17 đặc điểm tiêu biểu của một nhà lãnh đạo xuất sắc

Bạn đang phấn đấu trở thành một người sếp tài ba, tâm lý và được nhân viên yêu quý, kính trọng? Để xác định mục tiêu dễ hơn, bạn kiểm tra xem mình đã làm tốt điểm và cần cố gắng gì với 17 đặc điểm dưới đây nhé!

1. Xem nhân viên là yếu tố nòng cốt

Công ty sẽ không thể phát triển nếu không có đội ngũ nhân viên có tâm, có tài. Đối xử tốt, trân quý nhân viên đồng nghĩa với việc bạn có một đội ngũ nhân sự trung thành, luôn cống hiến hết mình vì công ty.

2. Luôn công khai khen ngợi nhân viên

Bất cứ nhân viên nào cũng muốn nhận được lời khen ngợi từ người lãnh đạo của mình khi họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đó không phải là lời nói vô bổ, hành động này thể hiện sự tín nhiệm, tin tưởng của bạn đối với nhân viên của mình. Bất cứ nhân viên nào cũng muốn nhận được lời khen ngợi từ người lãnh đạo của mình khi họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đó không phải là lời nói vô bổ, hành động này thể hiện sự tín nhiệm, tin tưởng của bạn đối với nhân viên của mình.

lanh dao tot sep tot

Vì vậy, một nhà quản lý thông minh luôn biết sử dụng lời khen đúng nơi, đúng lúc, họ biết trao tặng những lời nói tuyệt vời để thúc đẩy tinh thần làm việc của cấp dưới.

Vì vậy, một nhà quản lý thông minh luôn biết sử dụng lời khen đúng nơi, đúng lúc, họ biết trao tặng những lời nói tuyệt vời để thúc đẩy tinh thần làm việc của cấp dưới.

3. Phê bình một cách riêng tư

Làm sai thì phải bị nhắc nhở, đó là quy luật tất yếu. Thế nhưng, là sếp, bạn phải hiểu rằng giới hạn chịu đựng của con người là có giới hạn, những lời khiển trách của bạn sẽ khiến nhân viên cảm thấy tổn thương, xấu hổ trước mặt đồng nghiệp.

Do đó, bạn không nên phê bình nhân viên công khai, hãy nhẹ nhàng khéo léo nhắc nhở để họ ngày một tiến bộ hơn.

4. Giúp nhân viên nhận thức rõ vai trò của mình trong tổ chức

Bạn cần phân tích rõ cho nhân viên biết việc làm của họ có ích thế nào cho chính họ và cho cả công ty. Nhìn thấy vị trí của mình, hiểu được mục tiêu chung sẽ giúp nhân viên dễ dàng gặt hái “quả ngọt” hơn.

5. Trao quyền cho nhân viên

Ôm hết việc vào mình là một quyết định sai lầm của nhà quản lý, nó sẽ khiến bạn thêm phần mệt mỏi, công việc không được như ý. Tốt nhất bạn hãy học cách trao quyền cho nhân viên cấp dưới, được lãnh đạo tin tưởng họ sẽ tập trung hết sức, có trách nhiệm với công việc hơn.

6. Sẵn sàng hỗ trợ nhân viên

lanh dao tot

Làm lãnh đạo không có nghĩa là bạn chỉ ngồi im, chỉ tay 5 ngón, bắt nhân viên phục tùng theo ý kiến của mình. Một người lãnh đạo tuyệt vời là người sẵn sàng trở thành bạn đồng hành tin cậy của nhân viên trong công việc, hỗ trợ cho họ trong lúc cần thiết.

7. Biết cách gắn kết nhân viên

Trong công ty sẽ không tránh khỏi việc nhân viên đấu đá, ganh đua với nhau, những mối bất hòa nhỏ tích tụ dần sẽ tạo nên mối nguy lớn. Bạn nên sớm nhận thức được những vết rạn này và có sự điều chỉnh phù hợp: tổ chức dã ngoại, phân chia lại công việc, chuyện trò để hiểu nhân viên hơn…

8. Quan tâm chân thành

Lạnh lùng, kẻ cả, khinh bỉ cấp dưới là những thái độ, hành vi tiêu cực không được có ở người quản lý. Ngược lại, bạn phải là người đầu tiên quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên: biết ngày sinh nhật, hoàn cảnh gia đình, thường xuyên động viên khi cấp dưới gặp khó khăn…

9. Nhất quán trong hành xử

Là một người lãnh đạo, lời nói và việc làm của bạn phải đi đôi với nhau. Ngoài ra, bạn cũng phải đối xử công bằng với tất cả nhân viên của mình, có như vậy, bạn mới nhận được sự tôn trọng từ phía nhân viên.

10. Có khả năng dẫn dắt và truyền cảm hứng

Thật tệ khi nhân viên của bạn luôn cảm thấy chán chường, mệt mỏi khi đi làm. Một người sếp tốt luôn biết tạo động lực và truyền cảm hứng cho nhân viên, điều đó sẽ tốt cho công việc và bầu không khí chung.

11. Tư duy tích cực

Sự tiêu cực sẽ làm não bộ luôn ở trong trạng thái trì trệ, hoạt động kém, ngược lại, người sếp có cách nhìn tích cực sẽ dễ dàng nhìn thấy cơ hội phát triển trong khó khăn.

12. Đáng tin cậy

nha lanh dao tin cay

Đáng tin là phẩm chất cần thiết ở nhà lãnh đạo. Sự tin tưởng sẽ là tiền đề tốt nhất để nhân viên nỗ lực hết mình vì công việc chung. Nếu không có lòng tin công ty dù lớn đến đâu cũng sẽ giống như bong bóng xà phòng rất dễ vỡ tan.

13. Đặt ra kì vọng vừa phải

Bạn nên đặt ra những mục tiêu vừa tầm mà nhân viên có thể thực hiện được. Hoang tưởng, đặc mục tiêu ở “trên trời” là sai lầm của khá nhiều nhà lãnh đạo.

14. Công nhận nỗ lực từ nhân viên

Là người quản lý, bạn phải nhìn nhận ra được khả năng và nỗ lực của nhân viên, từ đó, đưa ra chính sách khen thưởng phù hợp.

15. Không sợ thất bại

Trong kinh doanh, đôi khi thất bại là điều không thể tránh khỏi, bạn không nên đổ lỗi cho nhân viên mà cần nhìn nhận, đánh giá sai lầm đó, đưa ra phương hướng giải quyết ổn thỏa nhất.

16. Xuất sắc trong giao tiếp

Giao tiếp là kĩ năng cần có trong mọi ngành nghề, đặc biệt là với nhà quản lý. Đây là chiếc chìa khóa vạn năng mở ra nhiều cơ hội phát triển và hợp tác cho công ty của bạn.

17. Hài hước một cách thông minh

Sự hài hước có thể xoa dịu bầu không khí căng thẳng, khiến nhân viên cảm thấy tích cực hơn, tất nhiên, bạn cần phải sử dụng tính hài hước đúng nơi, đúng lúc, đúng người.

Tất nhiên thật khó để đòi hỏi bạn phải có đầy đủ cả 17 đặc điểm trên, nhưng nếu muốn công ty hoạt động hiệu quả hơn nữa, bạn nên hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực.

Nguồn: timviec356