5 kỹ năng mềm cho người làm nhân sự cần nắm vững

Hiểu được kỹ năng mềm là gì, bạn sẽ luôn biết cách đối phó và xử lý tình huống trong cuộc sống. Kỹ năng mềm cần thiết với cả mọi người và đặc biệt quan trọng với người làm nhân sự. Bài viết sau đây, VnResource giới thiệu đến 5 kỹ năng mềm cho người làm nhân sự cần nắm vững để phát triển cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

I. Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm (soft skills) hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới… (Theo trang Wikipedia)

Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. 

Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch-khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.

ky-nang-mem-cho-nguoi-lam-nhan-su
Kỹ năng mềm cho người làm nhân sự

=>> Xem thêm: 4 kỹ năng mềm của doanh nhân thành công

=>> Xem thêm: 5 kỹ năng mềm để thăng tiến nơi công sở

II. 5 kỹ năng mềm người làm nhân sự cần nắm vững

2.1. Kỹ năng giao tiếp

Khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả, lắng nghe và đáp ứng các yêu cầu của đối tác hoặc nhân viên. Kỹ năng giao tiếp bao gồm việc sử dụng ngôn từ phù hợp, thể hiện sự quan tâm và lắng nghe tích cực, sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp, và sử dụng các phương tiện giao tiếp hiệu quả.

Dù đối với người hướng ngoại hay hướng nội thì giao tiếp hàng ngày vẫn là một hoạt động không thể thiếu và càng quan trọng hơn đối với những người làm nghề nhân sự. Nếu không chú trọng vào rèn luyện kỹ năng giao tiếp, khả năng cao bạn sẽ để lại nhiều ấn tượng không tốt đối với nhân viên, đồng việc hay các ứng viên cho bạn tuyển dụng.

ky-nang-giao-tiep
Kỹ năng giao tiếp

Ông, cha ta vẫn hay nói: “Học ăn, học nói, học gói, học mở.” Tuy là câu nói người xưa nhưng nó vẫn ảnh hưởng lớn đến thời đại hiện nay. Giao tiếp ngày nay không chỉ đơn thuần là cuộc trò chuyện hàng này mà nó còn ảnh hưởng đến mối quan hệ, sự nghiệp của chính bạn. Vì vậy người làm nhân sự phải chú trọng và việc đầu, chau dồi nâng cao kỹ năng giao tiếp của bản thân.

Cách chau dồi kỹ năng giao tiếp:

Tập trung lắng nghe: Để có một cuộc trò chuyện hiệu quả, bạn cần lắng nghe những gì người khác nói. Tập trung vào người nói và đưa ra phản hồi thích hợp.

Học cách nói chuyện: Việc luyện tập kỹ năng nói chuyện có thể giúp bạn trở nên tự tin và dễ dàng hơn trong việc trò chuyện với người khác. Thực hành trước mặt gương hoặc với người quen thân để rèn luyện kỹ năng này.

Sử dụng ngôn từ và cử chỉ thích hợp: Khi giao tiếp, bạn nên sử dụng ngôn từ và cử chỉ phù hợp với tình huống. Ví dụ, trong một cuộc phỏng vấn việc làm, bạn nên sử dụng ngôn từ chuyên nghiệp và cử chỉ tự tin.

Tìm hiểu về người khác: Để có thể giao tiếp hiệu quả với người khác, bạn cần hiểu về họ và cách họ suy nghĩ. Hãy tìm hiểu về lý do họ quan tâm đến vấn đề nào và sử dụng thông tin đó để có một cuộc trò chuyện hiệu quả.

Học cách giải quyết xung đột: Trong quá trình giao tiếp, có thể xảy ra các xung đột hoặc tranh cãi. Hãy học cách giải quyết các xung đột này bằng cách lắng nghe, đưa ra lời giải thích và tìm kiếm các giải pháp hợp tác.

Tìm kiếm phản hồi: Để nâng cao kỹ năng giao tiếp, hãy tìm kiếm phản hồi từ người khác. Họ có thể đưa ra các gợi ý hoặc lời khuyên để giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình.

=>> Xem thêm: Kỹ Năng Giao Tiếp – Hành Trang Của Người Thành Công

2.2. Kỹ năng quản lý thời gian

Khả năng lên kế hoạch, quản lý và sử dụng thời gian hiệu quả. Kỹ năng quản lý thời gian bao gồm việc đặt mục tiêu, ưu tiên công việc, lập lịch làm việc, và sử dụng công cụ hỗ trợ quản lý thời gian.

ky-nang-quan-ly-thoi-gian
Kỹ năng quản lý thời gian

Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng vô cùng cần thiết. Trên thực tế, người thành công đều biết cách quản trị thời gian cá nhân thông minh. Ai cũng có 24 giờ mỗi ngày nhưng không phải người nào cũng hoàn thành tốt công việc và vấn đề quản lý thời gian.

Cách chau dồi kỹ năng quản lý thời gian: 

Phương pháp quản lý thời gian M.I.T (Most Important Tasks)

M.I.T sẽ tập trung vào một số việc quan trọng nhất cần làm trong ngày. Phương pháp này sẽ hỗ trợ bạn phân chia công việc hợp lý để tiết kiệm thời gian. Những công việc ưu tiên nên thuộc nhóm khẩn cấp & quan trọng ở trong Ma Trận Eisenhower.

Để áp dụng phương pháp M.I.T, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Liệt kê tất cả các công việc cần làm trong ngày, bao gồm cả công việc lớn và nhỏ.
  • Xác định 3 công việc quan trọng nhất, đây là những việc cần phải hoàn thành trong ngày.
  • Sắp xếp các công việc còn lại theo độ ưu tiên giảm dần.
  • Hoàn thành các công việc M.I.T trước khi tiếp tục làm các công việc khác.

Quy tắc 4D (Do – Dump – Delegate – Defer)

Quy tắc 4D là một phương pháp quản lý thời gian giúp cho người sử dụng tối ưu hóa việc quản lý công việc. Quy tắc 4D bao gồm 4 bước chính:

  • Do (Làm ngay): Đây là các công việc cần được thực hiện ngay lập tức hoặc trong thời gian sớm nhất. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những công việc có liên quan đến deadline, hoặc những công việc có tính ưu tiên cao.
  • Dump (Bỏ đi): Là các công việc không cần thiết hoặc không có giá trị, nên được loại bỏ.
  • Delegate (Giao việc): Là các công việc có thể được giao cho người khác hoặc đội ngũ nhân viên của mình. Khi giao việc, bạn cần phải xác định rõ trách nhiệm của người được giao việc, để đảm bảo công việc được thực hiện đúng và đúng thời hạn.
  • Defer (Trì hoãn): Các công việc quan trọng nhưng không cần thiết phải được thực hiện ngay lập tức. Bạn có thể lên kế hoạch thực hiện sau hoặc chia nhỏ công việc đó để dễ dàng quản lý.

Quy tắc 4D giúp bạn xác định độ ưu tiên của công việc và quyết định cách xử lý công việc đó một cách hiệu quả. Điều này giúp bạn sử dụng thời gian một cách thông minh và tối ưu hóa năng suất làm việc của mình.

Phương pháp quản lý thời gian bằng ma trận Eisenhower

Phương pháp ma trận Eisenhower được đặt tên theo tên của Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower, là một cách tiếp cận hiệu quả để quản lý thời gian và ưu tiên công việc.

Ma trận Eisenhower có bốn ô chính, mỗi ô đại diện cho một loại công việc khác nhau dựa trên mức độ quan trọng và khẩn cấp của nó:

  • Ô 1: Công việc quan trọng và khẩn cấp – Những công việc này cần được hoàn thành ngay lập tức và gây ảnh hưởng lớn đến mục tiêu và thành công của bạn.
  • Ô 2: Công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp – Là công việc cũng quan trọng nhưng không gấp đến mức cần phải hoàn thành ngay lập tức.
  •  Ô 3: Công việc không quan trọng nhưng khẩn cấp – Những công việc này có thể gây sự xao nhãng và làm giảm hiệu quả của bạn, nhưng vẫn cần được xử lý trong thời gian ngắn.
  • Ô 4: Công việc không quan trọng và không khẩn cấp – Là những công việc mà bạn có thể hoãn lại hoặc không cần phải làm.

Để sử dụng phương pháp ma trận Eisenhower, bạn cần đưa tất cả các công việc của mình vào một danh sách và sau đó đánh giá mức độ quan trọng và khẩn cấp của từng công việc. Sau đó, bạn có thể sắp xếp chúng vào từng ô tương ứng và ưu tiên công việc theo thứ tự ưu tiên.

