NGƯỜI LÃNH ĐẠO CẦN HIỂU 5 NGUYÊN TẮC NÀY, ĐỂ TRÁNH TRỞ THÀNH ” LÃO SẾP” KHÓ ƯA

Nhân viên của bạn có đang trong tình trạng làm việc chỉ để đối phó, bạn có phải là một vị sếp ” khó ưa” trong mắt nhân viên của mình?. Mỗi nhà lãnh đạo đều có những hướng đi, hướng quản lý nhân sự của mình khác nhau, tuy nhiên dưới đây là 5 nguyên tắc mà VnResource đã tổng hợp để giúp bạn trở thành người lãnh đạo thực sự có tầm và có tâm trước mặt nhân viên của mình.

Nên làm gì khi nhân viên không nghe lời?

Mỗi người một kiểu giải quyết nhưng làm thế nào để giải quyết sao cho không có lần thứ hai thì không phải ai cũng đủ khéo léo và kinh nghiệm thực hiện. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới (Startup) việc nhân viên không nghe lời là chuyện cơm bữa khiến cho người SẾP “mắt đổi màu, đầu bốc hơi” nghĩ phương án đối phó.

Sự không biết nghe lời có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Có người gọi “dạ” bảo ” vâng” nhưng chân tay lại không hành động, có người thì sếp nói một, thì lập tức phải cãi hai để thể hiện quan điểm trái chiều bằng được… Nhưng, dù được định dạng ở trạng thái nào, thì những tình huống này đều có một mẫu số chung đó là: Sếp nổi giận, nhân viên ấm ức không phục, không khí làm việc căng thẳng, chống đối.

Tình hình này đương nhiên gây ra một hệ lụy mà không ” vị sếp” nào mong muốn đó là: Tình cảm sếp – nhân viên sứt mẻ, hiệu quả công việc tụt dốc không phanh, bởi sự đam mê, sáng tạo, tự giác của nhân viên bị ức chế. Còn nhân viên thì đứng trước nguy cơ “về vườn” hoặc bị “thất sủng”.

Có ý kiến cho rằng, nhân viên không biết nghe lời thì tốt nhất là cho nghỉ việc. Đây là một biện pháp quá thiển cận và nông cạn bởi nó chẳng khác nào sếp muốn “giết nhầm còn hơn bỏ sót” và nếu một ngày, nhân viên biết nghe lời cũng trở thành nhân viên không biết nghe lời thì phải làm sao?

Quan điểm “Không có nhân viên kém, chỉ có người quản lý tồi”

nguoi lanh dao toi
Người lãnh đạo

1. Nguyên tắc 1 của người lãnh đạo: “Nóng Hỏng – Nhịn không phải nhục”

Hãy giữ cho ” cái đầu đừng bốc hỏa”, đừng đưa ra quyết định gì khi bạn đang bực tức. Trong mọi tình huống, doanh nghiệp sẽ chịu thiệt nhiều nhất.

Người nhân viên không nghe lời, tuỳ theo mức độ mà người SẾP có những “chuyển biến tâm lý” theo cấp độ. Có những tình huống khiến người Sếp không thể ngồi yên, không thể giữ cho hai bờ môi chạm vào nhau… mà phải “XẢ”.

Lúc này nếu bạn “XẢ” thì…

Bạn có thể được

  • Thỏa mãn, xả hơi, ngoài ra thì không thêm một điều gì khác nữa. 

Bạn có thể đánh mất

  • Một người nhân viên
  • Cơ hội giải quyết vấn đề
  • Cơ hội hiểu nhân viên để không có lần sau
  • Sự tôn trọng từ nhân viên
  • Hợp đồng

Đúng là xả được cơn giận ra thì còn gì bằng? Chúng ta là sếp cơ mà nhỉ? Chúng ta được ch.ửi mắ.ng nhân viên thì có sao đâu?

==> SAI LẦM nghiêm trọng!

Ừ thì “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” nhưng phải tùy lúc, tùy chỗ. Giận quá mất khôn chính là những lúc này chúng ta cần nhớ. Khi người nhân viên không nghe lời?. Và cảm nhận thấy rằng không khí không thể nóng hơn được nữa:

– Hãy nhắm mắt lại, (có thể nắm cả t.ay nhưng không phải để đấm hay đánh nhé)

– Hít sâu, thở mạnh

– Quay đi trong im lặng

– Đừng quên bạn “nước” lúc này. Hãy uống nước.

– Cũng có thể đi ra ngoài hành lang….

Mọi việc nêu trên là để chúng ta “hạ hoả” để khỏi “tuột mất” những thứ mà rất khó lấy lại như phía trên đã liệt kê. Việc làm này cũng giúp chúng ta có thêm thời gian để suy nghĩ về sự việc. Đâu ai dám khẳng định 100% mình đúng chứ?

Cũng đừng nghĩ mình “nhịn” nhân viên của mình là điều đáng xấu hổ? Nhịn đúng lúc thì đâu phải là nhục đó là sự thông minh cần có của một vị sếp thực thụ.

Hãy tin rằng nếu chúng ta kìm chế được cảm xúc, xử lý êm đẹp, trong mắt người nhân viên chúng ta sẽ thêm 1 bậc mới. Bậc của sự kính trọng và nể phục.

Có thể bạn quan tâm: 20 kỹ năng quản lý nhân sự cần thiết cho HR Manager

2. Nguyên tắc 2 của người lãnh đạo: “Hãy cùng cho chúng ta cơ hội”.

Không cần gì ” đao to búa lớn”, để giải quyết được vấn đề một cách triệt để nhất, tôi nghĩ trước hết, chúng ta cần truy vấn nguyên nhân, tránh việc chỉ giải quyết phần ngọn, còn mầm mống của vấn đề vẫn còn đó và đợi dịp tái phát. Bằng sự rộng lượng, niềm nở đúng tầm của một người sếp, dù là sếp trẻ, hãy kêu gọi nhân viên hợp tác, cùng đối thoại trên tinh thần xây dựng, xem xét truy vấn nguyên nhân, do đâu gây ra hiện tượng bất đồng trên.

Hãy cho nhân viên của mình có cơ hội giãi bày, thậm chí họ có thể tự nhận ra lỗi lầm của mình, như thế cũng tức là bạn đang cho mình một cơ hội, cơ hội để nhìn nhận lại vấn đề từ đó rút kinh nghiệm, cơ hội để hàn gắn mối quan hệ. Hãy tạo ra nhân tài, thay vì chèn ép sự phát triển của một cá nhân nào đó dưới quyền.

Tìm hiểu thêm: Nghệ thuật thu phục nhân tài của sếp giỏi

Đặc biệt, là cơ hội để tỉnh táo nhận ra, đâu sẽ là những nhân viên cầu thị, có năng lực có thể gắn bó cùng mình trên thương trường ác liệt, còn đâu là những kẻ cần dừng bước thông qua việc xem xét thái độ hợp tác, cầu tiến, cầu thị của nhân viên .Như vậy, trước hết, sếp hãy làm công tác tư tưởng cho chính mình, hãy nhẫn nại những cáu giận tức thời, để giữ một cái tấm sáng có thể niềm nở, rộng lượng cùng cho cả mình và nhân viên cơ hội.

nguoi lanh dao tao co hoi
Người lãnh đạo tạo cơ hội cho nhân viên

3.Nguyên tắc 3 của người lãnh đạo: “Có phải sếp luôn đúng?”.

Có lẽ, sếp cũng cần “lặng” để tự vấn mình. Trong mối quan hệ người sử dụng lao động – người lao động, thì sếp đương nhiên là người bỏ tiền ra mua sức lao động của nhân viên nhưng ngược lại, nhân viên cũng phải bỏ sức lao động mới có thể nhận lương của sếp, đây rõ ràng là một mối quan hệ qua lại bổ sung, hỗ trợ không phải chế độ quân phiệt.

Như vậy chẳng có lý nào, sếp luôn đúng còn nhân viên luôn sai và luôn phải có thái độ phục tùng. Sếp cũng sẽ có lúc “đãng trí bác học”, còn nhân viên đôi lúc cũng không thể tránh khỏi sai sót, đặc biệt là những vị sếp trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm lăn lộn thường thường. Nếu sếp sai mà không tự làm gương sửa chữa thì đương nhiên gây ra sự bất phục, hậm hực, chán nản từ phía nhân viên. Lúc này, xem ra việc nhân viên không nghe lời cũng cần bàn lại nguyên nhân. Bởi thể, để cải thiện một mối quan hệ, để cùng phát triển, sếp cũng phải nhìn lại mình và đừng quên thử đặt mình vào vị trí của nhân viên.

