Một số lưu ý khi mở trung tâm dạy anh ngữ

  1. Hồ sơ pháp lý:

Chắc hẳn chúng ta đã biết rằng, việc kinh doanh bất kỳ một lĩnh vực giáo dục đều vô cùng phức tạp với những thủ tục tương đối rắc rối. Chính vì thế, trước khi mở trung tâm tiếng Anh cho riêng mình thì bạn cần phải nắm thật chắc những kiến thức về pháp luật để có thể chuẩn bị hồ sơ pháp lý nhanh và chuẩn xác nhất. Điều kiện bắt buộc đầu tiên phải có, đó là giám đốc trung tâm phải là người có bằng cấp tiếng anh, có kinh nghiệm giảng dạy và phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất khi mở trung tâm Anh ngữ.

Hồ sơ pháp lý về việc thành lập trung tâm Anh ngữ sẽ được gửi lên Sở GD&ĐT – nơi mà bạn muốn mở trung tâm, trong hồ sơ sẽ phải có đầy đủ những giấy tờ kèm theo và đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ đúng quy định pháp luật. Nếu như không nắm rõ những quy định của pháp luật về vấn đề này, tốt nhất bạn hãy thông qua một công ty Luật để có thể chuẩn bị giấy tờ pháp lý đầy đủ và hợp pháp nhất.

  1. Giáo trình đào tạo:

Trung tâm cần phải xây dựng được giáo trình tiếng Anh cho riêng mình mà không được sử dụng của những trung tâm khác. Đây chính là ngầm khẳng định chất lượng giảng dạy và giúp học viên cảm thấy tin tưởng hơn vào trình độ giáo viên.

Bất kỳ ngoại ngữ nào cũng có phần kiến thức cơ bản và các sách đều có phần giống nhau nhưng việc lựa chọn những phần tâm đắc nhất, sắp xếp nội dung và các ví dụ minh họa diễn giải sẽ tạo sự khác biệt cho giáo trình đó. Nội dung giáo trình cần đáp ứng cho từng đối tượng học viên mà trung tâm mình muốn hướng đến.

Và hầu hết các trung tâm ngoại ngữ chuyên nghiệp đều xây dựng riêng một giáo trình cho học viên của mình để khẳng định chất lượng dịch vụ và để PR thương hiệu cho trung tâm anh ngữ của mình.

  1. Địa điểm Trung tâm:

Lựa chọn địa điểm để mở trung tâm anh ngữ ưng ý và tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên là một vấn đề khá quan trọng, cần được cân nhắc.

Địa điểm đào tạo tại nơi trung tâm phố thị, thuận tiện cho việc di chuyển, trung tâm sẽ có thể có nhiều học viên và việc ghi danh.

Cần có không gian dạy và học thoải mái, yên tĩnh, có chỗ để xe cho cả học viên và giáo viên.

  1. Cơ sở vật chất:

Trang thiết bị, cơ sở vật chất ở đây có thể là bàn ghế, giáo trình, loa đài, bảng, những công cụ hỗ trợ cho việc giảng dạy, học tập, video bài giảng,… để tạo môi trường học tập tốt nhất cho các học viên. Giúp học viên tiếp cận được với các thiết bị tiên tiến, hiện đại.

Việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cần được chú trọng khi thành lập trung tâm tiếng anh.

  1. Xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu:

Đối tượng khách hàng chính của trung tâm cũng là một khâu rất quan trọng, ảnh hưởng tới định hướng tuyển chọn giáo viên và xây dựng chương trình đào tạo. Đối tượng chính của trung tâm mình là ai? Học sinh, sinh viên hay người đi làm? Cấp bằng chứng chỉ cho những loại hình nào?…

Để đảm bảo chất lượng giảng dạy, việc quản lý học viên, giám sát chất lượng bài giảng cần phải tiến hành thường xuyên. Ở một số trung tâm có thiết kế phiếu điều tra cảm nhận học viên, những góp ý để nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Sau khi thiết kế chương trình đào tạo phù hợp, xác định mức học phí cho từng khóa học một cách hợp lý và linh hoạt cũng góp phần thu hút số lượng học viên tìm đến trung tâm ngoại ngữ.

  1. Đội ngũ nhân sự :

          6.1 Giáo viên, giảng viên

Giáo viên vai trò quyết định đến chất lượng giảng dạy học tập của trung tâm. Và sẽ là yếu tố quyết định đến việc học viên có lựa chọn trung tâm để theo học hay không. Rất nhiều trung tâm anh ngữ uy tín, chất lượng thường xuyên tổ chức những buổi học thử, để học viên có thể tiếp xúc với giáo viên và chương trình đào tạo. Điều này giúp học viên đưa ra quyết định có nên lựa chọn trung tâm anh ngữ này hay không.

Giáo viên bản ngữ cũng là một lựa chọn, tuy nhiên còn tùy thuộc vào chất lượng của giáo viên bản ngữ. Bởi có nhiều trung tâm có chất lượng giáo viên cực tốt mà không phải là giáo viên bản ngữ.

           6.2 Trợ giảng

Đây là bộ phận kết nối hỗ trợ học viên trong quá trình học tập, kết nối giữa người dạy và người học…

Những sinh viên trường ngoại ngữ rất phù hợp với công việc này. Để tiết kiệm chi phí của trung tâm và tận dụng được sự trẻ trung, năng động thì các trung tâm anh ngữ nên tuyển những bạn sinh viên có trình độ tiếng anh tốt để làm part-time.

             6.3 Tư vấn viên

Đây cũng được coi là đội ngũ không thể thiếu được của mỗi trung tâm anh ngữ, họ sẽ có công việc là tư vấn chương trình đào tạo phù hợp cho các học viên đồng thời theo dõi các học viên trong khóa học. Đôi khi họ cũng là nhân lực hỗ trợ cho quá trình đào tạo của trung tâm.

  1. Quảng cáo và Marketing:

Mỗi trung tâm có thể thiết kế chiến lược quảng bá thương hiệu phù hợp, như là làm pano quảng cáo, tờ rơi, quảng cáo truyền hình, báo chí, quảng cáo trong các trường học.

Chương trình trao học bổng cho học sinh, sinh viên tại một số trường học, quảng bá thông qua website, các trang mạng xã hội, facebook, các diễn đàn với việc thành lập các nhóm học ngoại ngữ, các câu lạc bộ ngoại khóa, các cuộc thi và hội thảo anh ngữ để thu hút học viên.

Chiến lược xây dựng thương hiệu đem lại hiệu quả thực sự, ngoài việc mạnh tay đầu tư cho quảng cáo, phải luôn chú trọng đến tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo. Marketing online cũng là kênh quảng cáo đắc lực hiện nay, tốn ít chi phí và hiệu quả.

  1. Sử dụng phần mềm quản lý trung tâm anh ngữ với VnResource:

Một trong những thành công của trung tâm anh ngữ là ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý.

EBM-Pro là phần mềm quản lý giáo dục được đánh giá tốt nhất thị trường hiện nay. Với hơn 15 năm kinh nghiệm triển khai phần mềm về mảng đào tạo, VnResource đã triển khai thành công cho nhiều trung tâm anh ngữ lớn nhỏ trên cả nước. Đội ngũ tư vấn giải pháp và kỹ thuật lập trình chuyên nghiệp, nhiệt tình, đảm bảo đáp ứng 99% yêu cầu của quý khách hàng.