12 nguyên tắc vàng cho các nhà quản lý thời đại 4.0 

Trong thời đại ngày nay, việc trẻ hóa của các nhà quản lý không còn xa lạ, ngày càng có nhiều các bạn trẻ tài năng giữa các vai trò quan trọng tại doanh nghiệp mặc dù ở độ tuổi đôi mươi. Bởi sự trẻ hóa trong vai trò quản lý hiện nay nhiều bạn trẻ có thể còn nhiều khó khăn trong vai trò quản lý của mình, dưới đây là 12 nguyên tắc vàng cho các nhà quản lý thời đại 4.0 mà các nhà quản lý trẻ cần nắm rõ.

12 Nguyên tắc vàng cho cá nhà quản lý thời đại 4.0
12 Nguyên tắc vàng cho cá nhà quản lý thời đại 4.0

1. Có tinh thần hợp tác 

“ Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hay đi cùng nhau” hay “ Teamwork make the dream work” việc hợp tác, teamwork không còn xa lạ gì hiện nay, vậy các nhà quản trị có thực sự quan tâm đến vấn đề này?. Một nhà lãnh đạo xuất chúng là một người luôn nỗ lực để gắn kết mọi cá nhân trong nhóm cùng hợp tác và thống nhất về tầm nhìn, giá trị và mục tiêu chung. Người lãnh đạo là người góp phần xây dựng một nền văn hóa hợp tác tích cực và thân thiện tạo ra một teamwork làm việc trơn chu, thống nhất, đoàn kết. Chính vì vậy nhà quản lý cần có sự làm việc chuyên nghiệp, tránh các tình trạng bất công, phân biệt trọng hội nhóm, điều này sẽ khiến một đội nhóm tan rã bởi chính người quản lý. 

Tinh thần hợp tác
Tinh thần hợp tác

2. Hiểu rõ về bản thân 

Không hiểu biết về chính bản thân đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ dàng sống theo những mong muốn và kỳ vọng của người khác. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày của bất kỳ ai không riêng gì các nhà quản lý.

Những nhà lãnh đạo xuất chúng luôn dành thời gian để xác định rõ hệ thống giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh, mục đích, chiến lược, ưu điểm, thế mạnh và niềm đam mê của chính họ trong mọi lĩnh vực. Trong giao tiếp, họ biết cách thể hiện bản thân mình một cách rõ ràng và hiệu quả với tất cả mọi đối tượng. Trong các vấn đề khác, người quản lý nắm bắt hiểu rõ chính bản thân họ cần gì, muốn gì để từ đó có thể đưa đội ngũ nhân viên có định hướng đúng đắn và phát triển vượt bậc. 

3. Tự kiểm soát 

Cấp lãnh đạo, bản thân luôn rèn luyện và thực hành khả năng tự làm chủ cao trong hành động và tương tác với mọi người. Dù có bất kỳ điều gì xảy ra, người lãnh đạo cần giữ cho mình một quả đầu lạnh, một tinh thần tích cực, sẵn sàng chịu trách nhiệm với mọi vấn đề xảy ra cho dù có hy sinh lợi ích các nhân vì mục đích chung. 

Nguyên tắc của nhà lãnh đạo là phải luôn tự trọng trong mọi hành vi, tư tưởng và lời nói của chính bản thân mình. Mỗi khi đưa ra quyết định quan trọng nào, phải hoàn toàn tin tưởng sự lựa chọn đó và quyết tâm đi đến cùng, trách việc ép buộc hoặc nghe xúi dục từ một phía. 

4. Phẩm chất đạo đức 

Người lãnh đạo đòi hỏi sự trung thực, liêm chính trong mọi việc làm ra. Cam kết, trách nhiệm với những điều nói ra, những vấn đề đã quyết định, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm. Hãy là người lãnh đạo để các nhân viên tôn kính, không nên nhỏ nhen, thù vặt, quan trọng hơn là dùng quyền lực trả thù riêng, dùng quyền lực cướp công với cấp dưới,…những nhà quản lý ham cái lợi trước mắt thì sớm muộn cũng dừng chân trên chặng đường thăng tiến phát triển thôi.

Một người lãnh đạo thực thụ không chỉ có “ tầm” và phải có “ tâm” thì mới bền vững, mới thực sự xây dựng giá trị bản thân và doanh nghiệp tốt được. Những người quản trị chân chính luôn say mê với việc tạo dựng niềm tin ở nơi người khác với ý thức cao về tầm quan trọng của phẩm chất đạo đức và lòng khiêm tốn. 

5. Không ngừng học hỏi

Một nhà lãnh đạo xuất chúng là một người không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức và kỹ năng cá nhân thông qua việc liên tục học tập các nghiệp vụ chuyên môn, các kỹ năng lãnh đạo, luôn lắng nghe từ nhân viên bất cứ khi nào có thể. Nhà quản lý làm việc chăm chỉ để trở thành “ lão luyện” trong những việc họ làm, cũng như sẵn sàng tìm kiếm cơ hội để cải tiến phương pháp làm việc. Tinh thần học hỏi và phát triển không ngừng đó được họ chia sẻ và lan tỏa những nhân viên cấp dưới của họ. 

Không ngừng học hỏi
Không ngừng học hỏi

6. Tinh thần cạnh tranh 

Khác với nhân viên bình thường, người lãnh đạo là những người có tính cạnh tranh cao và luôn quyết tâm đạt đến thành công cao nhất. Bản thân mỗi người luôn cố gắng hiện thực hóa mục tiêu của doanh nghiệp thông qua nỗ lực tiếp thị và bán những sản phẩm – dịch vụ tốt hơn trên tất cả mọi kênh của thị trường. Bản thân người quản lý luôn tâm niệm lấy khách hàng làm trung tâm và lên chiến lược nhạy bén trong việc xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. 

Tinh thần cạnh tranh
Tinh thần cạnh tranh

7. Sáng tạo 

Các nhà lãnh đạo xuất chúng dành phần lớn thời gian để tìm giải pháp mới cho các vấn đề hiện tại. Bản thân nhà lãnh đạo không ngừng cải tiến, phát triển để đưa ra các giải pháp mới, các chiến lược mới để thức ứng với thị trường đầy biến động và thay đổi nhanh chóng như hiện nay. Việc sáng tạo và linh động giúp các nhà quản lý có thể nhanh chóng thích ứng với những khó khăn, thách thức giúp họ bền bỉ trên con đường sự nghiệp của bản thân. Ngược lại với những người có năng lực sáng tạo kém sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn vươn lên so với những ai sở hữu kỹ năng tư duy sáng tạo mạnh mẽ. 

Sáng tạo
Sáng tạo

8. Dám nghĩ dám làm 

Trong số các phẩm chất lãnh đạo được thống kê, tầm nhìn xã và quả cảm là hai trong số những phẩm chất thường thấy nhất. Các nhà lãnh đạo thể hiện lòng dũng cảm bằng tinh thần quyết đoán, chấp nhận rủi ro, chấp nhận nghịch cảnh, sẵn sàng vượt ra khỏi vùng an toàn. Khi cần thiết, họ sẽ không ngần ngại đưa ra quyết định khó khăn và chấp nhận rủi ro thất bại. 

9. Quan tâm đến mọi người 

Nguyên tắc lãnh đạo là luôn ý thức rằng con người chính là tài sản quý giá nhất của tổ chức do đó, thái độ tử tế, lịch sự, tôn trọng, lắng nghe tới các thành viên của công ty là điều cần thiết để nhà quản lý phát huy những điểm tốt nhất nơi đội ngũ nhân viên dưới quyền. Nhà lãnh đạo là những người không chỉ đứng trên các chỉ tay năm ngón mà còn là những người quan tâm chia sẻ những khó khăn với nhân viên, chạm đến trái tim nguồn lực của mình bằng sự quan tâm và sự chân thành nhất. 

10. Khả năng quản trị thay đổi 

Cấp lãnh đạo quản lý luôn được kỳ vọng sