Chuyển đổi số giáo dục đang dần trở thành từ khóa quan trọng và hấp dẫn đối với bất kì cơ sở giáo dục & đào tạo nào. Nhiều năm gần đây, khi chuyển đổi số là nhiệm vụ chính của ngành giáo dục thì rất nhiều trường học đã bắt tay vào tập trung nguồn lực triển khai thực hiện để nâng cao nguồn nhân lực tuy nhiên đa phần các đơn vị thường tập trung triển khai số hóa chứ chưa thật sự là chuyển đổi số. Hãy cùng VnResource tìm hiểu những hiểu lầm thương có khi thực hiện chuyển đổi số giáo dục và các giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi số nhé!
1. Thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo hiện nay
Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó giáo dục đào tạo là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong triển khai thực hiện. Cho đến nay, việc đẩy mạnh chuyển đổi số là một trong 12 nhiệm vụ giáo dục trọng tâm được Bộ GD-ĐT xác định tập trung thực hiện trong năm học mới, 2023-2024. Việc chuyển đổi số thời gian qua, ngành giáo dục cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Đối với giáo dục mầm non và phổ thông, Bộ GD&ĐT đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thông tin chi tiết của tất cả trường học từ mầm non đến phổ thông bao gồm các cấu phần cơ sở dữ liệu thành phần (gồm trường, lớp, học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất, tài chính…) và tổng hợp thông tin dữ liệu từ 63 sở GD&ĐT, 710 phòng GD&ĐT.
Qua đó đã số hóa, gắn mã định danh của gần 24 triệu hồ sơ học sinh (số hóa thông tin về lý lịch, quá trình học tập, rèn luyện, sức khỏe…), hơn 1,5 triệu hồ sơ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý (hồ sơ, trình độ chuyên môn, đánh giá theo chuẩn) từ 53 nghìn trường học và thông tin về cơ sở vật chất, nhà vệ sinh trường học. Thực hiện Đề án số 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư phục vụ chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã kết nối thành công Cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (do Bộ Công an quản lý). Qua đó, đồng bộ, xác thực mã căn cước công dân và chia sẻ dữ liệu của hơn 1,5 triệu giáo viên (đạt 95%) và gần 21 triệu hồ sơ học sinh (đạt 92%).
Hiện Bộ GD&ĐT có kế hoạch cung cấp miễn phí phần mềm quản trị cơ sở giáo dục (phổ thông, mầm non). Phần mềm đáp ứng yêu cầu quản trị cơ bản nhà trường, đáp ứng chuẩn dữ liệu của Bộ và kết nối 100% dữ liệu với cơ sở dữ liệu của ngành Giáo dục. Bộ sẽ sớm đưa vào triển khai chính thức cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học phục vụ quản lý điều hành. Ngoài ra, Bộ GDĐT đang làm thủ tục để ban hành bộ Tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng CNTT và chuyển đổi số của cơ sở giáo dục.
2. Các hiểu lầm thường gặp về chuyển đổi số giáo dục
2.1. Tập trung số hóa trước, chuyển đổi sau
Ở thời điểm dịch COVID-19, các trường học phải đóng cửa trong thời gian dài để đảm bảo sức khỏe cho học sinh và giáo viên thì việc học tập cũng bị đình trệ theo. Trong khi đó, nhiều trường học đã nhanh chóng tìm phương án để tiếp tục giảng dạy thông qua các nền tảng dạy và học trực tuyến. Để làm được điều này, các trường học phải chuẩn bị trước các cơ sở dữ liệu và tinh thần sẵn sàng thay đổi theo thời cuộc.
Hiểu theo khái niệm công nghệ thông tin (CNTT): Số hóa là việc chuyển đổi hình thức thông tin của các thực thể (đối tượng, vạn vật) từ dạng vật lý (Analog) sang dạng số (các bit thông tin dữ liệu). Về cơ bản, số hóa có 2 mức độ: Mức độ đơn giản là số hóa dữ liệu và mức độ cao hơn, phức tạp hơn là số hóa quy trình. Số hóa là cấp độ đầu tiên, là nền tảng, bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi số.
