Hướng dẫn HR về đàm phán lương với nhân viên

Đàm phán lương, khi nhân viên yêu cầu tăng lương, họ thường được chấp thuận điều đó. Theo một cuộc khảo sát trong ngành, khoảng 70% người lao động yêu cầu tăng lương và được chấp thuận điều đó và gần 40% nhận được mức lương như mong muốn.

Tuy nhiên những cuộc trò chuyện về lương thưởng tiền bạc chưa bao giờ là điều dễ dàng với tất cả mọi người. Khi các yêu cầu tăng lương không được xử lý cẩn thận, con đường này có thể là một con đường nguy hiểm, đầy rẫy nguy cơ khiến những người quản lý khó chịu và những nhân viên bất mãn.

huong-dan-hr-ve-dam-phan-luong-voi-nhan-vien
Hướng dẫn HR về đàm phán lương với nhân viên

Hầu như mọi lời kêu gọi tăng lương đều đáng được xem xét cẩn thận, các chuyên gia và lãnh đạo nhân sự đều cần cân nhắc “đồng ý”. Dưới đây, VnResource gửi đến bạn đọc một vài hướng dẫn để đàm phán lương của nhân viên một cách duyên dàng và hiệu quả nhất có thể.

4 Bước để đàm phán hiệu quả việc tăng lương cho nhân viên

1. Bước đầu từ khâu tuyển dụng

Cuộc đàm phán về lương bắt đầu từ rất lâu trước khi nhân viên trở thành trụ cột trong bộ máy doanh nghiệp. Cuộc trao đổi thường bắt đầu sớm ngay từ khâu tuyển dụng. Theo Courtney Berg, người sáng lập và chủ sở hữu công ty tư vấn nhân sự Courside Consulting cho biết, các công ty nên nêu rõ mức lương tối thiểu và tối đa cho vị trí này. Việc vạch ra các mức lương và thực hiện nghiên cứu thị trường cần thiết để đảm bảo rằng bạn đang đưa ra mức lương cạnh tranh cho những người mới tuyển phải là một phần trong chính sách và triết lý lương thưởng của doanh nghiệp bạn.

Xây dựng tính minh bạch trong trả lương ngay từ đầu cũng có thể hữu ích trong tương lai khi nhân viên tìm kiếm mức lương cao hơn vì cơ hội tăng lương sẽ được tích hợp rõ ràng trong hệ thống. Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên chia sẻ thông tin với những người tuyển dụng tiềm năng về mức lương cho một vai trò cụ thể. Nhân viên mới có thể biết được cách họ có thể thăng tiến qua các cấp bậc khác nhau trong vị trí dựa trên thành tích của họ và mức lương liên quan đến vị trí đó.

Hãy tạo ra sự minh bạch đưa ra trong quá trình tuyển dụng và giới thiệu ngày cả trước khi ứng viên đó chấp nhận vị trí công việc đó.

2. Thực hiện đánh giá thường xuyên

Thực hiện đánh giá thường xuyên mỗi tuần thay vì mỗi năm sẽ giúp thúc đẩy nhân viên thực hiện công việc xuất sắc hơn và gắn bó với công ty hơn. Việc thực hiện đánh giá thường xuyên có nghĩa là các nhà tuyển dụng sẵn sàng hơn trong việc quyết định các yêu tăng lương bởi vì họ đã thảo luận về việc cá nhân đó có đáp ứng được công việc hay vượt quá chỉ tiêu công việc mong đợi không.

Tần suất đánh giá sẽ phụ thuộc vào văn hóa công ty của bạn, nhiệm kỳ của nhân viên và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp, tổ chức của bạn. Và ngoài bất kỳ đánh giá chính thức nào, người giám sát cũng nên kết hợp việc đưa các ý kiến phản hồi thường xuyên cho nhân viên của mình vào thói quen bình thường để những buổi review lương trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

=>> Đọc thêm: Phần mềm đánh giá nhân viên – Giải pháp đánh giá nhân viên hiệu quả thời đại CNTT

3. Thu thập dữ liệu

” Không thể đưa ra quyết định về việc tăng lương mà không xem xét hiệu suất của nhân viên. Họ đã mang lại kết quả gì? Họ đã tạo ra tác động gì? Thành tích của họ là gì? Nghiên cứu tiền lương mà tôi biết trên thị trường là gì?”

Trường hợp tốt nhất, nhân viên sẽ đến bàn làm việc với sự chuẩn bị sẵn sàng, trao đổi các thông tin với nhà quản lý về các công việc đã thực hiện tốt, các mục tiêu và năng suất đã hoàn thành. Cả hai cùng đề cập đến kế hoạch phát triển trong và cơ hội thăng tiến đối với các nhân đó trong công ty. Các thông tin hữu ích này sẽ giúp bộ phận nhân sự có cơ sở để xây dựng mức lương mới. Nó sẽ chứng minh cho người lãnh đạo biết rằng họ sẽ nhân sự “khoản lời” khi trả mức lương nhiều hơn.

thu-thap-du-lieu

Tuy nhiên, không phải mọi nhân viên đều chuẩn bị sẵn một danh sách đầy đủ các lý do tại sao họ xứng đáng nhận được mức lương cao hơn. Khi điều đó xảy ra, thay vì từ chối hay yêu cầu nhân viên quay trở lại lần sau khi đã có nhiều thông tin hơn bao gồm giá trị mà họ tin rằng có sẽ mang lại cho doanh nghiệp và những nghiên cứu về mức lương của những người ở cùng vị trí.

