Làm sao để content tuyển dụng tiếp cận nhiều ứng viên hơn trên Linkedin?

Linkedin là nền tảng mạng xã hội việc làm hàng đầu hiện nay và không có doanh nghiệp nào nên bỏ qua kênh tuyển dụng này. Với sự chuyên nghiệp trong công việc, các tiêu chuẩn nội dung trên LinkedIn cũng khắt khe hơn so với các mạng xã hội khác, điều này khiến cho nhiều recruiter gặp khó khăn khi content tuyển dụng chỉ tiếp cận được rất ít ứng viên.Được thiết kế cho mục đích kết nối chuyên nghiệp, trang hồ sơ LinkedIn là một bản CV trực tuyến và không cho phép trò chuyện giao lưu với bạn bè một cách thoải mái hoặc tìm kiếm theo độ tuổi hay giới tính. Thiết kế gọn gàng, hợp lý của trang hồ sơ LinkedIn chỉ tập trung vào một mục đích – xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho các cá nhân trên mạng xã hội việc làm.Các kết nối trên LinkedIn được coi là nguồn tài nguyên tiềm năng để tìm kiếm cơ hội việc làm. Kinh doanh trên LinkedIn cũng khác với hầu hết các mạng xã hội khác, vì LinkedIn chủ yếu kiếm tiền từ LinkedIn Corporate Solutions – Giải pháp Tài năng cho các nhà tuyển dụng, bao gồm dịch vụ tuyển dụng và đào tạo chuyên nghiệp. Thế nhưng, LinkedIn vẫn kiếm tiền thông qua dịch vụ quảng cáo dành cho nhóm doanh nghiệp muốn tiếp cận ứng viên mục tiêu hoặc người kinh doanh muốn nhắm tới khách hàng tiềm năng.
mang-xa-hoi-linkedin
Mạng xã hội Linkedin

Thuật toán Linkedin chấm điểm và lan truyền content tuyển dụng thế nào?

1. Kiểm duyệt và đánh giá content tuyển dụng là spam hay nội dung chất lượng

Thuật toán của LinkedIn đo lường một loạt các yếu tố để dự đoán độ liên quan của content tuyển dụng với độc giả của bạn. Nó sẽ phân loại nội dung của bạn vào 1 trong 3 loại:

Phân loại nội dung – Spam

Bạn có thể bị đánh dấu spam nếu content mắc nhiều lỗi ngữ pháp, gắn thẻ quá 5 người, đăng quá thường xuyên (dưới 3 tiếng/lần) hoặc đính kèm nhiều liên kết trong bài. LinkedIn không muốn bạn thoát khỏi nền tảng của họ nên sẽ hạn chế tối đa những liên kết dẫn ra ngoài. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các bài viết đính kèm link sẽ luôn có lượt tiếp cận thấp hơn hơn các bài viết khác. Trong trường hợp bạn vẫn cần chia sẻ một liên kết đến trang web nào đó, hãy đặt nó dưới bình luận (comment).

Ngoài ra, lưu ý rằng thêm các hashtag như #comment, #like hoặc #follow cũng có thể khiến bạn rơi vào diện “tình nghi”. Vì muốn tăng điểm tương tác và phạm vi tiếp cận của content, một số người dùng cố tính đánh lừa thuật toán bằng cách kêu gọi người xem thích, bình luận hoặc theo dõi. Hành động này bị LinkedIn ghi nhận là “cầu xin” sự tương tác ảo, và sẽ lập tức bị hạn chế lượt tiếp cận.

phan-loai-noi-dung-spam-tren-linkedin
Phân loại nội dung spam trên linkedin

Phân loại nội dung – Thế nào là nội dung chất lượng thấp?

Những content không phải spam nhưng có chất lượng kém, không phải nội dung nguyên bản hoặc không có yếu tố thu hút người dùng thảo luận sẽ bị LinkedIn coi đó là chất lượng thấp. Nếu bạn dùng lại nội dung từng đăng hoặc vay mượn từ bên khác, hãy cố gắng điều chỉnh lại, thêm bình luận từ góc nhìn của bạn hoặc bổ sung thông tin hữu ích nào đó. Đừng quên “thêm mắm dặm muối” với những câu hỏi khơi gợi tương tác hay hình ảnh bắt mắt để content trở nên thu hút hơn.

Phân loại nội dung – Thế nào là nội dung chất lượng cao?

LinkedIn là một thế giới chuyên nghiệp, vì thế bạn cần tuân theo những đề xuất xây dựng nội dung của họ để được coi là một content chất lượng cao. Về mặt hình thức, content cần dễ đọc, khuyến khích người dùng tương tác/ phản hồi (nếu gắn thẻ ai trong bài, họ cũng nên để lại sự phản hồi), sử dụng tối đa 3 thẻ hashtag, sử dụng từ khóa đang được nhiều người quan tâm,… Về mặt nội dung, content cần khơi dậy các cuộc thảo luận hấp dẫn và có giá trị cho sự phát triển nghề nghiệp. Hãy tập trung vào một chuyên môn/ chủ đề ngách và trở thành chuyên gia trong mảng đó.

Một số loại content sau đây thường được LinkedIn đánh giá là chất lượng cao, bạn hoàn toàn có thể lồng ghép những nội dung này vào content tuyển dụng của mình:

  • Lời khuyên cho doanh nghiệp nhỏ khi mở rộng quy mô kinh doanh
  • Những chính sách, triết lý nổi bật về văn hóa doanh nghiệp bạn
  • Cuộc sống đời thường tại nơi làm việc
  • Những bài học rút ra từ một sự kiện/ hội nghị truyền cảm hứng

Mặc dù nội dung chất lượng cao cần đảm bảo độ tin cậy và tính xác thực, bạn không nhất thiết phải nghiêm túc và cứng nhắc trong content tuyển dụng. Trên thực tế, thuật toán LinkedIn sẽ đề cao những content có tính chân thực, nhân văn và hài hước hơn (nó có thể được thể hiện qua các cảm xúc đa dạng của người dùng như Celebrate, Support, Funny, Insightful, Love, Curious – bên cạnh Like).

chat-luong-noi-dung-tren-linkedin
Chất lượng nội dung trên Linkedin

=>> Đọc thêm: Các bước lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự hiệu quả

2. Thử nghiệm phân phối content tuyển dụng tới một nhóm nhỏ người dùng

Sau khi thuật toán LinkedIn xác định rằng bạn không đăng gì quá spam, nó sẽ đẩy content của bạn đến một số ít người theo dõi bạn. Nếu quá trình thử nghiệm này đem về nhiều tương tác (Có thể là lượt like, repost, comment, thời gian dừng lại ở 1 bài đăng,…), LinkedIn sẽ lập tức phân phối content đến với nhiều người hơn. Ngược lại, nếu không có nhiều người “sa lưới” ở giai đoạn này (hoặc tệ hơn, độc giả của bạn báo cáo content là spam hoặc chọn ẩn khỏi giao diện của họ), LinkedIn sẽ không buồn chia sẻ thêm đến những người khác. Quá trình xếp hạng này chỉ diễn ra trong vòng 1 giờ đầu tiên sau khi content ra lò.

Bạn nên chuẩn bị sẵn sàng cho 1 tiếng kiểm tra này như sau:

  • Đăng bài vào thời điểm những người trong vòng kết nối của mình online
  • Trả lời bất kỳ bình luận (comment) nào dưới bài đăng của mình
  • Khuyến khích sự tham gia bằng một câu hỏi hoặc lời nhắc. Kêu gọi khán giả chia sẻ ý kiến và hiểu biết của họ là một trong những cách tốt nhất để thúc đẩy tương tác trên LinkedIn. Tất nhiên, những câu hỏi này cũng cần phù hợp với chuyên môn và định vị thương hiệu của bạn.
  • Đăng thường xuyên và đều đặn theo lịch để những người theo dõi yêu mến bạn biết khi nào bài mới lên (và họ sẽ không bỏ lỡ nó!)
  • Tương tác với nhiều người dùng khác trên LinkedIn để khiến họ tò mò vào xem các bài đăng của bạn.
phan-phoi-content-tuyen-dung
Phân phối content tuyển dụng trên Linkedin

3. Bắt đầu phân phối rộng content tuyển dụng tới nhiều người hơn

Nếu content tuyển dụng của bạn nhận được tương tác, thuật toán LinkedIn sẽ bắt đầu gửi nó đến nhiều người hơn. Từ đây, có 3 yếu tố sẽ quyết định ai có thể xem bài đăng của bạn:

Yếu tố chấm điểm phân phối 1 – Mức độ kết nối giữa bạn với người theo dõi

Bạn càng có mối quan hệ gắn bó với người theo dõi, khả năng họ xem nội dung của bạn càng cao. Thông thường, đó sẽ là những người bạn đang làm việc cùng, đã từng làm việc cùng hoặc những người bạn đã tương tác trong quá khứ.

Để xây dựng mạng lưới kết nối mạnh mẽ, hãy áp dụng một số gợi ý sau:

  • Điền đầy đủ thông tin vào hồ sơ cá nhân và Trang của bạn, đồng thời cập nhật chúng. (Theo LinkedIn, các trang có thông tin đầy đủ nhận được thêm 30% lượt xem mỗi tuần!)
  • “Chăm” đi kết nối với những người làm trong cùng lĩnh vực, cũng như những người bạn tin là ứng viên tiềm năng của mình.
  • Khuyến khích nhân viên thể hiện trên LinkedIn rằng họ đang làm việc tại công ty bạn và sử dụng hashtag tên công ty trong mỗi bài chia sẻ về công việc của mình.
  • Theo dõi những người khác và thu hút người theo dõi bạn. Tính năng theo dõi (following) này hoàn toàn khác với kết nối (connecting) trên LinkedIn.
  • Tham gia vào LinkedIn Group hoặc tạo cộng đồng LinkedIn của riêng bạn.
  • Chia sẻ các quan điểm, khuyến nghị về lĩnh vực Quản trị nhân sự trên tài khoản của mình.
  • Tham gia vào các cuộc thảo luận và hoạt động liên quan đến Tuyển dụng trên LinkedIn.

