Giữ nhân viên luôn hài lòng trong công việc

(Forbes.com) – Mức độ hài lòng của nhân viên là một trong những tiêu chí đánh giá sự thành công của rất nhiều doanh nghiệp. Khi nhân viên cảm thấy hài lòng với công việc, họ sẽ làm việc hiệu quả và gắn bó hơn với công ty. Hơn nữa, nếu doanh nghiệp nâng cao được mức độ hài lòng của nhân viên, nguồn nhân lực sẽ được duy trì ổn định, giúp giảm chi phí hoạt động và tăng hiệu suất kinh doanh.

Tuy nhiên, để giữ nhân viên luôn hài lòng trong công việc không đơn giản chỉ là tăng lương. Có rất nhiều giải pháp đơn giản, ít tốn kém giúp các nhà quản lý cải thiện sự hài lòng và làm tăng mức độ cam kết của nhân viên.

1. Truyền dạt cho nhân viên đầy đủ thông tin cần thiết

Giữ nhân viên luôn hài lòng trong công việc

Những người lãnh đạo thường có cái nhìn về bức tranh tổng thể của doanh nghiệp. Do đó, họ cần phải truyền đạt đầy đủ những thông tin cần thiết cho nhân viên. Nhân viên sẽ nắm rõ hơn về tình hình chung của công ty, cũng như cảm thấy mình là một phần quan trọng của doanh nghiệp.

2. Ứng xử với nhân viên một cách chuyên nghiệp

Giữ nhân viên luôn hài lòng trong công việc

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, rủi ro không đáng có lúc nào cũng có khả năng xảy ra. Dù cho điều đó có thể ảnh hưởng tới toàn bộ công ty, hoặc chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, nhân viên cần được đối xử một cách thẳng thắn và chuyên nghiệp. Nếu bạn chọn cách giấu kín những khó khăn trong công việc, rắc rối lớn rất có thể sẽ xảy ra.

3. Lương thưởng là một yếu tố

Mức lương là một trong số những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định của nhân viên, nhưng sau khi đã đạt đến thỏa thuận thì động lực thúc đẩy họ thường thay đổi: những thách thức đến từ công việc, cơ hội được học hỏi và được cống hiến.

Giữ nhân viên luôn hài lòng trong công việc

Khi đã định được một mức lương hợp lý để khiến nhân viên cảm thấy thoải mái, đừng cố gắng giảm bớt xuống. Nếu làm như vậy, nhân viên chắc chắn sẽ cảm thấy không công tâm và thoải mái.

4. Đãi ngộ cũng là một yếu tố

Một số công ty sẽ trở nên rất hấp dẫn đối với những người tìm việc nhờ có chế độ đãi ngộ hậu hĩnh như bữa trưa miễn phí, bàn bóng bàn, khám sức khỏe định kỳ…

Giữ nhân viên luôn hài lòng trong công việc

Nhưng cũng giống như lương thưởng, những ưu đãi này không phải là quá quan trọng so với những thách thức đến từ công việc, hay cảm giác trở thành một thành viên quan trọng của đội ngũ giỏi – nơi mà những đóng góp của họ được ghi nhận.

Một người quản lý cần phải hiểu rõ rằng, tuy những đãi ngộ là rất tốt và sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho nhân viên, nhưng chúng không thể hoàn toàn thay thế những cảm hứng đến từ chính công việc của họ.