Chuyển đổi số thất bại thường bắt đầu từ những nguyen nhân như: thiếu tầm nhìn, sự hỗ trợ của lãnh đạo và cam kết về lâu dài, ,tuy nhiên đây chỉ là một số nguyên nhân khiến hành trình chuyển đổi số đi sai hướng hoặc thất bại. Chuyển đổi số có thể đi chệch hướng ngay cả thời điểm thuận lợi nhất nhưng hai năm qua kể từ khi nhân viên bắt đầu làm việc từ xa, sự chệch hướng này đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.
Hiện nay, với các tổ chức quá tập trung vào chuyển đổi số, điều quan trọng hơn bao giờ hết là giải quyết các vấn đề và khắc phục các dự án có vấn đề. Theo bài Dự đoán về Chương trình nghị sự 2023 cho các CIO (Giám đốc Công nghệ thông tin) toàn cầu của IDC FutureScape, các tổ chức không cho phép mình thất bại ở chuyển đổi kỹ thuật số, vì “chúng ta đã bước vào kỷ nguyên kinh doanh kỹ thuật số, nơi chuyển đổi số phải là một phần của DNA doanh nghiệp”
IDC định nghĩa doanh nghiệp kỹ thuật số là doanh nghiệp năng động nên liên tục phát triển mô hình hoạt động và nền tảng kỹ thuật số sẽ làm nền tảng cho hoạt động của họ. Báo cáo của IDC nhận xét: “Trong thế giới mới này, bộ phận IT không phải là một tổ chức riêng biệt — mà chính là kết cấu của cả doanh nghiệp. Các CIO sẽ phải tìm ra những cách mới để quản lý CNTT khi các phân nhánh của công nghệ kỹ thuật số ngày càng mở rộng sâu hơn vào doanh nghiệp và hệ sinh thái của nó. Dưới đây là tám lý do khiến hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp liên tục thất bại.
1. Lý do 1: Chuyển đổi số quá nhanh chóng, nóng vội
Khi đại dịch xảy ra vào tháng 3 năm 2020, ông Michael Spires – hiệu trưởng và trưởng nhóm chuyển đổi công nghệ tại Hackett Group cho biết: “Mọi người đã nhận diện được các thách thức và đưa ra các giải pháp tức thời để giải quyết chúng”. Điều này có nghĩa là họ sẽ không giải quyết được hoàn toàn các vấn đề cơ bản về công nghệ hoặc cách hoàn thành công việc, mà thay vào đó lại bày tỏ thái độ “chúng tôi gặp khủng hoảng và chúng tôi đã kịp ứng phó”, ông nói. Nghiên cứu của Hackett đã phát hiện ra rằng trong khi bộ phận IT đã đáp ứng được nhu cầu làm việc từ xa và các CIO có cơ hội nâng cao danh tiếng của họ, thì việc đáp ứng này chỉ ở dưới mức tối ưu, chứ không có được sự tối ưu hoàn toàn.
Spiers cũng chia sẻ: “Việc không đạt được sự tối ưu trong chuyển đổi số một phần vì bộ phận IT sử dụng các công nghệ cũ không thể tích hợp các hệ thống khác hoặc do các tranh chấp sở hữu liên quan đã làm sự phát triển của tổ chức không ổn định và phía CNTT cũng không kết nối được các nền tảng khác nhau thành một hệ sinh thái hợp nhất.”
Phía IT đã thay đổi cách họ phản ứng với doanh nghiệp, theo chiều hướng tích cực hơn, “nhưng với công nghệ chưa được hợp lý hóa hoặc tối ưu hóa thì các nền tảng sử dụng không được ổn định.” – Spiers nói thêm. Anh ấy cho rằng việc dồn nguồn lực vào một vấn đề để đạt được kết quả trong suốt thời kỳ khủng hoảng là không bền vững. “Bạn có thể làm điều đó trong vòng 6 đến 18 tháng để đáp ứng những thách thức tồn tại do COVID, nhưng nó không xây dựng một nền tảng công nghệ chuyển đổi lâu dài và nó không nhất thiết phải thay đổi cách bạn gặp gỡ các nhà đầu tư.”
Kết quả của những thực tiễn này là nhiều nhà lãnh đạo CNTT giờ chỉ thấy mình đang tồn đọng một lượng lớn công việc chưa được hoàn thành sau đại dịch.
2. Lý do 2: Không có tầm nhìn rõ ràng
Stephanie Woerner, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống Thông tin MIT Sloan (CISR) và nhà khoa học nghiên cứu chủ chốt cho biết: khi các tổ chức chọn tiến hành chuyển đổi công nghiệp hóa, bao gồm nâng cấp nền tảng vận hành của công nghệ trước, thì thời gian đầu sẽ nhận về rất ít lợi nhuận. Bà giải thích rằng nền tảng để một tổ chức hoạt động sẽ phụ thuộc vào loại hình công ty. Có thể là triển khai hệ thống SAP hoặc nền tảng cốt lõi khác.
“Đó là một công việc khó khăn, vì nếu bạn không có sẵn hướng đi trong đầu và không thể truyền đạt được hướng đi đó, nó sẽ gây khó khăn cho nhân viên của bạn cho đến khi bạn gia tăng được năng suất,” Woerner nói.
Ngoài ra, bà Woerner cũng là đồng tác giả của cuốn sách mới phát hành Future Ready: The Four Pathways to Capturing Digital Value. Bà cho rằng các công ty thường quên rằng chuyển đổi kỹ số thực sự đang tiến hành hai việc cùng một lúc: số hóa, tự động hóa và đơn giản hóa nền tảng vận hành của bạn bằng cách tái sử dụng các thành phần hoặc quy trình một cách hiệu quả. Chẳng hạn, khi giới thiệu một khách hàng, các công ty nên xác định cách tốt nhất để làm nó và sau đó sử dụng lại quy trình đó nhiều lần. Bà cũng cho rằng họ cũng nên sử dụng lại dữ liệu thay vì cố gắng tạo lại từ đầu.
Woerner nói: “Vấn đề là các giám đốc điều hành cấp cao đều bị rơi vào cái bẫy không chú ý đến khách hàng” khi họ đặt nền tảng hoạt động cho một sáng kiến kỹ thuật số. “Tôi nghĩ những gì đã xảy ra suốt hai năm qua là để đáp ứng các sáng kiến của khách hàng bị bỏ qua.”
Nghiên cứu của CISR đã chỉ ra rằng khi các công ty hiện nay đều đang tự chuyển đổi, thì “đó không chỉ là về cách vận hành; mà còn là làm hài lòng khách hàng”. Tony Ambrozie, phó chủ tịch cấp cao kiêm giám đốc kỹ thuật số và giám đốc thông tin tại Baptist Health South Florida, cho biết: “Các sáng kiến chuyển đổi số số sẽ thất bại khi thiếu một tầm nhìn và chiến lược hết sức rõ ràng”.
Nhưng ngay cả với tầm nhìn, chiến lược và sự hỗ trợ tuyệt vời của hội đồng quản trị, thất bại vẫn có thể xảy ra nếu không có “các mục tiêu cụ thể và rõ ràng trong suốt quá trình để mọi người hiểu liệu quá trình chuyển đổi có thành công hay không?” Ambrozie nói.
Thất bại cũng có thể xảy ra khi không có kế hoạch cho quá trình chuyển đổi số. Ông nói: “Các kế hoạch có thể vô ích nhưng việc lập kế hoạch là vô giá. “Không có sự thay thế nào ngoài việc thực thi nghiêm ngặt các kế hoạch” và phân bổ được các nguồn lực chuyên dụng.
Xem thêm: Chuyển đổi số trong giáo dục: Những khó khăn còn tồn đọng
3. Lý do 3: Bỏ qua trải nghiệm của khách hàng
Woerner nói: Quá trình chuyển đổi kỹ thuật số cũng có thể thất bại nếu bạn chưa tìm ra cách giúp khách hàng tiếp cận với hình thức kinh doanh mới của mình.