Yếu tố chấm điểm phân phối 2 – Sự hứng thú, quan tâm về chủ đề tuyển dụng

Thuật toán LinkedIn xác định mối quan tâm của người dùng dựa trên các nhóm, trang, thẻ bắt đầu bằng # và những người họ theo dõi. Nếu content của bạn đề cập đến các chủ đề hoặc công ty họ hứng thú, thì nó gần như chắc chắn sẽ hiện lên bảng tin của họ. Theo blog LinkedIn’s Engineering, thuật toán cũng xem xét một vài yếu tố khác như ngôn ngữ dùng trong bài, công ty, con người và chủ đề được đề cập.

Hãy đảm bảo content tuyển dụng của bạn thật sự liên quan tới những gì mà ứng viên đang tìm kiếm. Bạn cần nghiên cứu về chân dung ứng viên tiềm năng của mình để hiểu về vị trí công việc của họ, những khía cạnh họ quan tâm khi ứng tuyển vào một doanh nghiệp. Bạn cũng có thể liếc qua content tuyển dụng các vị trí tương tự của doanh nghiệp đối thủ để nắm rõ hơn về đối tượng của mình.

Yếu tố chấm điểm phân phối 3 – Khả năng tương tác

LinkedIn sẽ đo lường khả năng này qua 2 cách. Cách thứ nhất, khả năng người dùng sẽ tương tác với content của bạn là bao nhiêu? (dựa trên hành vi trước đây của họ và cách họ đã tương tác với bạn trong quá khứ); Cách thứ hai, bản thân content đã nhận được bao nhiêu tương tác? Nếu nó hấp dẫn, khơi gợi nhiều cuộc thảo luận, thì nhiều người khác cũng có khả năng muốn tham gia.

Bạn có thể tăng khả năng tương tác của content bằng một số cách:

  • Phân phối content trên LinkedIn và các nền tảng khác: Tăng mức độ tương tác của content bằng cách tăng số lượng người xem chúng. Trên LinkedIn, bạn có thể gắn thẻ công ty và các nhân sự liên quan, sử dụng từ khóa nóng hổi đang được quan tâm và các hashtag liên quan. Trên các nền tảng khác, hãy chia sẻ lại content đó trực tiếp từ LinkedIn sang, bạn sẽ thu hút được thêm nhiều người chưa kết nối/ theo dõi mình trên LinkedIn và đồng thời cải thiện xếp hạng của content.
  • Sử dụng hình ảnh/ video hoặc các định dạng mới của LinkedIn: Theo báo cáo của LinkedIn, content dạng ảnh nhận được lượng bình luận nhiều gấp đôi so với dạng chữ, trong khi content dạng video có lượng tương tác cao gấp 5 lần. Bên cạnh đó, khi LinkedIn cho ra mắt bất kì định dạng mới nào (như LinkedIn Articles, LinkedIn Slides), thuật toán cũng sẽ tăng cường đẩy mạnh nó. Hãy tận dụng cơ hội này và đừng ngại thử nghiệm định dạng mới để thúc đẩy tương tác cho content tuyển dụng của bạn.

=>> Đọc thêm: Quản Trị Tuyển Dụng – 12 Chỉ Số Quan Trọng HR Cần Nắm Rõ

=>> Xem thêm: Tuyển dụng hiệu quả cùng phần mềm quản trị nhân sự

Tạm kết

Trên đây là quy trình mà thuật toán của LinkedIn phân phối nội dung tới ứng viên, cũng như một số gợi ý giúp content tuyển dụng của bạn tăng lượt tương tác trên nền tảng này. Thế nhưng, đây mới chỉ là những kiến thức cơ bản để hiểu nền tảng. Để lên chiến lược tuyển dụng thành công, bạn cần biết cách xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer Branding) cũng như tạo nguồn ứng viên trên LinkedIn.

content-tuyen-dung-tiep-can-nhieu-ung-vien-hon-tren-linkedin
Content tuyển dụng tiếp cận nhiều ứng viên hơn trên Linkedin

Summary
Làm sao để content tuyển dụng tiếp cận nhiều ứng viên hơn trên Linkedin?
Article Name
Làm sao để content tuyển dụng tiếp cận nhiều ứng viên hơn trên Linkedin?
Description
LinkedIn là nền tảng mạng xã hội việc làm hàng đầu hiện nay. Vậy làm sao để content tuyển dụng thu hút ứng viên? Cùng tìm hiểu ngay:
Author
Publisher Name
VnResource
Publisher Logo