HR Manager – trưởng phòng nhân sự là người đảm nhận việc quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Họ là cầu nối giữa ban lãnh đạo, cấp quản lý và nhân viên. Công việc của họ bao gồm giám sát việc tuyển dụng, đào tạo, chăm sóc sự phát triển văn hóa của tổ chức. Vậy làm thế nào để trở thành một HR Manager? Hãy cùng VnResource tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Vị trí trưởng phòng nhân sự là gì?
HR Manager là từ viết tắt của cụm từ Human Resource Manager (HRM), dùng để mô tả vai trò của người đứng đầu quản lý bộ phận nhân sự, đảm nhận việc tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn lực cho doanh nghiệp.
Trưởng phòng nhân sự có trách nhiệm quản lý tiền lương, phụ cấp và các lợi ích khác của nhân viên. Họ cũng đảm nhiệm việc lên kế hoạch phát triển và thu hút nguồn nhân sự cho doanh nghiệp. Ngoài ra, còn hỗ trợ giải quyết các vấn đề nội bộ liên quan đến bộ phận nhân sự trong công ty, bao gồm trách nhiệm chăm sóc sức khỏe, an ninh và phúc lợi của nhân viên.
Sau khi đã tìm hiểu về định nghĩa của một trưởng phòng nhân sự, hãy cùng VnResource khám phá thêm về vai trò và nhiệm vụ của HR Manager là gì nhé!
Mô tả công việc của một trưởng phòng nhân sự
Trách nhiệm chính của người quản lý nhân sự là đảm bảo nguồn nhân lực được quản lý và phát triển hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên hoạt động và đóng góp vào sự thành công của tổ chức. Người quản lý nhân sự đảm nhiệm một loạt các hoạt động nhân sự quan trọng. Vai trò công việc của họ có thể được phân loại tuỳ thuộc vào từng công ty và lĩnh vực hoạt động mà có những công việc khác nhau.
- Phân tích và thực hiện các chiến lược, kế hoạch nhân sự được thiết kế cho quy trình quản lý nhân sự dài hạn của tổ chức.
- Phối hợp và giám sát công việc của bộ phận nhân sự.
- Giao tiếp và làm việc với các trưởng bộ phận khác để tạo ra các chương trình học tập và phát triển mang lại cơ hội phát triển về chuyên môn, kỹ năng cho nhân viên.
- Tạo ra các chương trình học tập và phát triển kỹ năng của nhân viên. Người quản lý nhân sự cần phải có khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả với các trưởng bộ phận khác trong tổ chức.
- Phân tích, nghiên cứu và đề xuất các chính sách liên quan tới lương, thưởng để thu hút và giữ chân người tài.
- Chịu trách nhiệm tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới
- Soạn thảo và xây dựng các nội quy, quy định của doanh nghiệp, giúp giữ gìn nguyên tắc và nâng cao cốt lõi của công ty
- Liên tục cập nhật và xem xét lại các chính sách của công ty đối với luật lao động của nhà nước
- Duy trì và xây dựng phát triển văn hoá doanh nghiệp
Áp dụng phương pháp SHRM vào hoạt động quản trị nhân sự
Trong bối cảnh văn hóa làm việc thay đổi nhanh chóng, việc áp dụng SHRM giúp người quản lý nhân sự nắm bắt được xu hướng, đưa ra các quyết định đúng đắn, tăng năng suất lao động và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
SHRM là viết tắt của Quản lý nguồn nhân lực chiến lược (Strategic Human Resource Management), đây là một phương pháp quản lý nhân sự có mục tiêu chiến lược, tập trung vào việc phát triển, quản lý và tận dụng nguồn nhân lực để giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Mục tiêu chính của SHRM là tạo ra một kế hoạch chiến lược nhân sự dựa trên mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp. Nó bao gồm việc xác định và đánh giá các nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp, đồng thời phát triển kế hoạch để tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên.
SHRM cũng đặc biệt quan tâm đến việc phát triển các chính sách và quy trình quản lý nhân sự để đảm bảo sự hiệu quả của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Các bộ phận HR Manager trong phòng nhân sự của doanh nghiệp
Tùy theo lĩnh vực, quy mô doanh nghiệp mà sẽ phân chia phòng nhân sự thành nhiều bộ phận khác nhau.
Trưởng phòng Tuyển dụng: Trưởng phòng tuyển dụng là người đảm nhiệm vai trò quan trọng trong quá trình tuyển dụng, từ việc lập kế hoạch tuyển dụng đến đưa ra quyết định cuối cùng về việc lựa chọn ứng viên phù hợp với công việc
Trưởng phòng Lương thưởng & Phúc lợi: Chịu trách nhiệm quản lý các chính sách lương thưởng và phúc lợi của công ty. Quản lý bồi thường, tiền thưởng, phụ cấp, lương hưu, bảo hiểm, và những thứ liên quan đến phúc lợi khác. Mục đích đáp ứng nhu cầu của nhân viên mà không ảnh hưởng đến ngân sách của công ty.
Trưởng phòng Đào tạo và Phát triển: Bộ phận này có nhiệm vụ cải thiện hiệu suất làm việc của cá nhân, nhóm thông qua việc bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng mềm cho nhân viên. Có thể thấy, việc đào tạo để nâng cao năng lực, kỹ năng nhân sự là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình phát triển nguồn nhân lực toàn diện.
Chuyên viên quan hệ lao động: Nhân viên quan hệ lao động được cho là người nắm giữ một vị trí công việc quan trọng và đặc thù của các doanh nghiệp. Họ là người trực tiếp tham gia và chịu trách nhiệm xử lý tất cả các vấn đề liên quan tới tranh chấp, kiện tụng, hợp đồng lao động giữa đối tượng lao động và đối tượng sử dụng lao động.
Các kỹ năng cần thiết để trở thành trưởng phòng nhân sự?
Những tố chất và kỹ năng cần có của một HR Manager là:
Kỹ năng lãnh đạo
Với vai trò lãnh đạo các bộ phận khác nhau trong phòng ban để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ và trách nhiệm của hoạt động nhân sự trong doanh nghiệp. Vì vậy, họ cần phải có kỹ năng lãnh đạo và quản lý nhân viên xuất sắc, để đảm bảo sự phát triển của công ty.
Kỹ năng giao tiếp
HR Manager cần có khả năng giao tiếp tốt, biết cách lắng nghe, đàm phán và thuyết phục để có thể giao tiếp với nhân viên, đối tác, khách hàng và các bên liên quan khác.
Vì đây là bộ phận trung gian để kết nối mỗi ứng viên với đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp. Lúc này vai trò của họ là người truyền đạt và cần đảm bảo thông tin truyền đi phải chính xác.
Kỹ năng công nghệ
Trưởng phòng nhân sự cần có những kỹ năng và kiến thức liên quan đến việc sử dụng các công cụ công nghệ giúp ích cho quá trình quản lý nhân sự như phần mềm tuyển dụng như LinkedIn Recruiter để tìm kiếm ứng viên, đánh giá hồ sơ và thực hiện các cuộc phỏng vấn.
Phần mềm quản trị nhân sự để quản lý dữ liệu nhân sự, xử lý các thông tin liên quan đến nhân sự, và tạo ra các báo cáo, biểu đồ và đánh giá hiệu suất nhân sự.
Kỹ năng tổ chức
Là người quản lý nguồn nhân lực doanh nghiệp, cần quản lý nhiều ứng viên ở những khâu khác nhau, ứng tuyển những vị trí khác nhau cùng lúc. Vì thế nếu không có kỹ năng tổ chức cần thiết, HR Manager có thể bỏ lỡ những nhân sự tiềm năng, chất lượng giữa rất nhiều ứng viên khác. Muốn thành công cần có khả năng quản lý công việc và thời gian khoa học
Kỹ năng đàm phán
Đây là kỹ năng mong muốn nhất của một nhà quản lý nhân sự, vì nó giúp đưa ra quyết định có lợi cuối cùng. Kỹ năng này được sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân viên, từ việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu suất đến giải quyết các xung đột lao động.
Sự đồng cảm
Vai trò của người quản lý nhân sự đòi hỏi sự tương tác chặt chẽ với mọi người. Sự đồng cảm, lắng nghe và thấu hiểu giúp trưởng phòng nhân sự hiểu rõ quan điểm, mục đích và mong muốn của nhân viên.
Kỹ năng quản lý thời gian
Khả năng giải quyết nhiều dự án cùng một lúc đòi hỏi người quản lý nhân sự có kỹ năng quản lý thời gian xuất sắc. Với những trách nhiệm quan trọng như tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân viên và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự, trưởng phòng nhân sự cần phải sử dụng thời gian một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu của mình.
