Top 5 hoạt động gắn kết nội bộ mà nhà trường không thể bỏ qua

Hoạt động gắn kết nội bộ là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác tổ chức, đây là nhiệm vụ then chốt hàng đầu đặt nền móng vững chắc cho mọi thành công. Để hoạt động giáo dục được diễn ra thành công, ngoài hoạt động gắn kết học sinh trong trường học thì các nhân viên, giáo viên trong trường học cũng cần sự ăn ý và hiểu nhau để hiệu quả giáo dục được phát huy tối đa. Sức mạnh đoàn kết là sức mạnh vô địch và nó đã trở thành truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam ta, chính trường học sẽ là nơi ươm mầm và giáo dục các thế hệ tương lai về truyền thống tốt đẹp này. Hãy cùng VnResource tìm ra top 5 các hoạt động gắn kết nội bộ trong nhà trường mà lãnh đạo nhà trường nên tham khảo và triển khai để phát huy tình đoàn kết trong nội bộ nhé! 

1. Họat động gắn kết nội bộ là gì? 

Hoạt động gắn kết nội bộ là các hoạt động diễn ra bên trong nội bộ và được tổ chức bởi tổ chức với người tham gia là các cá nhân đang làm việc trong tổ chức. Trong lĩnh vực giáo dục thì các hoạt động gắn kết nội bộ thường xoay quanh các buổi hội thảo, hội nghị trực tuyến, tọa đàm và sinh hoạt định kì trong nhà trường nhằm tạo cơ hội cho các cán bộ – công nhân viên, giáo viên trong nhà trường được tham gia và trao đổi các kiến thức chuyên môn cùng nhau. 

Các hoạt động này không diễn ra một cách ngẫu nhiên như những buổi ăn trưa hay giao lưu ngẫu hứng. Để tối ưu hiệu quả của các họat động này, nhà trường cần đảm bảo hoạt động đáp ứng đủ các yếu tố sau:

  • Mục đích tổ chức rõ ràng: Hoạt động gắn kết thường có một hoặc rất nhiều mục đích khác nhau cho mỗi hoạt động như: mọi người có thể hiểu nhau rõ hơn, giúp mọi người tự tin hơn, giúp nhân viên giao tiếp hiệu quả hơn. Bên cạnh đó nhà trường cũng cần tìm hiểu về những điều xảy ra xung quanh tập thể nhân viên, ví dụ: Nhân viên mới cần hòa nhập với đội ngũ không? Đội ngũ nhân viên đang có mâu thuẫn nào cần giải quyết không?
  • Chuẩn bị kế hoạch truyền thông kĩ lưỡng: Để hoạt động diễn ra suôn sẻ, nhà trường cần thực hiện các bước truyền thông nội dung cùng lý do, thông điệp của hoạt động để nhận được sự hưởng ứng của các nhân viên. 
  • Độ phù hợp với các đối tượng nhân viên: Một hoạt động hay là chưa đủ mà nó còn cần phải phù hợp với sở thích, độ tuổi, trình độ chuyên môn, hoàn cảnh và mong muốn của nhân viên. 
  • Đảm bảo tất cả thành viên có thể tham gia: Nếu tổ chức hoạt động mà không có sự hưởng ứng thì đó cũng không được gọi là một hoạt động gắn kết, chính vì vậy, quan trọng hơn hết là kêu gọi được các thành viên tham gia để đạt được mục đích của chương trình. 
  • Tôn trọng sự bình đẳng và đa dạng văn hóa: Trong một tập thể thì mỗi cá nhân đều mang một màu sắc và xuất phát điểm khác nhau. Điều quan trọng là chúng ta dung hòa và tạo ra hoạt động hữu ích giúp các cá nhân có thể hòa nhập vào tập thể nhanh chóng hơn. 
Top 5 hoạt động gắn kết nội bộ mà nhà trường không thể bỏ qua
Top 5 hoạt động gắn kết nội bộ mà nhà trường không thể bỏ qua

2. Ý nghĩa của việc xây dựng tình đoàn kết trong nhà trường 

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, việc xây dựng mối đoàn kết nội bộ là vấn đề có tính mấu chốt tạo nên sức mạnh của tập thể góp phần to lớn vào sự thắng lợi của nhiệm vụ năm học. Để đạt được mục tiêu xây dựng tình đoàn kết thì trước tiên, mỗi cán bộ cần phải được chuẩn bị một nền tảng lý tưởng vững vàng, mục tiêu phấn đấu vì mục đích chân chính, theo chủ trương của nhà trường. Điều đó không phải là phấn đấu cho riêng mình mà đó là phấn đầu vì hiệu quả chung của tập thể thì sẽ không gây ra sự ganh đua, đố kị. Đó mới là ý nghĩa thực sự của việc xây dựng tình đoàn kết. 

Bản chất của đoàn kết là sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau và cùng hành động vì mục đích chung, dìu dắt nhau cùng tiến bộ. Nhưng xây dựng tình đoàn kết cũng không có nghĩa là im lặng, làm ngơ, bao che cho đồng nghiệp mà mỗi cá nhân cần nêu cao tinh thần “dám làm, dám nhận”. Tuy nhiên, để tình đoàn kết được phát huy thì việc góp ý cũng phải xuất phát từ sự nhất chân, đúng người đúng lúc để mỗi cá nhân nhận ra điểm chưa tốt của mình để khắc phục tốt hơn. 

Ban giám hiệu nhà trường (BGH) có vai trò rất lớn trong việc xây dựng mối đoàn kết nội bộ. Nó được thể hiện ở mối quan hệ giữa BGH và đội ngũ giáo viên. Đó là sự gần gũi, cảm thông, là sự góp ý chân thành, cởi mở, không mang tính áp đặt trên – dưới. Các đ/c làm công tác quản lí cần biết nắm bắt tâm tư nguyện vọng của CBGV trong trường. Khi phân công công việc hay giải quyết những thắc mắc không để gây ức chế đối với giáo viên. Sự thoải mái trong tư tưởng sẽ khiến con người ta nhiệt tình và yêu mến công việc hơn.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đoàn kết là vấn đề có tính chiến lược, quyết định mọi thành công của cách mạng. Đây cũng chính là bài học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với việc xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong nhà trường. Mỗi khi nội bộ chưa thống nhất về tư tưởng, chủ trương, lợi ích chung thì không thể có sự đoàn kết và nhất trí cao, đồng nghĩa nó có thể tạo nên sự bất ổn và tạo nên lực cản kìm hãm sự phát triển chung của nhà trường, tổ chức. Chính vì vậy, các hoạt động gắn kết nhân viên là cần thiết để tạo nên một tiếng nói chung và giúp nhân viên có thể hiểu rõ hơn về nhau. 

3. Top 5 hoạt động gắn kết nội bộ mà nhà trường không thể bỏ qua

Một tập thể đoàn kết, biết cộng đồng trách nhiệm, biết yêu thương giúp đỡ nhau thì chắc chắn tập thể đó sẽ vững mạnh và sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và một trong những các xây dựng tình đoàn kết là tổ chức các hoạt động nội bộ, sau đây là 5 hoạt động mà chắc chắn nhà trường không thể bỏ qua nếu đang trong quá trình xây dựng tình đoàn kết trong nội bộ: 

3.1 Tổ chức hoạt động teambuilding kết hợp du lịch nghỉ mát 

Hoạt động du lịch nghỉ mát là hoạt động nhà trường tổ chức hằng năm để cán bộ, nhân viên có thời gian nghỉ ngơi cùng nhau và đi cùng người thân. Đây cũng là thời gian vàng để tổ chức kết hợp với các trò chơi teambuilding vì đây là lúc các nhân viên tham gia đầy đủ và sẵn sàng tham gia các trò chơi. Một vài các trò chơi liên hoàn cần sự phối hợp của một tập thể sẽ giúp các thành viên hiểu nhau hơn và hợp tác cùng nhau nhịp nhàng hơn. Một số các trò chơi teambuilding phổ biến hiện nay: 

Trò chơi giải mật thư: Ở các trạm nhỏ, ban tổ chức sẽ gắn các mật thư riêng. Bên trong mật thư có câu đố hoặc gợi ý về địa điểm của trạm tiếp theo. Mỗi đội chơi cần phải vận dụng kiến thức cũng như khả năng phán đoán của mình để tìm ra lời giải chính xác cho mật thư. 

Sau khi giải thành công, cả đội sẽ di chuyển đến trạm kế tiếp để nhận mật thư và tìm ra đáp án về địa điểm của trạm tiếp theo. Cứ lần lượt như vậy cho đến khi về đích. Đội nào giải mật thư nhanh nhất và về đích đầu tiên sẽ giành được chiến thắng.

Trò chơi mê cung số: Mỗi đội được xếp thành một hàng ngang, sau đó quản trò phát dây ruy băng cho mỗi đội để các thành viên sử dụng dây buộc chân phải của người này với chân trái của người kia. 

Khi nhận được hiệu lệnh bắt đầu từ quản trò, cả đội cùng nhau di chuyển lần lượt từng số, từ số 1 đến số 30 trên bảng số. Trong quá trình di chuyển, đội nào có thành viên bị ngã hoặc đi nhầm số phải đi lại từ đầu. Đội nào di chuyển hết cả 30 số trên bảng trong thời gian ngắn nhất là đội giành chiến thắng. 

Trò chơi Bánh xe ma thuật: Ban tổ chức sẽ cung cấp cho mỗi đội một bánh xe. Nhiệm vụ của các thành viên trong đội là mỗi người giữ một sợi dây riêng, khi có hiệu lệnh bắt đầu, toàn đội phải di chuyển bánh xe từ vạch xuất phát đến đích và từ đích quay trở lại điểm xuất phát. 

Trong quá trình chơi đòi hỏi các thành viên phải thật khéo léo để bánh xe không bị đổi hướng hoặc nhấc lên khỏi mặt đất. Mỗi thành viên trong đội có thể đổi chỗ cho nhau để bánh xe di chuyển liên tục. 

Trò chơi nhà báo tìm dũng sĩ: Mỗi đội lần lượt cử ra 2 thành viên, một người là Dũng sĩ, một người là Nhà báo. Trong đó, người làm Nhà báo phải đứng ra ngoài, sau khi các thành viên bí mật chọn ra người làm Dũng sĩ mới được bước vào vòng tròn.

Nhiệm vụ của Nhà báo là phải tìm ra đúng Dũng sĩ bằng cách đặt ra các câu hỏi với thành viên còn lại. Các thành viên đứng trong vòng tròn, chỉ được dùng hành động gật đầu hoặc vỗ tay thay cho câu trả lời Đúng và lắc đầu thay cho câu trả lời Sai. 

3.2 Tổ chức các khóa học bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm 

Nhu cầu được quan tâm là nhu cầu thiết yếu cho mỗi lao động khi bắt đầu sự nghiệp của mình và các giáo viên cũng vậy. Nhất là khi làm việc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thì việc học tập nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ là việc vô cùng cần thiết. Ý tưởng tổ chức những buổi đào tạo về kiến thức chuyên môn sẽ là cơ hội tuyệt vời để gắn kết các cán bộ giáo viên có cùng chuyên môn để cùng nhau học và phát triển. 

3.3 Thực hiện các hoạt động thiện nguyện và những ngày đặc biệt 

Các hoạt động vì xã hội sẽ khuyến khích các cán bộ, giáo viên hăng hái tham gia nhiều hơn vì họ được tạo ra những điều ý nghĩa, đem đến lợi ích cho xã hội từ dó thúc đẩy kết nối các cá nhân và cho nhân viên cơ hội nghỉ ngơi mà còn có thể khơi nguồn sáng tạo, truyền cảm hứng đến các em học sinh. 

3.4 Tổ chức các buổi ăn trưa cùng nhau

Thời gian nghỉ trưa là thời gian hiếm hoi trong ngày các giáo viên được nghỉ ngơi trong lúc học sinh cũng đang nghỉ trưa. Những bữa trưa cùng nhau sẽ giúp gắn kết nhân viên tốt hơn từ đó xây dựng văn hóa ăn trưa và học hỏi, chia sẻ về công việc của nhau. Các buổi ăn trưa này đóng vai trò là nền tảng để cán bộ, giáo viên tương tác với nhau sâu hơn, đồng thời hiểu và đánh giá cao vai trò của nhau. 

