“Talent Acquisition” – Phần 1: Khái niệm thay cho “nhà tuyển dụng” trong tương lai

Khái niệm “tuyển dụng” đang dần trở nên lỗi thời, thay vào đó là sự lên ngôi của khái niệm mới: Talent Acquisition (thu hút tài năng). Vậy hai công việc này khác nhau như thế nào? 

Talent Acquisition là gì?

Talent Acquisition hay Thu hút tài năng là một quá trình liên tục để xác định, xây dựng mối quan hệ và tuyển lựa những cá nhân có các năng lực nhằm đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cho doanh nghiệp.

Talent-Acquisition-khai-niem-tuyen-dung-trong-tuong-lai

Với tính chất đó, Talent Acquisition là hoạt động mang tính chiến lược, đòi hỏi việc vạch định kế hoạch nhân sự dài hạn.

Phân biệt Talent Acquisition và tuyển dụng

Sự khác biệt chủ yếu giữa tuyển dụng (recruitment) và thu hút tài năng (talent acquisition) nằm ở sự khác biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, giữa tính chiến thuật và chiến lược. Nếu như tuyển dụng chỉ bao gồm các hoạt động liên quan chủ yếu tới ứng viên như: quảng bá tin tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn, đánh giá, lựa chọn; thì Talent Acquisition là phạm trù rộng hơn, ở tầm cao hơn, với nhìn chiến lược hơn: không chỉ là lấp đầy vị trí hiện tại, mà còn đảm bảo cho sự vận hành của bộ máy nhân sự trong tương lai.

Muốn vậy, người thu hút tài năng còn kết hợp nhiều yếu tố khác như xây dựng thương hiệu tuyển dụng, tạo dựng mối quan hệ trong cộng đồng ứng viên và mở rộng talent pool (nguồn ứng viên tài năng) cho tổ chức.

Giả sử cùng nhìn vào một cá nhân có năng khiếu về content writing, tuy nhiên hiện tại chưa phù hợp cho vị trí cần tuyển tại doanh nghiệp (thiếu kinh nghiệm thực tế, đang là sinh viên đi học…). Một nhà tuyển dụng có thể sẽ bỏ qua hồ sơ này, nhưng một người làm Talent Acquisition sẽ vẫn tiếp tục tiếp cận ứng viên này để liên hệ lại về sau cho các vị trí trong tương lai.

Trong bối cảnh bức tranh tuyển dụng đang có sự chuyển mình lớn khi mà ứng viên giành phần chủ động nhiều hơn, Talent Acquisition thể hiện tính hiệu quả và tầm quan trọng rõ rệt. Bằng cách tận dụng hiệu quả nguồn ứng viên, hoạt động thu hút tài năng có thể giúp giảm chi phí và thời gian tuyển dụng; và trong nhiều trường hợp, bảo đảm chất lượng ứng viên ổn định. Mỗi doanh nghiệp có thể tự xây dựng bộ phận Talent Acquisition của mình để hạn chế độ phụ thuộc tới dịch vụ thứ 3.

Với Talent Acquisition, doanh nghiệp có thể thực sự tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho mình.

Còn nữa…

Phần 2: “Talent Acquisition” – Phần 2: Các nhiệm vụ của một talent acquisition