Ví dụ 1: Văn thư A ở một cơ quan thực hiện số hóa dữ liệu bằng việc scan hồ sơ văn bản (Văn bản, tài liệu kèm theo dạng giấy) thành các file định dạng PDF và lưu vào ổ cứng máy tính cá nhân.
Ví dụ 2: Văn thư A scan hồ sơ văn bản thành file định dạng PDF và lưu vào ổ cứng máy tính, sau đó nhập các dữ liệu đặc tả của hồ sơ văn bản (trích yếu, ngày tháng ban hành…), tải các file dữ liệu từ ổ cứng máy tính cá nhân lên nền tảng đám mây của cơ quan để cán bộ và chuyên viên trong cơ quan có thể truy cập và sử dụng tài liệu này.
Năng lực cần có và là năng lực quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi số là năng lực tự chuyển đổi. Khi nói về chuyển số, thường nhiều người sẽ tập trung vào số tuy nhiên việc chuyển đổi lại quan trọng hơn rất nhiều, yếu tố số hóa chỉ là yếu tố bổ trợ cho chuyển đổi.
2.2. Chuyển đổi số là tiến hành thật nhanh và quyết liệt
Chắc chắn việc chuyển đổi số là vô cùng cấp thiết trong thời đại 4.0 hiện nay tuy nhiên đối với chuyển đổi số số thì “dục tốc bất đạt” khi đây là quá trình đòi hỏi rất nhiều yếu tố đòi hỏi năng lực tự học và quên. Muốn chuyển đổi được, trước tiên không thể không học những cái mới hơn và phải học quên đi những gì trước đó để tiến đến chuyển đổi toàn diện và linh hoạt.
Bên cạnh đó, chuyển đổi số là một chuỗi các hoạt động, là một quá trình hoàn chỉnh áp dụng số hóa và ứng dụng số hóa nhưng ở một cấp độ cao hơn để tạo ra phương thức, cách thức làm việc mới. Chuyển đổi số được diễn giải với ba cấp độ: Số hoá (digitization), ứng dụng số hóa – hoạt động số (digitalization) và chuyển đổi số (Digital transformation). Chính vì vậy, cần phải bắt đầu từ bước một thận trọng chứ không phải đi thật nhanh và quyết liệt.
3. Các trường học cần làm gì để chuyển đổi số thành công?
Chuyển đổi số là một quá trình lâu dài, phức tạp, thực hiện trong nhiều năm, bao gồm nhiều bước. Vì vậy, cần có tầm nhìn xa nhưng chia mục tiêu và lộ trình thành nhiều phần nhỏ, bước nhỏ để thực hiện. Bạn không nên phức tạp hóa nhưng cũng không nên đơn giản hóa, các yếu tố tác động đến chuyển đổi số có sự liên quan mật thiết và tác động lẫn nhau. Để thành công, bạn cần cân nhắc các điểm sau:
3.1. Tập trung vào chuyển đổi nhận thức (nhận thức số)
Mọi thứ đều bắt đầu từ bên trong nhận thức và nhận thức đóng vai trò gần như quyết định trong các bước đầu tiên khi bắt đầu thực hiện chuyển đổi số. Tham gia vào tiến trình chuyển đổi số giáo dục thì mỗi cán bộ, nhân viên, giáo viên cần có tầm nhìn chung về ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyển đổi số trước khi bước vào các bước thực hiện cụ thể. Tuy nhiên, giữa tham gia quá trình chuyển đối số và tiến tới đạt được các mục tiêu Chương trình chuyển đổi số đặt ra là quá trình lâu dài, việc nâng cao nhận thức, chuyển đổi nhận thức của mỗi cán bộ, nhân viên nhà trường về chuyển đổi số vẫn cần triển khai ngay những giải pháp cụ thể nào. Chìa khóa để đẩy nhanh sự chuyển đổi nhận thức nằm ở trong “nhận thức”, người lãnh đạo cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự chuyển đổi nhận thức của một tập thể.
