Đánh giá thực hiện công việc với 7 phương pháp phổ biến

Đánh giá thực hiện công việc có vai trò rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh giúp lãnh đạo có cái nhìn chi tiết về năng lực làm việc của nhân viên, đánh giá thực hiện công việc còn giúp nhân viên kịp thời điều chỉnh hiệu suất, mục tiêu phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Phương pháp đánh giá thường phụ thuộc vào môi trường làm việc, loại hình doanh nghiệp và đặc điểm công việc của nhân viên. Hãy cùng VnResource hiểu trong bài viết dưới đây Đánh giá thực hiện công việc quyết định việc khen thưởng, hình ảnh đội ngũ lao động và cơ hội phát triển. Vì vậy, các chương trình đánh giá cần khách quan và chính xác. Để thực hiện đánh giá thực hiện công việc, nhà quản lý cần thiết lập chỉ tiêu hiệu suất. Chỉ tiêu hiệu suất sẽ giúp nhân viên xác định những điều giúp họ đáp ứng hoặc vượt kỳ vọng của công ty.

Khái niệm của đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá thực hiện công việc là quá trình đánh giá hiệu quả và đo lường kết quả công việc thực hiện so với chỉ tiêu đề ra. Quá trình này thường được thực hiện bởi người quản lý hoặc bộ phận nhân sự trong công ty.

Đánh giá thực hiện công việc thường được định kỳ và sử dụng để đưa ra quyết định về việc thăng chức, tăng lương, đào tạo, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động của nhân viên. Điều này cũng giúp nhân viên tự đánh giá năng lực của mình và đề xuất cải tiến trong công việc của mình.

Có thể bạn quan tâm: Bí quyết đánh giá nhân viên khách quan

danh-gia-thuc-hien-cong-viec-voi-7-phuong-phap-pho-bien
Đánh giá thực hiện công việc với 7 phương pháp phổ biến

Vai trò của đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên cung cấp các thông tin cơ bản, dựa vào đó, các doanh nghiệp mới có thể ra quyết định về vấn đề thăng tiến và tiền lương của nhân viên.

Giúp cho cán bộ nhân sự và các nhân viên có cơ hội để xem xét lại các phẩm chất liên quan đến công việc cần thiết phải có của một nhân viên. Hầu hết mọi nhân viên đều mong muốn biết được các nhân xét, đánh giá của người chỉ huy, lãnh đạo về việc thực hiện công việc của mình. Đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên, cung cấp các thông tin này cho nhân viên.

Giúp cho các cán bộ nhân sự và các nhân viên xây dựng kế hoạch điều chỉnh lại những sai sót trong việc thực hiện công việc của nhân viên.

7 phương pháp phổ biến dùng trong đánh giá thực hiện công việc

Có nhiều cách đánh giá thực hiện công việc, dưới đây là 7 phương pháp phổ biến:

1. Phương pháp xếp hạng danh mục (Weighted Checklist Methods)

  • Quản lý cấp trên, Phòng nhân sự thiết lập danh mục các câu hỏi đánh giá cho từng vị trí.
  • Các câu hỏi có thể được đánh giá giống hay khác điểm nhau.

 Ví dụ:

• Tôn trọng lãnh đạo Có/Không
• Thực thi công việc được phân công Có/Không
• Thường xuyên mắc lỗi Có/Không

* Ưu điểm: Dễ đánh giá

* Nhược điểm:

• Tốn thời gian
• Khó tổng hợp, phân tích hay đánh giá mức độ hoàn thành công việc hay hành vi của từng nhân viên.

2. Phương pháp so sánh xếp hạng (Performance Ranking)

  • Đánh giá nhân viên từ tốt nhất đến tệ nhất
  • So sánh nhân viên với những người còn lại thay vì so sánh vơi tiêu chuẩn
  • Người tốt nhất sẽ có điểm cao nhất

*Ưu điểm: Dễ dàng thực hiện, phù hợp với môi trường lao động giản đơn

*Nhược điểm:

• Khó so sánh mức độ hoàn thành công việc đối với các vị trí có nhiệm vụ khác nhau
• Khó liệt kê hết các công việc và hành vi

Có thể bạn quan tâm: Cách đánh giá nhân viên hiệu quả cho doanh nghiệp

3. Phương pháp Phân phối bắt buộc (Incident Method)

– Đánh giá nhân viên trên cơ sở tỷ lệ bắt buộc nhất định

Ví dụ: 10% xuất sắc, 70% trung bình, 20% yếu

– Nhân viên xuất sắc được đề bạt tăng lương
– Nhân viên yếu: gia hạn tăng lương, xem xét chuyển đối công việc hoặc nghỉ việc

*Ưu điểm:

• Buộc quản lý phải ra quyết định nhằm xác định chính xác năng lực thực hiện của nhân viên
• Nâng cao năng lực đội ngũ lao động

*Nhược điểm:

• Làm tăng sự canh tranh thiếu lành mạnh
• Không khuyến khích tinh thần hợp tác, làm việc đồng đội
• Ảnh hưởng đến tinh thần làm việc
• Gây những mối nghi ngại về tình trạng phân biệt tuổi tác, giới tính…

4. Phương pháp bảng điểm (Graphic Rating Scale)

Phương pháp này được thiết kế dựa trên việc đánh giá như khối lượng, chất lượng, tinh thần thái độ và thực hiện nội quy.
Mỗi yếu tố được đánh giá theo mức xuất sắc, tốt, khá, trung bình và yếu.
Tổng hợp theo năm yếu tố trên, nhưng có thêm một số quy định như: nếu điểm trung bình là khá nhưng có một lĩnh vực yếu thì bị đánh giá yếu.