Quy tắc 80/20 (Pareto) 

Quy tắc 80/20, còn được gọi là định luật Pareto, là một nguyên lý quản lý thời gian được áp dụng để tối ưu hóa hiệu quả trong công việc và cuộc sống. Theo quy tắc này, 80% kết quả được đạt được trong một công việc chỉ đến từ 20% nỗ lực hoặc hành động.

Để áp dụng quy tắc 80/20 vào quản lý thời gian, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Xác định 20% công việc quan trọng nhất: Hãy xác định những công việc quan trọng nhất và ưu tiên chúng trong danh sách công việc hàng ngày của bạn.
  • Tập trung nỗ lực vào 20% đó: Hãy tập trung hết sức vào những công việc quan trọng này và sử dụng các công cụ quản lý thời gian để giảm thiểu các công việc ít quan trọng.
  • Sử dụng kết quả: Sau khi hoàn thành những công việc quan trọng nhất, bạn có thể sử dụng kết quả đó để phát triển thêm các dự án, kế hoạch và mục tiêu mới.

=>> Xem thêm: Quản lý thời gian hiệu quả hơn nhờ nguyên lý 80/20

=>> Xem thêm: Đã quản lý thời gian nhưng vẫn không mang lại hiệu quả?

Phương pháp The 2 – Minute Rule

Phương pháp The 2-Minute Rule là một phương pháp quản lý thời gian đơn giản và hiệu quả để xử lý những công việc nhỏ và đơn giản một cách nhanh chóng. Quy tắc này được đặt tên là “2-Minute Rule” vì cho rằng, nếu một công việc có thể được hoàn thành trong vòng 2 phút thì bạn nên hoàn thành nó ngay lập tức.

Theo phương pháp này, bạn nên luôn tập trung vào những công việc có thể hoàn thành trong thời gian ngắn. Bằng cách hoàn thành những công việc nhỏ đó, bạn có thể giảm bớt áp lực và cảm giác bất mãn với công việc của mình, giúp tăng năng suất và hiệu quả làm việc.

Phương pháp Pomodoro

Phương pháp Pomodoro là một phương pháp quản lý thời gian được đặt tên theo từ “Pomodoro” trong tiếng Ý, có nghĩa là “cà chua”. Được phát triển bởi một người đàn ông tên là Francesco Cirillo vào những năm 1980.

Phương pháp Pomodoro giúp người dùng tập trung và tăng năng suất bằng cách:

  • Chia thời gian làm việc thành các đoạn nhỏ, tránh bị lãng phí thời gian hoặc mất tập trung trong một khoảng thời gian dài.
  • Đặt một mục tiêu rõ ràng cho mỗi pomodoro, giúp tập trung vào công việc cần làm.
  • Tạo ra một bản ghi chính xác về thời gian làm việc, giúp bạn đánh giá tiến độ và hiệu quả của công việc.
  • Cho phép bạn có khoảng thời gian nghỉ ngơi thư giãn, giúp bạn tái tạo năng lượng và tăng cường tập trung.

Phương pháp Batching

Phương pháp Batching là một phương pháp quản lý thời gian giúp tập trung vào một loạt công việc tương tự và hoàn thành chúng trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này giúp tăng năng suất và tối ưu hóa thời gian sử dụng.

Cụ thể, phương pháp Batching được thực hiện bằng cách sắp xếp các công việc tương tự vào một khoảng thời gian nhất định, ví dụ như sắp xếp các cuộc gọi điện thoại, trả lời email hoặc làm việc trên một dự án cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.

Thay vì gián đoạn và phân tán các công việc khác nhau, việc tập trung vào một nhiệm vụ cụ thể trong một khoảng thời gian sẽ giúp giảm thiểu sự gián đoạn và tăng khả năng tập trung vào công việc.

=>> Xem thêm: 8 cách quản lý thời gian hiệu quả

=>> Xem thêm: Quản lý năng lượng bản thân – làm chủ công việc lẫn thời gian hiệu quả

2.3. Kỹ năng làm việc nhóm

Khả năng làm việc trong một nhóm, phối hợp với các thành viên trong nhóm và đóng góp cho sự thành công của nhóm. Kỹ năng làm việc nhóm bao gồm việc thể hiện sự tôn trọng và hỗ trợ đồng đội, chia sẻ thông tin và kiến thức, và đưa ra ý kiến xây dựng và đóng góp ý tưởng.

ky-nang-lam-viec-nhom
Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm là một phần quan trọng trong cuộc sống và quan trọng là người làm nhân sự. Việc làm việc chung, công tác giữa các phòng ban để hoàn thành công việc là điều vô cùng quan trọng, là yếu tố then chốt làm nên sự khác biệt tạo nên những công ty và tổ chức xuất chúng.