4. Nguyên tắc 4 của người lãnh đạo :”Hãy để nhân viên nể phục, đừng để nhân viên sợ”.

Khi nhân viên không nghe lời, biện pháp quát mắng, chửi bới, ra nội quy thật ngặt nghèo, chế tài phạt thật nặng, hẳn có thể làm nhân viên sợ mà tuân thủ. Nhưng lúc này, nhân viên hoặc làm chống đối, hoặc làm hết trách nhiệm rồi thôi chứ không thể phát huy được tính sáng tạo vì không có mong muốn cống hiến.

Và thế là vấn đề mới phát sinh cũng nghiêm trọng không kém: Nhân viên không chịu phát huy được năng lực làm việc. Ngược lại nếu muốn nhân viên nghe lời, làm việc không chỉ bằng trách nhiệm mà còn vì mong muốn cống hiến và thiết tha gắn bó thì sếp phải làm sao để nhân viên nể chứ không phải sợ. Để như thế, sếp không chỉ là một người có tầm mà còn phải có tâm. Đặt mình vào vị trí nhân viên, coi lợi ích của nhân viên cũng chính là lợi ích của mình, từ nguyên nhân đã tìm hiểu mà chỉ rõ sai đúng công minh, tốt nên thưởng, sai phải phạt.

Nội quy, chế tài phải có nhưng đó chỉ là công cụ để duy trì trật tự chứ không phải nhằm mục đích ép buộc nhân viên phải làm theo ý mình. Hãy thử động viên và tạo uy lực qua nhưng lợi động viên thay vì những lời khiển trách. Nếu như thế, nhân viên có ngang bướng đến đâu cũng phải khuất phục. Hiệu quả của việc động viên: Khi sếp giỏi động viên nhân viên

5. Nguyên tắc 5 của người lãnh đạo: “Chúng ta còn là anh em”.

Đừng quên rằng, ngoài mỗi quan hệ sếp – nhân viên, thì sếp và nhân viên còn là những những người anh em, chị em, bạn bè. Tạm gác công việc sang một bên, sếp cũng có thể giống như người anh, người chị rộng lượng mà yêu thương, chia sẻ, chỉ bảo điều hay lẽ phải cho các em của mình.

Công việc vốn dĩ mang quá nhiều áp lực, nào doanh số, nào deadline, nào chiến lược phát triển… Hãy để mối quan hệ tốt đẹp, dễ chịu trong cuộc sống đời thường sau giờ tan sở hóa giải những căng thẳng trong công việc, đơn giản là bằng một trận bóng sau giờ làm việc, có thể là chầu bia trong ngày hè nóng nực, hay bữa nem lụi bên bờ hồ lộng gió… hãy tạo ra sự đồng cảm với nhân viên. Sự động cảm thực sự làm sếp và nhân viên thấu hiểu nhau hơn. Kỹ năng dành cho sếp: Sự đồng cảm

Trước một sự việc, chúng ta có nhiều cách để giải quyết, có thể mặc kệ, có thể đương đầu, đương đầu cũng có nhiều cách, hoặc cương hoặc nhu… và mỗi cách sẽ mang lại những hệ quả khác nhau. Khi nhân viên không nghe lời cũng vậy, hoặc được nhân viên nể phục, hoặc chống đối hoặc gắn bó, hoặc ra đi… phần nhiều phụ thuộc vào việc lựa chọn cách xử sự của sếp. 

Kết luận

Như vậy, với những thông tin trên, VnResource hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về những điều người lãnh đạo cần hiểu để tránh trở thành người sếp khó ưa trong mắt nhân viên. Điều này giúp người lãnh đạo đảm bảo sự gắn kết của mình với nhân viên trong quá trình cùng nhau làm việc tại doanh nghiệp. Làm sếp là một nghệ thuật quản trị con người, mà đã là còn người thì đây là một điều vô cùng khó khăn, chính vì vậy mỗi người sếp cũng cần trang bị cho mình một số kỹ năng để có thể quản trị nhân viên mang lại hiệu suất cao nhất cho cho doanh nghiệp mình. 

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm quản trị nhân sự dành cho quy trình quản lý nhân viên. Để trở thành một người lãnh đạo nhân sự giỏi, bạn cũng cần biết về cách sử dụng phần mềm này.

Giải pháp phần mềm quản lý nhân sự VnResource HRM Pro hiện là giải pháp hàng đầu Việt Nam về phần mềm quản lý nhân sự. Bạn có thể tìm hiểu qua website VnResource hoặc liên hệ hotline 0914.004.800 để được tư vấn trực tiếp và nhanh nhất.