*Ưu điểm:

• Tập trung vào một số KPI trọng yếu trong công việc
• Dễ hiểu, dễ thực hiện
• Được sử dụng rộng rãi

*Nhược điểm:
• Nhiều hành vi và công việc không đạt yêu cầu nhưng không thể đánh giá
• Phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan của người đánh giá

Có thể bạn quan tâm: Cách đánh giá nhân viên hiệu quả cho doanh nghiệp

5. Phương pháp định lượng

Bước 1: Xác định các yêu cầu chủ yếu để thực hiện công việc
Bước 2: Phân loại từng yêu cầu theo các mức đánh giá: xuất sắc, khá, trung bình, yếu và kém. Mỗi mức đánh giá này phải có quy định rõ ràng. Ví dụ: Đối với yêu cầu chăm sóc tốt khách hàng thì mức độ khá nghĩa là không có khiếu nại, xuất sắc nghĩa là không có khiếu nại và được khách hàng cảm ơn.
Bước 3: Đánh giá trọng số của từng yếu tố trong tổng các yếu tố

6. Phương pháp đánh giá 360 độ (360 feedback)

– Người đánh giá là cấp quản lý, nhân viên cấp dưới, đồng nghiệp, khách hàng và nhân viên tự đánh giá
– Không công khai tên người đánh giá

*Ưu điểm:

• Cho cái nhìn khách quan từ nhiều đối tượng và về mọi phương diện liên quan đến nhân viên
• Hữu ích khi đánh giá kỹ năng giao tiếp, làm việc đồng đội và chăm sóc khách hàng

*Nhược điểm:

• Đôi khi không chính xác do năng lực người đánh giá hạn chế
• Tiềm năng mâu thuẫn nội bộ

7. Phương pháp đánh giá theo mục tiêu (Management by Objectives)

  • Xây dựng mục tiêu dựa trên sự đồng thuận giữa nhân viên và cấp quản lý
  • Tập trung vào kết quả đã thực hiện thay vì cách thức thực hiện
  • Cho phép nhân viên tính tự chủ cao nhất trong quá trình thực hiện công việc
  • Thường được áp dụng ở cấp quản trị cao nhất của công ty hoặc đánh giá các bộ phận, đánh giá theo dự án hoặc đánh giá các công việc khó đo lường

*Ưu điểm:

Thích hợp cho tất cả các vị trí đặc biệt là vị trí quản lý, cấp chuyên viên và các công việc liên quan đến dự án.

*Nhược điểm:

• Nếu mục tiêu đưa ra không phù hợp thì sẽ tốn nhiều thời gian của doanh nghiệp
• Cần phải có quá trình chuẩn bị và hướng dẫn phương pháp thiết lập mục tiêu và đánh giá.

Đánh giá nhân sự hiệu quả với phần mềm VnResource HRM Pro

VnResource HRM Pro là một trong những phần mềm quản lý nhân sự nội địa tiên tiến đầu tiên, được thiết kế để đáp ứng toàn diện các nhu cầu của doanh nghiệp Việt. Với giá cả phải chăng, phần mềm này là một giải pháp tuyệt vời cho các doanh nghiệp muốn chuyển đổi số hóa hoạt động quản lý nhân sự của mình. Ứng dụng công nghệ 4.0, VnResource HRM Pro cung cấp giao diện đẹp mắt và nền tảng lưu trữ đám mây không giới hạn, giúp quá trình quản lý và đào tạo nhân viên trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Tính năng đánh giá nhân viên được đánh giá cao bởi những khách hàng đang sử dụng sản phẩm. Công cụ này hỗ trợ đáng kể cho doanh nghiệp trong việc quản lý đội ngũ nhân sự thay vì các phương pháp truyền thống. Nó cung cấp dữ liệu phân tích chi tiết về trình độ của từng cá nhân.

Chức năng đánh giá nhân sự hỗ trợ doanh nghiệp

Phân chia theo mục đích đánh giá

  • Đánh giá thử việc
  • Đánh giá tái ký hợp đồng lao động
  • Đánh giá theo kỳ (kỳ, quý, năm)

Phân chia theo phương thức đánh giá

  • Thiết lập các tiêu chí đánh giá
  • Đo lường và báo cáo chính xác dữ liệu số realtime hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng không giới hạn
  • Quản lý mục tiêu đánh giá cho từng cấp bậc, vị trí công việc
  • Theo dõi KPI cá nhân đơn giản và dễ dàng bằng tài khoản riêng.
  • Quản trị KPI và báo cáo trực tuyến.
  • Quản lý thư viện năng lực, kèm theo các phương pháp đánh giá năng lực…
  • Hỗ trợ đào tạo và kế hoạch phát triển nhân viên, quản lý nhân tài
  • Đánh giá 360 độ
  • Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực của nhân viên

Nếu bạn đang cần một giải pháp quản lý nhân sự tiện lợi và hiệu quả, giúp tối ưu hóa việc quản lý nhân sự, đánh giá năng lực nhân viên, nâng cao hiệu quả làm việc, mà còn cải thiện sự hài lòng của nhân viên trong quá trình làm việc tại công ty.

Hãy nhấc máy và liên hệ ngay tới hotline: 0914 004 800 hoặc website www.Vnresource.vn để tìm hiểu thêm về ứng dụng quản lý nhân sự VnResource HRM Pro và trải nghiệm ngay trong hôm nay để tận hưởng những tính năng tuyệt vời mà ứng dụng quản trị nhân sự mang lại cho doanh nghiệp của bạn!