Top 5 hoạt động gắn kết nội bộ mà nhà trường không thể bỏ qua
Top 5 hoạt động gắn kết nội bộ mà nhà trường không thể bỏ qua

3.5 Tri ân sự đóng góp của nhân viên, giáo viên bằng những món quà ý nghĩa

Những món quà vào các dịp lễ như: 8/3, 20/10,… và đặc biệt là 20/11sẽ đóng vai trò như một lời tri ân sâu sắc đến các cán bộ, giáo viên. Điều đó sẽ đến cho họ cảm giác được quan tâm, từ đó khuyến khích họ tiếp tục làm việc và gắn bó nhiều hơn với đoàn thể và với nhà trường. 

4. VnResource EBM Pro – Giải pháp quản trị trường học hiệu quả nhất hiện nay 

Để quản trị trường học chuyên nghiệp và hiệu quả thì ban giám hiệu cần phải thường xuyên giám sát và đưa ra chỉ thị ngay khi phát sinh vấn đề. Tuy nhiên, trong thời đại chuyển đổi số hiện nay thì ban giám hiệu không cần phải thường xuyên túc trực tại trường mà có thể quản quản trị trường học từ xa mọi lúc nhờ các tính năng vượt trội của phần mềm như: 

Quản lý “mọi thứ” với VnResource EBM Pro: VnResource EBM Pro cung cấp nhiều tính năng và chức năng hữu ích giúp trường học tăng cường khả năng quản lý, tối ưu hóa quy trình và đáp ứng nhanh chóng đến nhu cầu của học viên và nhân viên.

Quản lý học sinh, giáo viên: Phần mềm cho phép trường học quản lý thông tin học sinh và giáo viên một cách dễ dàng. Các thông tin cá nhân, tiến độ học tập, giảng dạy, lịch dạy và học đều được phần mềm theo dõi và cập nhật thường xuyên. Việc này giúp theo dõi và đảm bảo chất lượng giảng dạy, phân công giáo viên một cách hợp lý và tăng sự chuyên nghiệp.

Quản lý lớp học và lịch học: Với VnResource EBM Pro, trường học có thể dễ dàng quản lý thông tin các lớp học, thời khóa biểu và phòng học. Việc này giúp tổ chức và sắp xếp lịch trình luôn đạt hiệu quả, tránh trùng lịch và đảm bảo sự thuận tiện cho học viên và giáo viên. Đặc biệt, khi có sự cố về lịch học hay giáo viên không thể đứng lớp, phần mềm cũng có thể giúp tìm người thay thế nhanh chóng.

Tích hợp và báo cáo: VnResource EBM Pro cũng sở hữu tính năng tích hợp dữ liệu và tạo báo cáo. Các thông tin từ các phần quản lý khác nhau, như học viên, giáo viên, lịch học và tài chính, có thể được tổng hợp và phân tích để tạo ra các báo cáo chi tiết về hoạt động và hiệu suất của trường học. Điều này giúp ban giám hiệu đánh giá và cải thiện quá trình quản lý và hoạt động. 

Tổng quan, với việc sử dụng VnResource EBM Pro, trường học có thể tăng cường gắn kết nội bộ, nâng cao chất lượng giảng dạy, tối ưu hóa quy trình quản lý và tăng hiệu quả hoạt động. 

Kết luận: 

Trên đây là top 5 hoạt động gắn kết nội bộ trong nhà trường mà ban giám hiệu không thể bỏ qua để xây dựng tình đoàn kết trong nhà trường. Hy vọng bạn có thể tìm được những hoạt động hữu ích giúp cho quá trình xây dựng mối quan hệ và tình đồng nghiệp giữa cán bộ, nhân viên nhà trường ngày càng bền chặt hơn. 

VnResource Software Solutions & ICT Service

Website: https://vnresource.vn/giai-phap/phan-mem-quan-ly-dao-tao/

Hotline: 0914.004.800

Trụ sở 3 miền:

  1. Hồ Chí Minh:
  • 41/7 Phạm Ngũ Lão, Phường 3, Gò Vấp, TP.HCM.
  • 06 Nguyễn Trung Trực, Phường 5, Bình Thạnh, TP.HCM.

Đà Nẵng: Tầng 4, 324 Nguyễn Hữu Thọ, P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng

Hà Nội: Tầng 4, Số 84 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.