3.2. Tiến hành phát triển hạ tầng, nền tảng số
Tập trung phát triển hạ tầng số, nền tảng số là nhiệm vụ hàng đầu, là giải pháp đột phá thúc đẩy sự phát triển trường học số giúp đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số. Các thành phần của hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số giáo dục liên quan và tác động lẫn nhau, như kết nối liên thông phải đi cùng chia sẻ dữ liệu và phải được bảo đảm bởi pháp luật. Công tác xây dựng hạ tầng số là việc cần kiên trì, sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị, nhà trường, cán bộ công nhân viên và phụ huynh.
3.3. Xây dựng và tập trung phát triển dữ liệu số
Yếu tố quan trọng đầu tiên của bất kỳ quá trình chuyển đổi số nào chính là dữ liệu số. Nếu không có dữ liệu số, sẽ không thể xác định mô hình hoạt động số và tiến hành chuyển đổi số. Để công cuộc chuyển đổi số giáo dục thành công, mỗi đơn vị trong quá trình triển khai xây dựng dữ liệu phải có chiến lược cụ thể, phù hợp với chiến lược dữ liệu quốc gia, tuân thủ nguyên tắc thu thập dữ liệu một lần (once-only) nghĩa là, khi dữ liệu đã được trường học thu thập, quản lý và chia sẻ thì sẽ không được yêu cầu học sinh và phụ huynh cung cấp lại.
4. VnResource – Đơn vị chuyên tư vấn và triển khai giải pháp quản lý đào tạo cho các đơn vị giáo dục và đào tạo
Tại VnResource, chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp về quản lý đào tạo với VnResource EBM Pro. Có hơn 18 năm kinh nghiệm đồng hành cùng các cơ sở đào tạo và trung tâm ngoại ngữ chuyển đổi số, VnResource đã triển khai thành công cho nhiều trung tâm lớn như: Ocean Edu, Việt Thương Music, AMA English, ABC English, trung tâm luyện thi IELTS KTDC,… Cho đến nay, phần mềm VnResource EBM Pro và VnResource E-Learning Pro đang được ứng dụng hiệu quả trong việc quản lý hoạt động của các đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục, nâng cao tính chuyên nghiệp của tổ chức với chi phí hợp lý.
- Đội ngũ tư vấn chuyên sâu và giàu kinh nghiệm: Với quy mô hơn 250 nhân viên bao gồm các thạc sĩ, kĩ sư, chuyên gia về các giải pháp EdTech, chúng tôi tự tin sẽ là người bạn đồng hành với các đơn vị giáo dục trên hành trình chuyển đổi số giáo dục.
- Giải pháp đáp ứng các nhu cầu đặc thù: Chúng tôi hiểu mỗi đơn vị giáo dục đều có một yêu cầu đặc thù riêng và chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn giúp khách hàng lên chiến lược quản lý và tối ưu quy trình quản lý hiệu quả nhất.
- Hỗ trợ khách hàng 24/7: VnResource cam kết hỗ trợ khách hàng với SLA <4hrs và luôn hạn chế những gián đoạn không đáng có trong quá trình triển khai giúp đảm bảo tiến độ dự án.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Phần mềm giúp các trường học giảm thiểu hơn 3 giờ làm việc mỗi ngày và tiết kiệm lên đến 75% về nguồn lực và nhân lực của trường học.
Kết luận:
Tóm lại, chuyển đổi số giáo dục không chỉ là việc đưa công nghệ vào phòng học, mà còn là một hành trình đào tạo mới, đầy ý nghĩa. Trong quá trình này, phần “chuyển đổi” nên được tập trung và đặt lên hàng đầu, vượt lên sự tập trung vào phần “số hóa”.
VnResource Software Solutions & ICT Service
Website: https://vnresource.vn/giai-phap/phan-mem-quan-ly-dao-tao/
Hotline: 0914.004.800
Trụ sở 3 miền:
Hồ Chí Minh:
- 41/7 Phạm Ngũ Lão, Phường 3, Gò Vấp, TP.HCM.
- 06 Nguyễn Trung Trực, Phường 5, Bình Thạnh, TP.HCM.
Đà Nẵng: Tầng 4, 324 Nguyễn Hữu Thọ, P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Hà Nội: Tầng 4, Số 84 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.