Ví dụ: “Ngân hàng số rất thú vị nhưng nếu bạn chưa tìm ra cách để khách hàng của mình sử dụng ngân hàng mới này, bạn sẽ mắc kẹt khi hai đơn vị kinh doanh cùng làm một việc”, nghĩa là một bên vẫn phải thực hiện các giao dịch trực tiếp trong khi bên khác đã chuyển sang ngân hàng trực tuyến.
“Nếu bạn không thể chuyển khách hàng của mình từ giao dịch trực tiếp sang ngân hàng trực tuyến vì chưa tìm được cách và vấp phải nhiều phản đối từ họ… thì đó là một thất bại,” bà nói. CISR đã chứng kiến điều này đặc biệt xảy ra với các ngân hàng — họ có những ý tưởng tuyệt vời về việc chuyển đổi chính mình, “và rồi sau đó họ nhận ra họ đã quên mất khách hàng,” – Woerner nói.
Giống như việc bạn thường tiến hành rất nhiều khóa đào tạo cho nhân viên của mình, bạn cũng phải cung cấp khóa đào tạo về tổ chức cho khách hàng của mình. Điều này có thể được thực hiện qua việc truyền thông nội bộ. Ambrozie đồng ý rằng: Mục đích chính của chuyển đổi kỹ thuật số là phục vụ khách hàng tốt hơn, sau đó là tổ chức và nhân viên của tổ chức.
4. Lý do 4: Không thích nghi được với những thay đổi
Tương tự, ông Raju Seetharaman, phó chủ tịch cấp cao về CNTT và chuyển đổi tại bộ phận bảo hiểm của Legal & General America cho biết: “Quá trình chuyển đổi kỹ thuật số sẽ thường có những thách thức về giải pháp kiến trúc và công nghệ, tuy nhiên thay đổi văn hóa vẫn là thách thức lớn nhất”. Ông cho rằng: “Các nhà đầu tư đã quen với cách họ làm việc, vì vậy họ luôn có sự phản kháng với việc đổi mới và phải quản lý sự thay đổi đó. “Đó chính là đưa họ vào một cuộc hành trình mới” và tìm ra cách quản lý sự thay đổi.
Ông khuyên nên cho nhân viên cho ra mắt sớm sản phẩm đang được chuyển đổi. Nếu đó là một sự thay đổi lớn về nền tảng, hãy cung cấp cho họ một sản phẩm khả thi hoặc một bản demo để họ có thể cung cấp phản hồi và cảm nhận được họ là một phần của hành trình. CNTT cũng sẽ mang lại những cải tiến nhanh chóng nếu các bên liên quan không thích điều gì đó. Nếu không, sản phẩm có thể bị lỗi.
Woerner đồng ý và cho rằng trong nghiên cứu của bà ấy, hầu hết các thất bại đã xảy ra khi CIO và các nhà lãnh đạo khác không thu hút được mọi người tham gia và đối phó với sự thay đổi văn hóa mà kỹ thuật số mang lại bằng cách thực hiện các chương trình đào tạo.
Bà ấy nói: “Hầu hết những nỗ lực đó sẽ không thành công vì để thay đổi một nền văn hóa, bạn phải thay đổi thói quen của mình – và điều đó đang thay đổi cách mọi người làm việc. “Vì vậy, chúng tôi đề nghị mọi người thực sự làm việc theo những quy trình làm việc mới và đảm bảo rằng nhân viên thành thạo, làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt và đưa dữ liệu vào quy trình” thay vì tạo ra các giả thuyết.
Xem thêm: Lợi ích của phần mềm quản trị nhân sự trong chuyển đổi số doanh nghiệp
5. Lý do 5: Không đảm bảo được tính lâu dài
Franzuha Byrd, CIO tại MorganFranklin Consulting, cho biết không có đủ kinh phí và sự nhạy bén trong kinh doanh là những nguyên nhân chắc chắn khiến hành trình chuyển đổi số gặp thất bại.
Byrd nói: “Các nhà lãnh đạo công nghệ rất giỏi trong việc triển khai công nghệ nhưng để yêu cầu họ nói rõ giá trị của một dự án chuyển đổi số về mặt tài chính, hầu hết đều thất bại. “Tôi thường gặp phải những kỳ vọng không thực tế. Mong đợi một nhà lãnh đạo công nghệ phù hợp và thu được kết quả kinh doanh như mong muốn khi họ không có nền tảng kinh doanh vững chắc là không thực tế.”
Ambrozie cho biết, điều quan trọng đối với những sáng kiến này là phải có ngân sách dành riêng cho nhiều năm và các cam kết để duy trì chúng qua những năm thuận lợi — và cả những năm tồi tệ. Ông nói: “Các tổ chức, và đặc biệt là CFO, phải hiểu rõ về tỷ lệ thu hoàn vốn đầu tư – chúng sẽ được kê khai như thế nào và khi nào,” để không quá đặt kỳ vọng vào chúng. “Nếu không, khởi đầu sẽ có nguy cơ gặp thất bại thay vì là một thành công lâu dài.”
6. Lý do 6: Không có chiến lược tận dụng các công cụ
Spires cho biết, khi các tổ chức nghĩ về các công cụ họ cần để thúc đẩy việc áp dụng kỹ thuật số và triển khai công nghệ, nhiều người đã không xem xét lại những gì tổ chức cần. Ông nói, một bộ phận của công ty công nghệ có thể tận dụng một công cụ và nhận định được nó cần được sử dụng ở đâu nhưng điều đó sẽ làm mất dần sự phối hợp giữa các công cụ để hợp nhất được một bộ công cụ chung.
Spiers nói: “Sau khi bạn đã có kiến thức chuyên môn về nhiều công cụ, ác quyết định được đưa ra một cách vội vàng và tức thời” mà không suy nghĩ đến quá trình chuyển đổi.”
Từ đó dẫn đến việc “không nghĩ đến bức tranh toàn cảnh, mà chỉ nghĩ về mặt chiến thuật, trong khủng hoảng và ở thời điểm hiện tại,” ông nói. “Chúng tôi vẫn đang thấy rất nhiều lỗ hổng và CNTT không quản lý được chúng một cách tổng thể. Nó dẫn đến sự gia tăng của các công cụ và thiếu các công cụ chung.”
Với tình trạng thiếu nhân sự CNTT hiện nay, càng có nhiều công cụ được thêm vào, thì bạn chỉ càng “lặp lại vấn đề thay vì giải quyết nó bằng công cụ phù hợp,” Spiers nói.
7. Lý do 7: Thiếu sự hỗ trợ của lãnh đạo
John Roman (CIO của The Bonadio Group) – một công ty dịch vụ tài chính và kế toán quốc gia cho biết hầu hết các sáng kiến công nghệ đều thất bại nếu không có sự hỗ trợ của C-suite (các lãnh đạo cấp cao) và chuyển đổi kỹ thuật số cũng không ngoại lệ, đặc biệt là xét đến ảnh hưởng sâu rộng mà nó sẽ gây ra cho tất cả nhân viên. “Nếu C-suite không lên tiếng hỗ trợ họ, thì sẽ không có ai cả.”
Ambrozie đồng ý rằng nếu bạn không có “sự hỗ trợ vững chắc của hội đồng quản trị, CEO và các giám đốc điều hành cấp cao”, đó là công thức dẫn đến thất bại. “Một CIO có thể dẫn đầu cho những nỗ lực này, nhưng đằng sau những cá nhân đó, phải có sự hỗ trợ của hội đồng quản trị,” ông nhấn mạnh.
8. Lý do 8: Các đơn vị kinh doanh không hiểu rõ vai trò của mình
Spiers lưu ý rằng nhiệm vụ của phía CNTT là thay đổi nền tảng công nghệ nhưng bên doanh nghiệp lại thường không hiểu họ cần gì. Ông cho rằng “Bạn cần người lãnh đạo của doanh nghiệp khẳng định được ‘Tôi cần kết quả như thế này và phía CNTT sẽ phải đáp ứng được kết quả đó.’ Tuy nhiên, chuyên môn thường sẽ thiếu ở cả hai phía.”
Ông cho rằng khi phía doanh nghiệp không làm rõ được nhiệm vụ của họ, phía CNTT bắt buộc phải can thiệp, nhưng thường thì phía CNTT sẽ “không hiểu rõ những gì doanh nghiệp muốn để đảm nhận vai trò đó”. Khi đó, họ sẽ phải quyết định thay cho đơn vị kinh doanh. Spiers nói: “Tôi đã chứng kiến điều này rất nhiều lần.”
Roman nói: Đó cũng có thể là thất bại của phía CNTT trong việc truyền đạt “lý do tại sao” và lợi ích của việc chuyển đổi. Ông nói: “Đôi khi, phía CNTT không đạt được hiệu quả trong việc truyền tải lợi ích của chuyển đổi số và việc ‘tôi được lợi gì’ cho đối tác của họ. “Khi thiếu sự nhất quán trong giao tiếp, các nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số thường thất bại hoặc không đạt được kỳ vọng trong việc áp dụng CNTT.”
Seetharaman cho biết thêm, bạn phải cộng tác với toàn bộ tổ chức để đảm bảo mọi người đang tiến tới số hóa. “Thủy triều dâng sẽ nâng tất cả các con thuyền lên và đó là bài học quan trọng rút ra được trong hai năm qua.”
VnResource – Nhà cung cấp giải pháp phần mềm hàng đầu
VnResource được thành lập năm 2005 nhằm mang đến thị trường trong và ngoài nước các sản phẩm và dịch vụ CNTT chất lượng cao. Trong đó, hai trong nhiều mảng Sản Phẩm của VnResource thuộc Top đầu thị trường hiện nay là HR Tech và Ed Tech bao gồm: Giải Pháp Phần Mềm Quản Trị Nhân Sự HRM Pro, Giải pháp Đào tạo và Học trực tuyến LMS – eLearning, Giải pháp Edu CRM, Edu ERP… Sau nhiều năm nỗ lực, VnResource đã có hơn 300 khách hàng trong Top 500 Doanh Nghiệp hàng đầu tại Việt Nam đang sử dụng, tiêu biểu như: Tập đoàn Honda, Toyota, Panasonic, Ajinomoto, Vietnamobile, Fujifilm, Pharmacity, Aeon Mall, tập đoàn Thaco Trường Hải, Nam Long Group, tập đoàn Thiên Long, Nhựa Bình Minh, Vinasoy, Vietinbank Insurance,…
Các sản phẩm phần mềm VnResource cung cấp cho doanh nghiệp:
- VnResource HRM Pro – Giải pháp Phần mềm Quản trị Nhân sự & Trải nghiệm Nhân viên
- VnResource LMS Pro – Giải pháp Đào tạo và Học trực tuyến E-Learning
- VnResource CRM Pro – Giải pháp Phần mềm Quản Trị Quan Hệ Khách hàng
- VnResource EBM Pro – Giải pháp ERP lĩnh vực đào tạo
- Dịch vụ triển khai Giải pháp SAP SuccessFactors
VnResource luôn tự hào là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các giải pháp phần mềm chuyển đổi số lĩnh vực Nhân sự (HRTech) và đào tạo (EduTech) cho các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng doanh nghiệp bạn trên hành trình chuyển đổi số sắp tới.
Thông tin liên hệ:
VnResource Software Solutions & ICT Service
Website: https://vnresource.vn/
Hotline: 0914.004.800
Trụ sở 3 miền:
TP. Hồ Chí Minh:
- 41/7 Phạm Ngũ Lão, Phường 3, Gò Vấp, TP.HCM.
- 06 Nguyễn Trung Trực, Phường 5, Bình Thạnh, TP.HCM.
Đà Nẵng: Tầng 4, 324 Nguyễn Hữu Thọ, P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Hà Nội: Tầng 4, Số 84 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.