LÃNH ĐẠO THẤU CẢM: PHẨM CHẤT CỦA NHÀ QUẢN LÝ THỜI ĐẠI MỚI 

Một yêu cầu quan trọng của doanh nghiệp đối với cấp lãnh đạo và quản lý là khả năng điều hành và phát triển tổ chức trong mọi hoàn cảnh, cả vào những thời điểm thuận lợi cũng như khó khăn khủng hoảng. Điều này đòi hỏi tầm nhìn của cấp lãnh đạo phải vượt qua những chiến lược quản lý và phát triển truyền thông, đồng thời cải thiện nhiều kỹ năng quan trọng để đạt được thành công. Năng lực lãnh đạo thấu cảm là một trong số các kỹ năng đó. 

Lãnh đạo thấu cảm là gì? 

Sự thấu cảm hay đồng cảm là khả năng nhận thức và liên hệ với những suy nghĩ, cảm xúc hoặc kinh nghiệm của người khác. Những người có lòng thấu cảm sẽ có thể nắm bắt tình hướng từ quan điểm của người khác, cũng như tương tác lại với thái độ thấu hiểu, cảm thông và lòng trắc ẩn. Trong môi trường làm việc, lãnh đạo thấu cảm thể hiện qua việc cấp quản lý cho nhân viên được phép thể hiện đúng cảm xúc cá nhân, đồng cảm với nhau từ đó nâng cao chất lượng các mối quan hệ và hiệu suất làm việc. 

Lãnh đạo thấu cảm là gì? 
Lãnh đạo thấu cảm là gì?

Phân biệt thấu cảm với cảm thông 

Một lưu ý quan trọng là cần phân biệt gữa hai khai niệm cảm thông và thấu cảm. Cảm thông thường được hiểu là cảm giác thương cảm cho người khác, mà không thực sự hiểu hoàn cảnh của họ. Trong khi đó, sự đồng cảm để cập đến năng lực/ khả năng đặt bản thân vào hoàn cảnh của người khác, từ đó trải nghiệm cảm xúc, suy nghĩ hoặc quan điểm của riêng họ. Vì lý do này, khả năng thấu cảm thường mang lại hiểu quả cao hơn đặc biệt là áp dụng tại nơi làm việc. 

Tầm quan trọng của năng lực lãnh đạo thấu cảm 

Lãnh đạo thấu cảm cho phép cấp quản lý nhận thức được nhu cầu, cảm xúc cuãng nhu suy nghĩ của mọi người xung quanh. Thật đáng tiếc, từ lâu năng lực này chỉ được xem nhu một kỹ năng mềm hữu ích, mà không được đánh giá với vai trò chỉ số đo lường hiệu suất trong tổ chức doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Center for Creative Leadership ( CCL) đã chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo thành công phải tập trung vào con người hơn, có khả năng làm việc với mọi người, từ các nhóm đồng nghiệp, phòng ban, các quốc gia, nền văn hóa và tầng lớp xã hội khác nhau. Trong nghiên cứu này, CCL tiền hành phân tích dữ liệu từ 6.731 người quản lý ở 38 quốc gia. Kết quả cho thấy sự đồng cảm ở nơi làm việc có mối liên hệ tích cực đến hiệu quả công việc. Theo đó, những cấp quản lý biết đồng cảm được nhân viên đánh giá là làm việc hiệu quả hơn so với những người khác. Không chỉ vậy, họ cũng được các sếp lớn hơn đánh giá cao về hiệu suất công việc. 

Lòng trắc ẩn và năng lực kết nối với người khác là yêu cầu quan trọng đối với cuộc sống cá nhân lẫn nghề nghiệp. Lãnh đạo thấu cảm, một thành phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc và kỹ năng lãnh đạo, cũng góp phần cải thiện tương tác giữa người với người, tăng cường hiệu quả giao tiếp trong cả môi trường công sở và quan hệ gia đình. 

Lãnh đạo
Lãnh đạo

4 Phương pháp thể hiện năng lực lãnh đạo thấu cảm 

1. Lưu ý đến các dấu hiệu cho thấy nhân viên đang làm việc quá sức 

Tình trạng kiệt sức trong công việc là một vấn đề thực sự nan giải ngày nay và càng đáng quan tâm hơn trong những thời điểm căng thẳng áp lực như khủng hoảng Covd-19 vừa qua. Nhiều người rơi vào trạng thái căng thẳng, làm việc quá số giờ quy đinh, và cảm thấy khó khăn để tách biệt công việc ra khỏi cuộc sống gia đình. 