Kiến thức về pháp luật lao động
HR Manager cần có kiến thức về pháp luật lao động để đảm bảo công ty tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến nhân sự.
Xem thêm: Tuyển dụng hiệu quả cùng phần mềm quản trị nhân sự
Mức lương của trưởng phòng nhân sự hiện nay là bao nhiêu?
Không chỉ có cơ hội việc làm tốt, mức lương trưởng phòng nhân sự cũng khá cao. Công việc đòi hỏi phải chịu áp lực; phải giỏi và năng lực cao thì tất nhiên mức lương cũng phải tương xứng đúng không nào? Tuy vậy, mức lương cũng có sự chênh lệch ở các vùng miền và các kiểu doanh nghiệp.
Là vị trí quản lý với nhiều yêu cầu tuyển dụng khó, vì vậy công việc này sở hữu một mức lương khá cao. Mức lương trung bình của HR Manager thường rơi vào khoảng 20.000.000 – 25.000.000 VNĐ/tháng. Tuy nhiên, mức lương còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng người và từng công ty ứng tuyển.
Đối với những người có nhiều kinh nghiệm, mức lương có thể cao hơn và lên tới 40.000.000 – 50.000.000 VNĐ/tháng cùng nhiều đãi ngộ hấp dẫn khi làm việc tại các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên mức lương này phụ thuộc vào một loạt các yếu tố:
- Vị trí công việc
- Loại hình công ty
- Chứng chỉ, kỹ năng, trình độ học vấn và kinh nghiệm chuyên môn.
Cơ hội nghề nghiệp trưởng phòng nhân sự
Trưởng phòng nhân sự là vị trí quan trọng để đảm bảo nguồn nhân lực của doanh nghiệp, giúp tổ chức hoạt động trơn tru nhất. Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng Human Resources Manager là vô cùng lớn và là vấn đề ưu tiên cho mọi doanh nghiệp. Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) chỉ ra rằng các công việc trong lĩnh vực quản lý nhân sự sẽ tăng 9% từ năm 2020 đến năm 2030
Làm thế nào để trở thành một Human Resources Manager?
Để trở thành một trưởng phòng nhân sự chuyên nghiệp, không chỉ cần hiểu biết vững chắc về chuyên môn mà còn cần có nhiều phẩm chất đặc biệt để đảm bảo sự cân bằng giữa cảm xúc và lý trí, đưa ra các quyết định công tâm và sáng suốt đối với nhân viên. Các bước để đạt được điều này là:
Bước 1: Hoàn thành bằng cấp đại học
Đa số công ty sẽ yêu cầu ứng viên có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ trong các lĩnh vực liên quan đến quản lý nhân sự, kinh doanh, tâm lý học hoặc các ngành liên quan.
Bước 2: Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý nhân sự
Sau khi hoàn thành tốt nghiệp đại học, hãy tìm kiếm cơ hội để có được kinh nghiệm trong ngành nhân sự. Bạn có thể đi thực tập hoặc hãy bắt đầu từ các vị trí phù hợp như chuyên viên tuyển dụng, chuyên viên đào tạo, chuyên viên phúc lợi, chuyên viên giải quyết tranh chấp lao động để tích lũy kinh nghiệm và kiến thức cần thiết.
Bước 3: Phát triển các kỹ năng quản lý nhân sự
Các kỹ năng quản lý nhân sự bao gồm quản lý thời gian, quản lý nhân viên, giải quyết vấn đề, lên kế hoạch và tổ chức công việc. Bạn cần phát triển các kỹ năng này để trở thành trưởng phòng nhân sự thành công.
Bước 4: Phát triển kỹ năng chuyên môn
Với sự gia tăng của công nghệ, nhiều bộ phận nhân sự đang thay đổi văn hóa môi trường làm việc của mình. Do đó, bạn cần phải nâng cao trình độ của bản thân. Bạn có thể học lên thạc sĩ trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, luật lao động và nhân sự.
Ngoài các chương trình giảng dạy chính quy, việc tham gia các khóa học cấp chứng chỉ để nâng cao kỹ năng có thể giúp bạn phát triển bản thân, nâng cao năng lực cạnh tranh vị trí HR Manager. Có nhiều khóa học về lãnh đạo và quản lý khác nhau để giúp bạn học được các kỹ năng cần thiết.
Quản trị nhân sự hiệu quả với phần mềm VnResource HRM Pro
Trong thời đại công nghệ, nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang sử dụng phần mềm quản lý nhân sự thay thế cho các phương pháp truyền thống. Phần mềm trở thành công cụ đắc lực không thể thiếu trong công tác quản lý và phát triển bền vững nguồn lực của doanh nghiệp.
Quản lý và lưu trữ thông tin nhân viên
Với công nghệ điện toán đám mây, phần mềm VnResource HRM Pro hỗ trợ doanh nghiệp lưu trữ toàn bộ thông tin nhân viên không giới hạn. Lưu trữ dữ liệu thông tin nhân viên từ lúc nộp hồ sơ phỏng vấn cho đến khi hoàn thành quá trình làm việc tại doanh nghiệp. Trưởng phòng nhân sự có thể dễ dàng truy cập thông tin nhân viên, chỉnh sửa, đơn giản hóa công tác lưu trữ hồ sơ nhân viên một cách dễ dàng.
Tối ưu quy trình tuyển dụng nhân viên mới
Giải pháp hỗ trợ HR xây dựng kế hoạch tuyển dụng, từ giai đoạn định biên nhân sự, phê duyệt vị trí từ các phòng ban, đăng tải thông tin tuyển dụng, sàng lọc CV ứng viên, gửi email và lên lịch phỏng vấn. Mọi thao tác trong quy trình tuyển dụng đều được thống nhất quản lý một cách hiệu quả, thể hiện số liệu trực quan trên dashboard người tuyển dụng.
Quản lý thời gian làm việc
Bằng phần mềm quản trị nhân sự, quản lý nhân viên có thể dễ dàng trích xuất các báo cáo về số giờ làm việc, giám sát việc nghỉ phép, công tác xa, làm thêm giờ, đi trễ hay về sớm thông qua các ứng dụng trên website hoặc điện thoại di động. Điều này giúp quản lý nhân sự hoàn thành nhiệm vụ báo cáo của mình một cách hiệu quả và chính xác.
Tính toán chấm công và quản lý lương
Hiện nay, giải pháp chấm công không tiếp xúc đang trở thành xu hướng phổ biến. Nhân viên có thể sử dụng điện thoại để định vị vị trí GPS để chấm công. Đồng thời, phần mềm quản trị nhân sự giúp tính toán mức lương, ngày công, tăng ca của nhân viên, tính toán thuế, quản lý bảo hiểm và lưu trữ các thông tin liên quan đến lương một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
Đánh giá hiệu suất nhân viên
Phần mềm quản trị nhân sự giúp quản lý dễ dàng xác định hiệu suất của nhân viên dựa trên các chỉ số như số giờ làm việc, chất lượng công việc, độ hoàn thành công việc, đóng góp cho tổ chức và thái độ làm việc.
Việc đánh giá hiệu suất nhân viên qua phần mềm quản trị nhân sự giúp quản lý có cái nhìn tổng quan về hoạt động của nhân viên, từ đó đưa ra các biện pháp để cải thiện năng suất lao động và đưa ra các quyết định về phát triển nhân viên. Điều này giúp cho tổ chức tăng cường hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững.
Trên đây là những thông tin giúp bạn có thể tìm hiểu về vai trò của một HR Manager trong một doanh nghiệp. Trong thời đại hiện nay, quy trình quản lý nhân sự đang được tự động hóa và người làm trưởng phòng nhân sự cần có những kỹ năng rất cao để thích nghi với sự thay đổi đó.
Các doanh nghiệp dần nhận thức được tầm quan trọng của bộ phận này và đang đẩy mạnh việc đầu tư vào các phần mềm quản lý nhân sự hiện đại nhằm nâng cao hiệu suất làm việc.
Nếu doanh nghiệp đang cần một giải pháp quản lý nhân sự tiện lợi và hiệu quả, giúp tối ưu hóa việc quản lý nhân sự Hãy nhấc máy và liên hệ ngay tới hotline: 0914 004 800 hoặc truy cập vào website www.VnResource.vn để tìm hiểu thêm về ứng dụng quản lý nhân sự và trải nghiệm ngay trong hôm nay để tận hưởng những tính năng tuyệt vời mà ứng dụng quản trị nhân sự mang lại cho doanh nghiệp của bạn!