Ai đó nói rằng: “Làm việc nhóm có thể khiến một người bình thường làm nên những điều phi thường.”

Tuy vậy, chớ nên hiểu lầm kỹ năng làm việc nhóm là một năng lực siêu nhiên gì đó. Nhưng nếu muốn gấp đôi năng suất làm việc, bạn không nên bỏ qua nó đâu.

Hãy trang bị cho mình vốn quý này để thành công hơn trong học tập, công việc, cũng như cuộc sống. Một số lưu ý để làm việc nhóm hiệu quả: hãy luôn lắng nghe và giao tiếp hiệu quả, cần thực sự hiểu người khác đang nói gì, đạt truyền đạt thông tin gì đến mình, giao tiếp không chỉ đơn thuần là sử dụng ngôn ngữ mà còn sử dụng nhiều các hình khác như: email, tin nhắn văn bản, điện thoại hay thậm chí là những giao tiếp phi ngôn ngữ; để làm việc nhóm hiệu quả người làm nhân sự cũng cần nâng cao kỹ năng ra quyết định, cần suy xét nắm bắt mọi tình huống để từ đó có thể đưa ra ý kiến, kết luận riêng của bản thân; để làm việc chung với một đội nhóm thì quan trọng hơn hết là sự tôn trọng, hãy giữ thái độ tôn trọng quan điểm của mọi người, tránh đưa ” cái tôi” quá lớn trong khi làm việc,….

=>> Xem thêm: Kỹ năng làm việc nhóm: Định nghĩa, ví dụ và cách cải thiện

=>> Xem thêm: Tinh thần làm việc nhóm của người Việt Nam – những điều cần khắc phục

=>> Xem thêm: Top 4 phần mềm làm việc nhóm hiệu quả nhất

2.4. Kỹ năng tư duy Logic

Khả năng tư duy, phân tích và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và lý do. Kỹ năng tư duy logic bao gồm việc thu thập và phân tích thông tin, đưa ra những giả thuyết và suy luận, và đưa ra quyết định dựa trên những kết quả đạt được.

Tư duy logic là khả năng suy luận và phân tích các ý tưởng một cách logic và có hệ thống. Đây là một kỹ năng mềm cho người làm nhân sự vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm khoa học, kỹ thuật, kinh doanh và đời sống. Dưới đây là một số cách để phát triển kỹ năng tư duy logic cho người làm nhân sự:

Học cách suy luận: Suy luận là quá trình đưa ra kết luận từ các giả định hoặc bằng chứng. Hãy học cách đặt giả định và từ đó suy ra các kết luận hợp lý.

Tập trung vào chủ đề chính: Khi đọc hoặc nghĩ về một vấn đề, hãy tập trung vào chủ đề chính và loại bỏ các thông tin không cần thiết. Điều này giúp bạn phân tích vấn đề một cách có hệ thống hơn.

Tập trung vào logic hơn là cảm xúc: Đôi khi cảm xúc có thể che lấp logic. Hãy tập trung vào các logic và bằng chứng để đưa ra quyết định hoặc suy luận chính xác.

Học các phương pháp suy luận: Có nhiều phương pháp suy luận khác nhau, bao gồm suy luận định lý, suy luận nhân quả, suy luận trực giác và suy luận giả thiết. Hãy học cách áp dụng các phương pháp này vào các vấn đề khác nhau.

  • Suy luận định lý: Phương pháp suy luận này dựa trên các nguyên lý định lý để đưa ra kết luận. Ví dụ, nếu một người là cha của một người khác và người đó lại là cha của một người khác nữa, thì người đó cũng sẽ là ông của người thứ ba đó.
  • Suy luận nhân quả: Phương pháp suy luận này dựa trên mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện hoặc hành động. Ví dụ, nếu bạn ăn quá nhiều đồ ngọt, bạn sẽ cảm thấy đau bụng.
  • Suy luận trực giác: Đây là phương pháp suy luận dựa trên trực giác hoặc linh cảm. Ví dụ, khi nhìn thấy bầu trời màu đỏ vào buổi tối, bạn sẽ suy luận rằng đó là một đêm mưa hoặc có sự kiện khẩn cấp xảy ra.
  • Suy luận giả thiết: Phương pháp suy luận này dựa trên các giả thiết để đưa ra kết luận. Ví dụ, nếu giả sử rằng tất cả những người giàu có đều thích đi du lịch, thì bạn có thể suy ra rằng một người giàu có nào đó cũng thích đi du lịch.
  • Suy luận gián tiếp: Đây là phương pháp suy luận dựa trên sự tương quan giữa các sự kiện hoặc thông tin không trực tiếp liên quan đến nhau. Ví dụ, nếu bạn biết rằng một người nào đó đã đỗ vào một trường đại học danh tiếng, bạn có thể suy ra rằng họ có khả năng cao sẽ có một tương lai tốt.

Sử dụng các công cụ hỗ trợ: Các công cụ như mind map, bảng chữ cái, bảng trắng và các phần mềm hỗ trợ tư duy logic có thể giúp bạn phân tích thông tin một cách dễ dàng hơn.

Thực hành thường xuyên: Như bất kỳ kỹ năng nào khác, tư duy logic cũng cần được thực hành thường xuyên để phát triển. Hãy tìm kiếm các câu đố logic, các bài toán hay các trò chơi trí tuệ để rèn luyện kỹ năng tư duy logic của mình.

=>> Xem thêm: Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua phân tích sơ đồ tư duy

2.5. Kỹ năng quản lý Stress

Khả năng xử lý áp lực và stress trong công việc. Kỹ năng quản lý stress bao gồm việc nhận ra nguyên nhân của stress, sử dụng các kỹ năng giảm stress, và tạo ra một môi trường làm việc tích cực.

Căng thăng là một phần tự nhiên của cuộc sống và trong chừng mực nhất đinh, nó có thể cái thiện hiệu suất công việc của bạn. Tuy nhiên, quá nhiều căng thẳng có thể dẫn tới các bệnh thể chất như đau đầu và đau dạ dày và căng thăng mãn tính có thể gây ra các vấn đề nghiệm trọng cho sức khỏe như trầm cảm. Người làm nhân sự luôn luôn có thể gặp những căng thẳng nhất định, căng thẳng có thể được gây ra từ nhiều chiều khác nhau, từ sếp, từ đồng nghiệp, hay từ các ứng viên tuyển dụng,… vấn đề của người làm nhân sự là hãy rèn luyện cho bản thân quản stress để có thể hoàn thành tốt công việc được giao.

=>> Xem thêm: 10 cách xả stress tại bàn làm việc

Một số cách hỗ trợ quản lý bản thân để giảm stress cho người làm nhân sự:

Nâng cao kỹ năng quản lý thời gian

Để tránh bị căng thẳng trong công việc, hãy trau dồi kĩ năng quản lí thời gian của bản thân. Cụ thể, bạn nên lên kế hoạch những việc làm theo từng ngày để sử dụng thời gian hiệu quả. Đây là cách hiệu quả nhất trong việc quản lí thời gian vì nó giúp bạn biết chắc chắn điều bạn đang làm và có thể giúp bạn tập trung vào công việc. Chính bạn mới là người hiểu rõ bản thân mình nhất, vì vậy, tự mình sắp xếp công việc sẽ có hiệu quả hơn nhiều. Ngoài ra cũng đừng quên để ra những khoảng thời gian trống để nghỉ ngơi và thư giãn nhé.

Chăm sóc bản thân

Hãy quan tâm tới sức khoẻ bản thân nhiều hơn nữa bằng cách thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí. Khi bạn cảm thấy quá căng thẳng trong giờ làm việc, hãy đứng dậy đi bộ một vòng và hít thở sẽ giúp bạn thư giãn rất nhiều. Hay bạn có thể thư giãn ngay khi làm việc như vừa nghe nhạc vừa làm việc, nói chuyện với đồng nghiệp… Ngoài ra, chú ý tránh xa rượu bia hay thuốc an thần vì chúng còn khiến bạn mệt mỏi và căng thẳng hơn rất nhiều.

Xác định nhiệm vụ ưu tiên của bạn

Việc cần thiết nhất là lập một danh sách công việc cần phải làm cho mỗi ngày và khoảng thời gian bạn hoàn thành một công việc. Tùy theo mức độ quan trọng và gấp rút về mặt thời gian để biết công việc nào ưu tiên hàng đầu. Từ đó, bạn sẽ biết được công việc nào cần ưu tiên làm trước để sắp xếp thời gian hợp lý.

Yêu cầu sự giúp đỡ

Áp lực công việc đè nặng đôi khi khiến bạn có ý nghĩ chán nản và muốn buông xuôi tất cả. Đây là lúc bạn chia sẻ điều đó với đồng nghiệp, gia đình và bạn của mình. Nói chuyện với sếp của bạn về những gì đang xảy ra và yêu cầu giúp đỡ tìm ra những gì thực sự là một ưu tiên.

Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ khó khăn của mình với đồng nghiệp và bạn bè để tìm thấy những lời khuyên chân thành. Đôi khi, chỉ một gợi ý nhỏ của đồng nghiệp lại giúp bạn giải quyết triệt để được vấn đề mà mình đang gặp phải. Vì vậy, đừng ngại ngần chia sẻ để cảm thấy thoải mái, khi đó có thể hiệu quả làm việc sẽ tăng cao bất ngờ đấy.

Tránh xen lẫn cảm xúc cá nhân vào công việc

Đôi khi căng thẳng không đến từ những áp lực hay khó khăn trong công việc mà từ những vấn đề trong cuộc sống. Hãy kiểm soát cảm xúc của bản thân bằng cách công tư phân minh. Nếu bạn để xen lẫn cảm xúc cá nhân vào công việc thì sẽ chỉ càng khiến mọi việc rối tung mà thôi. Bạn có thể xin nghỉ để giải quyết các công việc cá nhân hoặc tạm gác mọi chuyện để tập trung vào công việc.

Học cách nói không

Không nên làm cho bản thân mình “ngập đầu ngập cổ” bằng việc gánh nhận quá nhiều công việc cùng một lúc. Đã đến lúc bạn phải học cách từ chối để hoàn thành tốt công việc của mình. Bạn có thể làm tốt nhiều việc nhưng phải biết sắp xếp cho mình một kế hoạch làm việc hợp lí cả về thời gian lẫn khối lượng công việc. Có như vậy bạn mới có thể làm việc thoải mái và lâu dài.

Cười thật nhiều

Cuộc sống với rất nhiều lo toan, áp lực có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng đầu óc. Những lúc như vậy việc cười đùa là điều mà bạn cần để lấy lại sự cân bằng. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được nụ cười làm tăng tiết các Hormone tích cực trong đó có serotonin (Hormoneđiều hòa tâm trạng), đồng thời đẩy lùi các Hormone  tiêu cực. Vì vậy, hãy dành thời gian để xem một bộ phim hài, cùng tán gẫu với bạn bè… Những việc đơn giản này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc giải tỏa căng thẳng.

Bất kỳ công việc nào cũng đều có những khó khăn riêng, nghề nhân sự là nghề làm việc, tiếp xúc với con người thì lại càng gặp vô vàn khó khăn hơn nữa, tuy nghiên người làm ngành cũng đừng nhanh nản và bỏ cuộc mà hãy nên chau dồi, cải thiện và phát huy bản thân. Ở những giai đoạn đầu, tuy sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng nếu đi lâu về sau khi các HR đã định hình được mục tiêu, đã xây dựng cho bản thân những tiêu chuẩn về công việc, cuộc sống, đã hình thành những kinh nghiệp giải quyết công việc, tình huống thì thành công làm nghề với bạn sẽ rất rực rỡ, sẽ rất nhiều doanh nghiệp lớn chào đón bạn. 

Đọc thêm các bài viết nội bật khác từ VnResource tại đây: https://blog.vnresource.vn/

Summary
5 kỹ năng mềm cho người làm nhân sự cần nắm vững
Article Name
5 kỹ năng mềm cho người làm nhân sự cần nắm vững
Description
Hiểu được kỹ năng mềm là gì, bạn sẽ luôn biết cách đối phó và xử lý tình huống trong cuộc sống. Kỹ năng mềm đặc biệt quan trọng với người làm nhân sự.
Author
Publisher Name
VnResource
Publisher Logo