5 mẹo quản trị nhân sự hiệu quả

Bản chất của cách lãnh đạo và quản trị nhân sự hiệu quả là khuyến khích tập thể của mình hoàn thành các công việc song song việc truyền đạt cho họ khát vọng để hoàn thiện bản thân, nuôi dưỡng lòng trung thành với đồng nghiệp, với chính bạn và lý tưởng hơn là với công ty. Nghe có vẻ khó khăn, nhưng hoàn toàn không phải như thế nếu bạn tiếp cận hoạt động này với thái độ và ưu tiên đúng đắn.

Trước khi trở thành doanh nhân cũng như người góp vốn cho Money Crashers, tôi đã làm việc dưới dự chỉ bảo của một vài người quản lý đầy tài năng và cống hiến. Bằng cách học theo họ, ngoài việc không ngừng cải thiện năng suất phòng ban của mình, tôi còn giảm được chi phí phải trả cho nhân viên bằng cách khơi dậy cảm hứng, khiến nhân viên trở nên cam kết hơn với nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Hãy lãnh đạo nhân viên hiệu quả hơn với 5 mẹo nhỏ sau đây.

1. Khéo léo trong cách truyền thông

Một vài nhà quản trị nhân sự có nhận thức sai lầm rằng lớn tiếng quát tháo cũng như gieo rắc nỗi sợ hãi với nhân viên là tiêu chuẩn của quản lý nhân viên thành công. Nếu dự định làm vậy, bạn có vẻ sẽ thành công trong việc hình thành nên những nhân viên với thái độ chống đối và không có động lực làm việc.

Thay vào đó, hãy dành thời gian để học cách truyền thông hiệu quả với mỗi nhân viên của mình. Thật ra, chỉ một số nhân viên đòi hỏi bạn phải nghiêm túc, tôn trọng, đưa ra chỉ đạo trong khi những người khác lại phản ứng tích cực với phong cách chỉ đạo nhẹ nhàng bằng thái độ phù hợp. Điều chỉnh phong cách quản lý cho phù hợp với từng nhân viên, và đừng mong đợi họ phải đi theo cách của bạn.

Bất kể bạn truyền thông như thế nào, một thứ bạn cần phải luôn duy trì là sự thẳn thắng và chân thành. Đừng cố vòng vo hoặc tránh né giải thích cặn kẽ vấn đề. Ví dụ, dòng tiền của công ty không được hạch toán chính xác thì bạn giải thích vấn đề cho những người có trách nhiệm và để cho họ biết rằng bạn sẽ quy trách nhiệm cho họ đối với những lĩnh vực mà bạn đã chỉ ra.

2. Nhận trách nhiệm

Đơn giản, hãy nhận trách nhiệm về mình khi bạn mắc một lỗi nào đó. Đừng cố đổ lỗi cho nhân viên nếu như đó là lỗi của bạn vì việc đó có thể làm giảm sự tín nhiệm và lòng tin của nhân viên dành cho bạn.

Nếu bạn nhận trách nhiệm cho những lỗi lầm của mình thì ngược lại nhân viên sẽ tôn trọng và hỗ trợ bạn hơn, và sau cùng là sẽ làm việc chăm chỉ hơn vì bạn. Một khi bạn đã nhận trách nhiệm, hãy chủ động trình bày sự cố đã xảy ra để giải quyết nó và đảm bảo rằng vấn đề đó sẽ không bao giờ lặp lại.

3. Giải quyết những mâu thuẫn

Khi phải đối mặt với vấn đề hiệu suất kém hoặc mâu thuẫn giữa các phòng ban, nhiệm vụ quyết định việc giới hạn và duy trì môi trường làm việc hài hòa là của bạn. Nếu không có đủ khả năng để giải quyết vấn đề, hãy cân nhắc việc thuê một chuyên gia tư vấn được để giúp bạn tìm ra hướng giải quyết.

4. Tán dương và khen thưởng nhân viên

Nếu những thông số về kinh doanh trong tháng đạt hoặc vượt mong đợi, trong vai trò nhà quản trị nhân sự, đừng tận hưởng niềm vui đó một mình mà phải hiểu rằng mỗi người trong tập thể đều góp một tay để đạt được thành công đó. Không gì có giá trị khích lệ bằng những lời khen và những phần thưởng, và có hàng tá cách để bạn có thể khen thưởng nhân viên của mình mà không cần đến yếu tố vật chất.

Ví dụ, bạn có thể mời những nhân viên làm tốt đến nhà mình chơi vào cuối tuần, tặng họ vé xem một sự kiện thể thao hoặc buổi hòa nhạc hoặc thậm chí cùng đi dạo với họ vào buổi tối trong thành phố. Xây dựng mối quan hệ kiểu này có thể gặt hái những kết quả bất ngờ trong việc tạo động lực phát triển và xây dựng lòng trung thành của nhân viên.

5. Biết khi nào nên nói

Nếu cảm thấy thoải mái khi giải quyết các mâu thuẫn thì có lẽ bạn cũng sẽ cảm thấy như vậy khi trình bày một quan điểm trái ngược với hiện trạng. Hãy thể hiện sự nhiệt tình của bạn đối với những quan điểm của mình và hãy nhắc đến lịch sử thành công của bản thân trong vai trò lãnh đạo, một doanh nhân thành đạt và bạn sẽ có thể giành được lòng tin của nhân viên.

Tuy nhiên, vẫn cần phải quyết định thời điểm thích hợp để nói yêu cầu một cách khéo léo. Bạn không muốn xúc phạm người khác hoặc hạ mình. Hãy cũng trung thực với bản thân, và tạm gác cái tôi ra khỏi những quan điểm mà bạn trình bày. Nếu đề nghị của bạn không được ủng hộ, đừng bận tâm. Bạn sử dụng một nhóm chuyên gia mà bạn tin tưởng, và nếu họ đưa ra những lời khuyên trái với quan điểm hoặc dự định của bạn, tốt hơn bạn nên hết tiếp thu lời khuyên của họ.

Thấu hiểu chính trị doanh nghiệp có thể giúp bạn biết thời điểm phù hợp để trình bày quan điểm của bạn. Một cách để làm việc này là khuyến khích một “chính sách mở cửa” mà tại đó các nhân viên của bạn cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh để đưa ra ý kiến trong các cuộc họp với bạn hoặc gửi e-mail khi có những vấn đề nội bộ xảy ra.

Là chủ của một công ty quy mô nhỏ, tôi thấy rằng các đặc điểm lãnh đạo then chốt xuất phát từ tính toàn vẹn, chín chắn và sự tự tin. Nếu cảm thấy thoải mái với bản thân, mong muốn làm đúng, và có thể nhìn tình huống khách quan thì bạn có thể phát triển một tập thể đoàn kết để thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.

Nguồn: Blog Nhân sự – Le & Associates