Nghị định số 86/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

  1. Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là hành vi do cá nhân, cơ quan, tổ chức cố ý hoặc vô ý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

  1. Nghị định này không áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm mang tính kinh doanh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Đối tượng bị xử phạt:
  2. a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (sau đây gọi là người vi phạm);
  3. b) Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
  4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
  5. Không áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này do cán bộ, công chức thực hiện trong khi thi hành công vụ được giao. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm của họ được thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ

  1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được áp dụng theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 3 của Nghị định số128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 (sau đây gọi là Nghị định số 128/2008/NĐ-CP).
  2. Tình tiết tăng nặng được áp dụng theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 6 của Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.
  3. Tình tiết giảm nhẹ được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 4. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính

  1. Hình thức xử phạt chính:
  2. a) Cảnh cáo;
  3. b) Phạt tiền.

Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là 30.000.000 đồng.

Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt tương ứng với hành vi đó được quy định tại Nghị định này; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể thấp hơn nhưng không được dưới mức thấp nhất của khung phạt tiền đã được quy định; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể cao hơn nhưng không vượt quá mức cao nhất của khung phạt tiền đã được quy định.

  1. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội.
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả: tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các Chương II của Nghị định này.

Điều 5. Thời hiệu xử phạt

  1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là một (01) năm, kể từ ngày vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được thực hiện. Nếu quá thời hạn nêu trên thì người vi phạm không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
  2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà người vi phạm có hành vi vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

3 Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt

Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được áp dụng theo quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Chi tiết xem thêm file đính kèmNghi dinh so 86

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *