“Talent Acquisition” – Phần 2: Các nhiệm vụ của một talent acquisition

Khái niệm “tuyển dụng” đang dần trở nên lỗi thời, thay vào đó là sự lên ngôi của khái niệm mới: Talent Acquisition (thu hút tài năng).

.

.

.

Xem Phần 1: “Talent Acquisition” – Phần 1: Khái niệm thay cho “nhà tuyển dụng” trong tương lai

Hoạch định chiến lược

Như đã trình bày, nếu như việc tuyển dụng chỉ nhằm để lấp vị trí trống, thì Talent Acquisition tập trung vào việc xây dựng một phễu ứng viên tiềm năng. Bởi vậy, trong suốt quá trình làm việc của người làm Talent Acquisition, cần phải thiết lập một chiến lược để tìm kiếm, đồng thời quản lí được tập hợp dữ liệu ứng viên.

Phân định nguồn nhân lực

talent-acquisition-phan-2-các- nhiem-vu-cua-mot-talent-acquisition

Để hoạt động talent acquisition được hiệu quả, bạn cần phải đồng thời hiểu được vai trò, vị trí, năng lực và kinh nghiệm cần thiết cho từng khía cạnh trong hoạt động kinh doanh-vận hành doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lớn, điều này đồng nghĩa với việc có thể phải hiểu tới hàng tram vị trí khác nhau. Việc này khác xa với hoạt động tuyển dụng, khi bạn chỉ cần biết về mô tả công việc hay kĩ năng cần thiết cho một vị trí nhất định.

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Xây dựng được một thương hiệu tuyển dụng chuyên nghiệp là một quá trình dài của người làm Talent Acquisition. Nó đi từ việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp (phần lõi thương hiệu tuyển dụng) cho tới thể hiện, quảng bá hình ảnh đó tới ứng viên thông qua đa dạng hình thức như website tuyển dụng, fanpage, tài khoản LinkedIn, câu chuyện của các nhân viên, (phần vỏ)…

Thương hiệu tuyển dụng giúp thúc đẩy vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, thu hút các ứng cử viên chất lượng và đem lại hình dung chính xác phong cách làm việc tại tổ chức đó – bởi vậy là nhiệm vụ không thể thiếu trong quá trình thu hút tài năng.

Tạo dựng mối quan hệ với ứng viên

talent-acquisition-phan-2-các- nhiem-vu-cua-mot-talent-acquisition

Công việc xây dựng mối quan hệ với ứng viên trong Talent acquisition bao gồm nâng cao trải nghiệm ứng viên, quản lí cộng đồng ứng viên và giữ liên hệ với các ứng viên cũ tạm thời chưa phù hợp. Nếu như công việc tuyển dụng chỉ tập trung vào những ứng viên quanh vùng có thể lựa chọn, thì talent acquisition hầu như không đặt ra giới hạn nào trong việc tìm kiếm ứng viên: chỉ cần ứng viên sở hữu những năng lực cần thiết cho doanh nghiệp, thì người làm talent acquisition sẽ tìm đến họ.

Đo lường và dự đoán

Dữ liệu là công cụ thiết yếu trong quá trình talent acquisition. Dữ liệu có thể giúp chỉ ra những điểm thành công hay thiếu sót đang có trong quá trình thu nhận tài năng, từ đó chỉ dẫn hướng đi đúng đắn. Để làm được điều này, người làm talent acquisition này phải biết thu thập, quản lí và phân tích càng nhiều dữ liệu càng tốt. Việc này rất khác so với quá trình tuyển dụng ngắn hạn, nhà tuyển dụng không cần phải tính toán dữ liệu cho việc tối ưu lâu dài.

Còn tiếp,…