Các nhà quản lý với kỹ năng thấu cảm sẽ nhận ra những dấu hiệu mất cân bằng cuộc sống và công việc ở nhân viên, trước khi tình trạng này dẫn đến quyết định nghỉ việc hoặc thay đổi công việc. Họ sẽ chịu khó dành ít thời gian mỗi tuần để kiểm tra với các thành viên trong nhóm, đánh giá cách họ xử lý khối lượng công việc hiện tại, đồng thời giúp họ phục hồi khi đã phải làm việc quá sức. 

2. Quan tâm chân thành đến nhu cầu, hy vọng và ước mơ của người khác 

Một phần quan trọng của năng lực lãnh đạo thấu cảm là tìm hiểu nhu cầu và mục tiêu riêng của từng thành viên trong nhóm, khéo léo sắp xếp công việc để đảm bảo mục tiêu hiệu suất và sự hài lòng của nhân viên. Khi nhận thấy cấp quản lý công nhận những đóng góp của họ, nhân viên sẽ có xu hướng gắn bó, trung thành và sẵn sàng cống hiến hơn. 

3. Sẵn lòng giúp đỡ xử lý những vấn đề cá nhân của nhân viên 

Ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân ngày nay đã trở nên rất mờ nhạt, đặt biệt trong tình hình khủng hoảng hiện nay. Các nhà quản lý với tinh thần đồng cảm cần tin tưởng vào khả năng của nhân viên trong việc giải quyết các vấn đề cá nhân nhân đồng thời vẫn đảm bảo hoàn thành trách nhiệm công việc. Họ hiểu rằng vai trò của người lãnh đạo là làm đầu tàu và sẵn sàng hỗ trợ khi nhân viên cần đến họ nhất. 

Giữ liên lạc, cởi mở và khuyến khích trao đổi là cách tốt để tạo dựng tâm lý an toàn, giúp các thành viên trong nhóm cảm thấy thoải mái khi chia sẻ tâm tư của họ. Đây đồng thời cũng là yêu cầu quan trọng trong số những nguyên tắc vàng của huấn luyện tại doanh nghiệp. 

4. Thể hiện long tiếc thương trước mất mát của người khác 

Mối quan hệ đích thực và tình bạn đóng vai trò rất quan trọng ở nói làm việc. Năng lực lãnh đạo thấu cảm là công cụ giúp cấp quản lý thiết lập mối quan hệ với đội ngũ nhân viên cấp dưới. Ai cũng phải trải qua mất mát, vì vậy chúng ra hãy đồng cảm và sẵn lòng hỗ trợ nhân viên khi họ có chuyên không may dẫu cho mất mát đó không hề liên can gì đến chúng ta. 

Bí quyết phát triển năng lực lãnh đạo thấu cảm cho đội ngũ quản lý doanh nghiệp 

Một số người có năng khiếu thể hiện sự đồng cảm một cách tự nhiên và tinh tế hơn những người khác. May mắn thay, lãnh đạo thấu cảm không phải một năng khiếu bẩm sinh mà hoàn toàn có thể học được. Nếu có đủ thời và sự hỗ trợ, cấp quản lý doanh nghiệp có thể phát triển và hoàn thiện kỹ năng đồng cảm thông qua huấn luyện, đào tạo, các cơ hội phát triển hoặc tình huống thực tế. 

Về góc độ tổ chức, doanh nghiệp có thể khuyến khích xây dựng môi trường giúp nhà quản lý cải thiện kỹ năng đồng cảm, thông qua 5 phương pháp đơn giản sau:

1. Nói về sự đồng cảm 

Bước đầu tiên doanh nghiệp cần làm là đảm bảo quản lý ý thức rõ tầm quan trọng của lãnh đạo thấu cảm. Đa phần các nhà quản lý thường quan tâm nhiều đến những kỹ năng liên quan giải quyết công việc như giám sát, lập kế hoạch,… nhằm mục tiêu quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên. Thế nhưng, nghiên cứu đã cho thấy sự hiểu biết, quan tâm và phát triển người khác cũng quan trọng không kém đặc biệt trong môi trường lao động ngày nay. 

