Networking: 4 điều cần tránh

Kathryn Minshew – Nhà đồng sáng lập, CEO trang tìm kiếm việc làm Themuse.com cho biết, việc tham gia các sự kiện, hội nghị,… sẽ nhanh chóng giúp bạn xây dựng mối quan hệ (networking), tuy nhiên đây cũng là nơi dễ lan truyền những điều không hay nếu bạn để lại ấn tượng xấu. Sau đây là 4 sai lầm cần tránh trong các buổi networking, được Minshew giới thiệu trên trang Inc.:

1. Nói quá nhiều về bản thân

Không ít người xem những buổi networking như cơ hội quảng cáo bản thân để được nhiều người biết đến. Theo Minshew, điều này đúng nhưng chỉ ở mức độ vừa phải.

Trong lần gặp gỡ đầu tiên, chắc hẳn bạn sẽ muốn người khác có ấn tượng tốt đẹp về mình bằng cách bộc lộ tính cách thân thiện, thể hiện kiến thức uyên thâm hay kể những trải nghiệm khiến mọi người “ồ” lên thích thú. Dù vậy, bạn cũng không nên khiến đối phương cảm thấy khó chịu khi chỉ biết nói về mình.

Thực tế, cách gây ấn tượng tốt nhất lại là những hành động thể hiện bạn quan tâm đến người khác, dù đó chỉ là việc lắng nghe.

Theo huấn luyện viên kinh doanh Alisoun Mackenzie, mọi người nên áp dụng quy tắc 80-20 trong mọi cuộc nói chuyện. Cụ thể, bạn nên dành 80% thời gian tập trung nghe người đối diện và 20% còn lại nói về bản thân. Tùy nội dung câu chuyện mà bạn có thể điều chỉnh thời gian phù hợp với hoàn cảnh, nhưng ít nhất nên đảm bảo thời gian bạn nói tương đương với thời gian bạn lắng nghe.

0--------aaaajhsjklhlas

2. Chuẩn bị kỹ càng

Networking không phải là cuộc họp do đó bạn không cần phải lên kế hoạch chi tiết mọi thứ mà chỉ cần tìm hiểu sơ lược về nó.

Dù vậy, trước tiên, bạn cũng nên biết xem đối tượng khách mời tham dự ngày hôm đó bao gồm những ai, họ có điểm chung nào với bạn, ai là người mà bạn nên xây dựng mối quan hệ… Tất cả những thông tin này sẽ thể hiện phần nào trên giấy mời, hoặc bạn có thể tìm kiếm chúng thông qua website chương trình, Google, mạng xã hội, hỏi qua người quen,…

Việc tìm hiểu sơ lược về khách mời sẽ giúp không khí trò chuyện trở nên tự nhiên hơn, từ đó giúp bạn dễ dàng thiết lập mối quan hệ. Ngoài ra, việc chuẩn bị trước một vài nội dung cần nói sẽ khiến câu chuyện trở nên ngắn gọn, thu hút.

Minshew tiết lộ, cô đã có không ít buổi nói chuyện nhàm chán với những người thích huyên thuyên về niềm đam mê công việc hay tâm huyết dành cho công ty. Đây thường là những nhân viên hay nhảy việc hoặc người vừa trở thành doanh nhân.

3. Chia sẻ chuyện cá nhân

Một trong những cách làm quen hiệu quả đó là nói về sở thích cá nhân, lồng vào đó là câu chuyện kinh doanh của bản thân. Dù vậy, bạn không nên trò chuyện với một người mới quen về những chủ đề vốn thường chỉ chia sẻ với bạn bè hay người thân. Hãy biết giữ chừng mực và bám lấy đề tài mà cả hai cảm thấy hứng thú. Một người mới quen sẽ không muốn nghe những chuyện cá nhân của bạn nếu đó không phải là vấn đề họ đang quan tâm.

4. Quan tâm quá mức

Sau khi thiết lập được mối quan hệ, bạn nên nuôi dưỡng chúng bằng sự thân thiện.

Bạn có thể hỏi thăm sức khỏe họ nhưng đừng tỏ ra sốt sắng quá mức hoặc ra vẻ thờ ơ đến nỗi họ chẳng còn nhớ bạn là ai. Bằng cách kết nối trên Facebook, Instagram, Zalo…, bạn có thể giữ liên lạc với nhiều người và cập nhật tình trạng của họ một cách thường xuyên mà không khiến họ thấy phiền phức.

Điều quan trọng, đừng thể hiện việc bạn duy trì mối quan hệ với họ chỉ vì mục đích lợi dụng hay phục vụ cho công việc sau này. Nếu kiên trì và biết quan tâm mọi người đúng cách, bạn sẽ có được những mối quan hệ tuyệt vời.

Nguồn: Doanh Nhân Sài Gòn