Ngành dệt may mặc hiện nay đang giữ một vai trò hết sức quan trọng và đóng góp to lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay ngành dệt – may mặc đang bị cạnh tranh khốc liệt với ngành dệt may các nước khác như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc,… Trước tình hình đó công tác quản trị và đạo tạo nguồn nhân lực khối ngành này cần được chú trọng và nâng cao. Cùng tìm hiểu để biết đâu là giải pháp quản lý nhân sự cho ngành dệt – may mặc.
I. Đặc điểm, đặc thù của ngành dệt – may mặc
Dệt may là ngành nhằm đáp ứng sự thỏa mãn của con người, gắn liền với nhu cầu hằng ngày của con người, do đó sản phẩm của ngành thường rất đa dạng và có nhiều thay đổi theo từng giai đoạn, thời kì phát triển của xã hội. Nhu cầu may mặc trên thị trường là rất lớn chính vì vậy quy mô ngành là rất lớn, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà ngành dệt – may mặc còn phát triển để xuất khẩu thị trường quốc tế, chính vì vậy nhu cầu về lực lượng ngành này là vô cùng lớn ở nhiều bộ phận, phòng ban và trình độ khác nhau.
Số lượng nhân lực lớn, dẫn đến việc môi trường làm việc phải tiếp xúc và làm việc với rất nhiều người, nhiều phương tiện máy móc và vật liệu, chất liệu khác nhau. Đối với ngành dệt – may mặc làm việc theo dây chuyên, mỗi nhóm nhân viên đóng một vai trò quan trọng trong dây chuyện tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh, chất lượng, chính vì vậy đòi hỏi người lao động cần có khả năng thích nghi, cũng như tinh thần hợp tác, làm việc nhóm. Bên cạnh đó, dệt may là một trong những ngành không chỉ chú trọng đến chất lượng mà còn chú trọng về số lượng sản phẩm làm ra, mỗi công nhân luôn được áp các KPI lượng sản phẩm làm ra, chính vì vậy áp lực công việc của ngành cũng vô cùng nặng nề, đòi hỏi người lao động phải có một tay nghề tốt, sức khỏe đảm bảo, tinh thần làm việc cao và khả năng chịu áp lực công việc tốt.
Trong tất cả các ngành sản xuất, có thể nói dệt may là một ngành khó khăn trong quản lý nhất do một số đặc thù trong quy trình thực hiện, một số đặc thù ngành hàng này như việc bóc tách định mức vô cùng khó khăn. Một sản phẩm của ngành dệt may sẽ có rất nhiều chi tiết cũng như công đoạn khác nhau, vì vậy nhiều doanh nghiệp ngày từ đầu đã gặp khó khăn trong vấn đề quản lý định mức.
Ngành dệt – may mặc có một đặc thù đó là tính như: yếu cầu về mẫu mã, màu sắc, chất liệu, size, giá cả và tính thời vụ cao. Một số thời điểm trong năm nhau cầu về may mặc sẽ cao như các dịp lễ, tết đòi hỏi phải tăng ca, thuê nhân công thời vụ dẫn đến đến việc quản lý nhân lực có nhiều bất cập và khó khăn.
II. Những khó khăn trong quản trị
Những năm trở lại đây, ngành dệt may đã góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế, trong đó kinh ngạch xuất khẩu ngành dệt may đang dẫn đầu với 40,4 tỷ USD năm 2021, chiếm 12% tổng kinh ngạch xuất khẩu cả nước. Xuất khẩu dệt may Việt nam chiếm 5,2% thị phần toàn cầu. Năm 2021, Việt Nam đứng thứ 4 trong top 10 quốc gia xuất khẩu hàng may mặc ( sau Trung Quốc, EU, Bangladesh) và đứng thứ 7 xuất khẩu hàng dệt trên thế giới ( sau Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan và Hoa Kỳ).
Từ nay đến năm 2030, ngành dệt may chuyển dần trọng tâm sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn. Từ năm 2030 – 2045, phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Xuất khẩu và tiêu thụ trong nước bằng các thương hiệu riêng mang tầm khu vực và thế giới.
Khi đó, kim ngạch xuất khẩu bình quân dự kiến sẽ tăng từ 5-6%/năm trong giai đoạn đến năm 2030 (năm 2030 dự kiến 68-70 tỷ USD); tăng từ 2-3%/năm trong giai đoạn từ 2031 đến 2045 (năm 2045 đạt khoảng 95 – 100 tỷ USD).
Bên cạnh đó, sự chuyển hoá xanh trong lĩnh vực dệt may với sự tham gia của hàng trăm thương hiệu may mặc trên thế giới đã đặt ngành dệt may Việt Nam trước những thách thức mới. Để có thể giữ được đà tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, doanh nghiệp không chỉ đáp ứng được yêu cầu về nguồn gốc, xuất xứ, nguyên liệu sản xuất phải là nội địa, mà còn phải chứng minh được trách nhiệm xã hội của mình với sức khoẻ của cộng đồng.
Từ những vấn đề trên đặt ra những khó khăn trong việc quản lý nhân sự cho ngành dệt – may mặc như:
– Thiếu nguồn lực lao động chất lượng cao. Lực lượng lao động trong ngành dệt may hiện nay vào khoảng 2,5 triệu người, trong đó 80% là nữ. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp dệt may luôn phải đổi mặt với sự dịch chuyển nhân sự, thêm, bớt nhân sự theo thời vụ, theo kế hoạch phát triển của doanh nghiệp, chính vị vậy nguồn nhân sự có sự biến động nhất định vào các thời điểm khan hiếm khó khăn trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.
– Để xây dựng và duy trì nguồn nhân lực ổn định và có tay nghề, doanh nghiệp hoạt động ở quy mô nào cũng cần phải có sự đầu tư nhất định về công tác quản lý, đào tạo nhân lực để đảm bảo công việc hoạt động chôi chảy không bị gián đoạn ảnh hưởng đến sự phát triển của cả doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển mỗi doanh nghiệp luôn phải có sự đầu tư về việc đào tạo, nâng cao trình độ và tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên và các chính sách phúc lợi cũng cần có sự cân đối điều chỉnh thích hợp để giữ chân người lao động có tay nghề tốt cho doanh nghiệp.
– Với đặc thù của ngành dệt – may mặc số lượng nhân lực đông, ca kip đa dạng, số lượng nhà máy phân bổ nhiều khu vực, chính sách lương mỗi khu vực, nhóm công việc cũng khác nhau,… điều nay gây nên sự phức tạp và khó khăn trong công tác quản lý và tính công lương cho nhân viên. Để giảm thiệu cho bộ phận nhân sự về công tác tính lương thưởng, công làm việc thì các doanh nghiệp nên có sự đầu tư về các hệ thống quản lý nhân sự bài bản giúp giảm thiểu công việc, đồng thời đảm bảo sự chính xác trách sai sót không đáng có trong việc tính toán thủ công.
– Dệt may mặc là ngành công nghiệp trọng điểm, nhưng với đặc trưng của ngành dệt may, người quản lý thường gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý như: không quản lý được số lượng và chất lượng làm việc của đội ngũ nhân viên, không kiểm soát được tác phong làm việc, không đánh giá được hiệu quả làm việc đội nhóm, phân xưởng hay từng các nhân nhân viên,…trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để có thể duy trì sự phát triển và tham gia sâu và chỗi giá trị dệt may toàn cầu, thì đòi hỏi ngành dệt may mặc cần có những giải pháp tối ưu để quản lý nguồn lực chất lượng, phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường mới.
III. Giải pháp quản lý nhân sự cho ngành dệt – may mặc
Hiểu được những khó khăn trên, VnResource luôn không ngừng cải tiến và mang đến cho các doanh nghiệp giải pháp Quản lý Nhân sự toàn diện VnResource HRM Pro với các tính năng nổi bật:
- Dựa vào đăc điểm đặc thù ở ngành dệt – may mặc đó là nhiều phòng ban, nhiều bộ phận khác nhhau, nhiều phân xưởng khác nhau, hệ thống VnResource HRM Pro hỗ trợ mô hình quản lý phức tạp này, phân quyền theo các các nhóm, phòng ban, phân xưởng để phù hợp với hệ thống quản lý của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ nhiều nhóm chính sách nhân sự, kỳ công lương khác nhau, nhóm ca làm việc phức tạp,… các ca làm việc của các doanh nghiệp dệt – may mặc luôn đa dạng các ca làm việc, phức tạp trong khâu chấm công lương hiểu được điều này VnResource HRM Pro với kinh nghiệm triển khai cho rất nhiều doanh nghiệp dệt – may mặc nên hoàn toàn có đáp ứng được điều này.
- Hỗ trợ đầy đủ chức năng giải trình công: Tự động nhắc thiếu in/out, phê duyệt thiếu giờ In/Out, Leave, Overtime… kết xuất báo cáo và kết quả công hoàn chỉnh. Hỗ trợ đắc lực trong công tác quán lý và xử lý công lương cho nhân viên.
- Hỗ trợ giải pháp xử lý chấm công, tăng ca…. Theo các tiêu chuẩn Audit (SA8000, BSCI…)
- Hỗ trợ tính lương linh động cho nhiều loại lương: Lương theo bậc, ngạch, Lương 3P, Lương sản phẩm, nhiều loại phụ cấp khác nhau.
- Thiết lập động công thức công lương. Bảo mật thông tin mức độ cao: Các thông tin nhạy cảm (lương, thưởng, phụ cấp…) được mã hóa trước khi truyền trên mạng và lưu trữ trong máy chủ.
- Payroll Reconciliation – Phân tích sự chênh lệch về lương giữa tháng này với tháng khác, chi tiết các dòng dữ liệu khác nhau để đảm bảo sự chính xác.
- Hệ thống đánh giá KPI, OKR, BSC, bản đồ chiến lược… đám bảo đánh giá chất lượng làm việc của mỗi nhân viên, tránh tình trạng làm việc kém hiệu quả, không mang lại giá trị cho doanh nghiệp.
- Hệ thống quản lý năng lực, bao gồm bộ tiêu chuẩn năng lực tham khảo chất lượng do các chuyên gia nhân sự hàng đầu tại Việt Nam xây dựng. Nhằm đảm bảo sự minh bạch trong công tác đánh giá năng lực nhân viên, người có năng lực được trọng dụng, khen thưởng, người lại nhân viên sai sót, thiếu năng lực cần đào tạo và kiểm điểm để phù hợp tạo nên môi trường cạnh tranh, phát triển toàn diện cho cả doanh nghiệp.
Kết
Nỗi khó khăn của các doanh nghiệp dệt – may mặc trong công tác quản lý nhân sự cũng là nỗi trăn trở của VnResource trong những năm qua, với sứ mệnh “niềm tin của khách hàng là thành công của chúng tôi” , VnResource luôn nỗi lực để thấu hiểu khách hàng từ đó đưa ra sản phẩm có thể mang lại giá trị tốt nhất cho các doanh nghiệp. Với kinh nghiệm gần hai thập kỷ trong ngành đã triển khai cho rất nhiều các doanh nghiệp ngành dệt – may mặc, thấu hiểu rất nhiều sự phức tạp, khó khăn trong công tác quản lý nhân sự của ngành, VnResource HRM Pro có thể tự tin đáp ứng được những yêu cầu khó nhằng của ngành và tự hào mang lại một giải pháp quản lý nhân sự toàn diện nhất cho khách hàng ngành dệt – may mặc.
Một số khách hàng tiêu biểu trong ngành dệt – may mặc của VnResource: Ansell, Paiho, AllianceOne, TraxApparel, Saitex, FGL, Thuận Phương Group, Trung Đông,…
Liên hệ hotline hỗ trợ tư vấn ngay: 0914.004.800
Một số bài viết tham khảo thêm: