Bí quyết để xây dựng KPI hiệu quả

Cũng giống như bánh lái đối với con tàu, một bộ KPI tốt sẽ giúp doanh nghiệp gặt hái nhiều thành tựu. Ngược lại, nó cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Bởi vậy, xây dựng KPI như thế nào cho hiệu quả là câu hỏi hóc búa của không ít doanh nghiệp.

KPI là gì? 

Muốn giải quyết bài toán đầu bài viết, trước tiên ta cần xác định như thế nào là một bộ KPI tốt.

KPI (Key Performance Indicator) có thể hiểu một cách đơn giản là chỉ số đánh giá hiệu suất công việc của cá nhân/phòng ban trong doanh nghiệp. Thông qua đó, đánh giá được toàn doanh nghiệp hoạt động có đúng định hướng vạch ra, và có hiệu quả hay không.

Như vậy, một bộ KPI tốt cần:

– Xây dựng KPI với các chỉ số gắn liền những mục tiêu kinh doanh cụ thể.

– Linh hoạt, có thể tùy chỉnh theo thực tế kinh doanh cũng như mỗi cá nhân/phòng ban.

– Giúp mỗi cá nhân hiểu rõ vai trò của mình trong tổ chức. Từ đó tạo động lực thúc đẩy từng cá nhân không ngừng học hỏi, phát triển, và đóng góp.

KPI là gì?
KPI là gì?

Vai trò của nhân viên?

Nếu nhân viên không hiểu đúng vai trò của mình trong tổ chức, họ dễ rơi vào tình trạng “mất lửa”:

– Chỉ làm đúng theo mô tả công việc, hoặc thụ động chờ đợi cấp trên giao việc cho.

– Không có sự cải tiến trong công việc, không phát triển bản thân, nên sự đóng góp cho doanh nghiệp cũng suy giảm dần.

Bởi vậy, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu cụ thể của từng vị trí công việc, và vai trò đóng góp của từng vị trí đối với những mục tiêu chiến lược chung của toàn công ty.

Ngoài ra, công ty có quy mô càng lớn, càng nhiều lớp quản lý, thì việc phân chia và truyền đạt đúng mục tiêu đến từng nhân viên càng khó khăn. Cho nên, sau khi xây dựng KPI, doanh nghiệp cần có quy trình triển khai chuyên nghiệp và đồng bộ.

Một câu hỏi đơn giản có thể giúp các cấp quản lý đánh giá xem nhân viên có thực sự hiểu rõ mục tiêu công việc của họ hay không: “tại sao anh/chị đang làm công việc này.”

Ví dụ, nhân viên bảo vệ dù hết giờ làm, nhưng vẫn dành thêm 15 phút để đi tắt hết các thiết bị điện không cần thiết trong văn phòng. Bởi vì họ hiểu rằng, công ty đang có mục tiêu “Tiết kiệm 3% chi phí mỗi quý”.

Hoặc, nhân viên kế toán lên kế hoạch nhắc nợ khách hàng sau khi hợp đồng kết thúc 3 ngày, để đảm bảo mục tiêu “Số ngày thu hồi công nợ trễ không quá 15 ngày”.

Thông thường, thời hạn của KPI thường trùng với các mốc/chu kì của năm tài chính (quý/năm), và phải đảm bảo tính khả thi/thực tế.

Kết luận

Làm thế nào để xây dựng KPI hiệu quả là câu hỏi không dễ dàng có ngay đáp án. Thậm chí, dù có “nằm lòng” đủ mọi lí thuyết, thì chặng đường để hiện thực hóa thành công vẫn rất dài. Cho nên, doanh nghiệp muốn phát huy sức mạnh của KPI cần phải liên tục đánh giá hiệu quả áp dụng, thực hiện cải tiến phù hợp với tình hình thực tế từng giai đoạn.

Giải pháp hỗ trợ hiệu quả việc đánh giá KPI của đội ngũ nhân viên các doanh nghiệp tham khảo: VnResource HRM Pro

Một số bài viết liên quan:

Xây dựng KPI như thế nào cho hiệu quả?

Xây dựng KPI cùng một số KPI mẫu

5 lí do khiến KPI trở nên quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp