, đào tạo. 

– Chuẩn hóa tri thức: Các bài giảng mang tính chuyên nghiệp, được kiểm duyệt kỹ lưỡng. Các bài giảng được chuẩn hóa, thống nhất về nội dung, không phụ thuộc vào giảng viên, điều này tránh tình trạng sai sót trong việc truyền tải kiến thức đào tạo. 

– Tăng tính chuyên nghiệp: E-learning thể hiện sự chuyên nghiệp, hiện đại của các doanh nghiệp khi áp dụng nó trong đào tạo. Đồng thời thể hiện sự hội nhập kỷ nguyên số 4.0 trong mắt học viên và đối tác kinh doanh của doanh nghiệp. 

– Tối ưu thời gian: Nhân viên được đào tạo vào thời gian rảnh, không ảnh hưởng công việc. E-learning không bó hẹp học viên trong thời gian cố định, nhân viên có thể linh động thời gian rảnh để học và tiếp thu nội dung đào tạo, điều này không ảnh hưởng đến thời gian của các doanh nghiệp và vẫn mang lại giá trị tương đương. 

– Tăng doanh thu: Đào tạo đột phá giúp nhân viên, đối tác, khách hàng hiểu nhanh về các sản phẩm dịch vụ cũng như quy trình làm việc của doanh nghiệp. Từ đó giúp nâng cao hiệu suất kinh doanh, đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty. 

Vai trò của E-learning
Vai trò của E-learning

 2. Đối với nhân viên 

– Dễ dàng tiếp cận: Học viên dễ dàng truy cập E-learning để học nội dung mình mong muốn mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị và không phải đến lớp ngoài giờ. 

– Học tập chủ động: Học viên dễ dàng chọn chương trình, tốc độ học tập phù hợp bản thân, có thể học đi học lại để hiểu vấn đề, học vào thời gian rảnh rỗi. 

– Tiết kiệm thời gian: E-learning giúp học viên tiết kiệm từ 20% đến 40% thời gian do giảm được thời gian đi lại, thời gian chờ lớp vận hành,…

– Nội dung hấp dẫn, có tính cập nhật: Bài giảng E-learning đều được nghiên cứu kĩ từ trước để đáp ứng từng như cầu nhỏ nhất của người học. Nội dung dễ dàng được cập nhật, đổi mới giảm sự nhàm chán cho học viên. 

– Học tập có sự tương tác, phối hợp: Học viên dễ trao đổi với nhau, với giảng viên qua mạng trong quá trình học, quá trình trao đổi hỗ trợ tích cực cho quá trình học tập của học viên. 

– Tăng năng suất lao động: Việc tiếp cận với các kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý qua E-learning nhanh chóng giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn. 

IV. Nhược điểm của E-learning và cách khắc phục 

1. Giảm cơ hội học tập, giao tiếp với bạn bè, giảm nhiệt huyết của giảng viên 

– Hạn chế tương tác giữa các học viên và giảng viên, học viên ít có cơ hội trao đổi trực tiếp mà chủ yếu tương tác qua màn hình. Ngoài ra, giảng viên cũng thiếu hứng thú khi không được nhận nhiều phản hồi từ phía học viên.

* Khắc phục: 

– Doanh nghiệp cần khai thác triệt để các công cụ giao tiếp như: Boxchat, forum, lớp học ảo realtime,… và gia tăng các yếu tố tương tác cho bài giảng ( gamification, quiz, video học tập,..)

2. Rào cản về công nghệ 

– Với sự phát triển chóng mặt của công nghệ nhiều người sẽ cảm thấy khó khăn khi tiếp cận với những công cụ, nền tảng mới. Tệ hơn, một số người thường có xu hướng chống lại hay lười thích nghi với sự thay đổi nên chắc chắn sẽ gặp nhiều trở ngại khi thao tác với E-learning, vốn là loại hình đào tạo được áp dụng công nghệ khá mới mẻ. 

* Khắc phục: 

– Để đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho người học, doanh nghiệp nên thiết kế LMS học trực tuyến theo hướng tối  giản, giao diện thân thiện. Bên cạnh đó, xây dựng chatbot và đội ngũ hỗ trợ giải đáp 24/7 cũng được khuyến khích. 

3. Đồng lực tham gia trọn vẹn lớp học thấp 

Một số thống kê chi ra rằng, tỉ lệ hoàn thành MOOC ( khóa học trực tuyến đại chúng mở) ít hơn 10%. Với các khóa E-learning nội bộ của doanh nghiệp, còn số này có thể cao hơn những vẫn ở mức thấp, khiến nhiều doanh nghiệp phải đau đầu. Thật vậy, với E-learning, nhiều ràng buộc học tập được xóa bỏ, khiến người học cũng dễ dàng “ luồn lách”, học “ đối phó”, trì hoãn làm giảm hiệu quả của khóa đào tạo. 

* Khắc phục: 

– Doanh nghiệp cần thêm các ràng buộc cứng cho học viên mỗi khóa như giới hạn thời gian mở lớp và thời lượng học, đặt các ràng buộc tham gia hoạt động, đặt ra KPI tham gia E-learning hay cài đặt hệ thống thông báo tự động, email nhắc nhở,…

Bên cạnh các ràng buộc cứng mang tính ép buộc và giúp lớp học quy củ, bạn có thể thêm các khích lệ mềm như nội dung phù hợp với các chức năng, tạo không khí lớp học (diễn đàn, bài giảng tương tác, lớp học ảo), bảng xếp hạng thi đua giữa các phòng ban, khen thương các nhân xuất sắc. 

4. Nguy cơ bảo mật thông tin 

Hiện nay việc thông tin cá nhân bị đánh cắp, lợi dụng để phục vụ cho các hành vi lừa đảo ngày càng nhiều. Khi nhiều người đăng nhập vào hệ thống E-learning, tin tặc có thể truy cập vào hệ thống của các cơ quan, tổ chức từ khắp nơi trên thế giới dẫn đến nguy cơ bị đánh cắp tài liệu đào tạo nội bộ cũng như data của chính các nhân viên. 

* Khắc phục:

Để bảo vệ thông tin, doanh nghiệp nên cài bảo mật 3 lớp: Server – Client – Trong ứng dụng. Đồng thời, công nghệ chữ ký số chống download bài giảng chứa thông tin của doanh nghiệp cũng là giải pháp vô cùng hữu hiệu. 

E-learning
E-learning