4. Nói ” Không” một cách cẩn thận

Từ chối yêu cầu tăng lương có thể là một cuộc trò chuyện khó khăn cho cả hai bên, những các chuyên gia nhân sự cho rằng có nhiều cách để giải quyết vấn đề này một cách cẩn thận. Dưới đây là 4 lưu ý khi bạn phải nói ” Không” với yêu cầu của nhân viên:

  • Hãy trung thực và thẳng thắn: Hãy suy nghĩ khách quan về những gì nhân viên đã đặt ra và thành thật với họ. Nhân viên có thể suy nghĩ rằng họ đang làm một công việc tuyệt vời, có điều đó có thể không đúng, trách nhiệm của người quản lý là phải nêu bật những vấn đề có thể cải thiện.
  • Hãy để nhân viên hiểu đó không phải là ” không” mãi mãi: Hãy cho nhân viên biết rằng sẽ luôn có cơ hội xem xét lại yêu cầu tăng lương của họ và sau đó đặt ra mục tiêu mà học cần đáp ứng để được tăng lương. Hãy đưa ra những nhận xét mang tính xây dựng thay vì chỉ nói ” Không” một cách lạnh lùng.
  • Thay thế bằng một cách khác: Không phải mọi công ty đều có khả năng tăng lương đặc biệt là trong thời kỳ sau đại dịch Covid-19 và tình hình suy thoái nền kinh tế đang diễn ra trên toàn cầu, khiến ngân sách nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Nếu tình hình tài chính công ty không được cải thiện – là lý do cho lời nói “không” trong việc tăng lương của nhân viên, thì chúng tôi khuyên các nhà quản lý rằng hãy tìm cách khen thưởng khác cho các cá nhân vì đã làm tốt công việc của họ. Có thể khen thưởng bằng cách tăng thêm thời gian nghỉ có lương, cung cấp một số tiêu chuẩn hiệu suất công việc có thể mang lại tiền thưởng trong tương lai.
  • Hãy là ” kẻ xấu”: Hãy giúp người quản lý/ sếp giữ thể diện và để bộ phận nhân sự là ” kẻ xấu” sẵn sàng làm kể xấu trong việc tung ra tin nhân viên sẽ “không” được tăng lương, hãy để người quản lý/ sếp là những “anh hùng”.

=>> Đọc thêm: Kỹ năng đàm phán là gì? Nghệ thuật xây dựng thành công trong kinh doanh

Hãy nhớ rằng sự công bằng là quan trọng

Doanh nghiệp phải luôn đảm bảo rằng việc trả lương là công bằng, tất cả nhân viên, người lao động được trả lương như nhau cho công việc như nhau bất kể giới tính, tuổi tác,… không nên có sự phân biệt, bởi một vấn đề nhỏ có thể gây mâu thuẫn, phản ánh trên toàn doanh nghiệp, gây nên những bất mãn không đáng có và sâu hơn là dẫn đến việc rời bỏ doanh nghiệp của nhân viên.

Hãy nhớ rằng: ” việc đàm phán lương là vấn đề căng thẳng”

Khi bạn điều hướng yêu cầu tăng lương, điều quan trọng cần nhớ là yêu cầu này gây căng thẳng như thế nào đối với nhiều nhân viên. Người ở phía bên kia bàn hội nghị có thể mất hàng tháng trời để lấy hết can đảm để đưa ra quan điểm của mình, lo lắng về bất kỳ hậu quả tiềm tàng nào. Công việc của nhà quản lý, bộ phận nhân sự là xoa dịu những lo lắng của họ bằng cách hướng dẫn nhân viên thực hiện đúng quy trình, lắng nghe nhân viên của mình và đưa ra các quyết định minh bạch. 

dam-phan-luong

Các bài viết có thể bạn quan tâm: 

=>> Đọc thêm: Công thức tính lương cơ bản cho người lao động

=>> Đọc thêm: Hướng dẫn thực hiện phân tích nhu cầu đào tạo (TNA) chuẩn cho doanh nghiệp

=>> Đọc thêm: Kỹ năng giao việc là gì? Làm thế nào để giao việc hiệu quả?

Summary
Hướng dẫn HR về đàm phán lương với nhân viên
Article Name
Hướng dẫn HR về đàm phán lương với nhân viên
Description
Đàm phán lương, khi nhân viên yêu cầu tăng lương, họ thường được chấp thuận điều đó. Theo một cuộc khảo sát trong ngành, khoảng 70% người lao động yêu cầu tăng lương và được chấp thuận điều đó và gần 40% nhận được mức lương như mong muốn.
Author
Publisher Name
VnResource
Publisher Logo