Việc dành thời gian và sự quan tâm cho người khác sẽ thúc đẩy tinh thần đồng cảm, từ đó nâng cao hiếu suất và nhận thức của bạn. 

2. Thực hành lắng nghe thấu cảm 

Để hiểu người khác và cảm nhận những gì họ đang cảm thấy, người quản lý cần phải biết cách lắng nghe tích cực. Hãy để nhân viên của bạn nhận thấy họ đang được lắng nghe, cũng như bày tỏ sự hiểu biết về các mối quan tân và vấn đề họ đang gặp phải. 

Khi người quản lý biết lắng nghe, mọi người xung quanh sẽ cảm thấy được tôn trọng, hệ quả là sự tín nhiệm dành cho người lãnh đạo cũng gia tăng. Lắng nghe thấu cảm đòi hỏi cấp quản lý phải tập trung để nhận biết ý nghĩa đằng sau những câu nói của người khác, bằng cách chú tâm không chỉ đến câu từ, mà còn là cảm giác, ý nghĩa thể hiện thông qua các hành vi phi ngôn ngữ như: giọng điệu, tốc độ nói, nét mặt và cử chỉ. 

3. Đặt bản thân và góc nhìn của người khác 

Ở vị trí quản lý, bần cần liên tục đặt mình vào vị trí của người khác, bao gồm việc đánh giá trải nghiệm cá nhân, cách nhìn nhận sự việc, vấn đề của nhân viên. Việc đặt mình vào góc nhìn của người khác có vai trò rất quan trọng trong giải quyết vấn đề, quản lý xung đột và thúc đẩy tư duy đổi mới. 

Là nhà lãnh đạo trọng thế giới biến động hiện nay, điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ vai trò của danh tính xã hội đối với bản thân và mọi người. 

Bí quyết phát triển năng lực lãnh đạo
Bí quyết phát triển năng lực lãnh đạo

4. Nuôi dưỡng lòng trắc ẩn 

Doanh nghiệp cần hết lòng hỗ trợ những nhà lãnh đạo biết quan tâm đến cảm xúc của người khác, xem xét ảnh hưởng của các quyết định kinh doanh đối với nhân viên, khách hàng và cộng đồng. Hãy vượt ra ngoài những tuyên bố về giá trị tiêu chuẩn, cũng như dành thời gian để tự soi chiếu bản thân và nuôi dưỡng lòng trắc ẩn. 

5. Hỗ trợ đội ngũ quản lý khu vực và toàn cầu 

Khả năng đồng cảm và bỏ qua những rào cản khi hợp tác sẽ trở nên đặc biệt quan trọng đối với các nhà lãnh đạo làm việc trong các tổ chức toàn cầu hoặc đa văn hóa. Qúa trình làm việc với thành viên từ các nền văn hóa đa dạng đòi hỏi cấp quản lý có cái nhìn thoáng hơn trước những quan điểm và trải nghiệm khác biệt. Lãnh đạo thấu cảm là chìa khóa mang đến thái độ quan tâm và đánh giá đúng mực đối với người khác mở đường cho các mối quan hệ làm việc hiệu quả hơn. 

Cùng với quá trình trau dồi lòng đồng cảm, cấp quản lý cũng đồng thời nâng cao trình độ và cơ hội thành công trong công việc. Một đội ngũ lãnh đạo thấu cảm là tài sản vô giá của doanh nghiệp, sẽ góp phần xây dựng và duy trì hiệu quả các mối quan hệ, một yêu cầu không thể thiếu để đóng vai trò lãnh đạo tổ chức trong thế giới ngày nay. 

Cùng VnResource LMS Pro nâng cao chất lượng đội ngũ doanh nghiệp. Liên hệ hotline: 0914.004.800

Một số bài viết liên quan: 

TÁI TẠO LẠI ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO CỦA BẠN – SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MỘT KỈ NGUYÊN CÔNG NGHỆ SỐ? (P1)

TÁI TẠO LẠI ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO CỦA BẠN – SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MỘT KỈ NGUYÊN CÔNG NGHỆ SỐ? (P2)

Làm sao để phát triển những nhà lãnh đạo trẻ ở nơi làm việc?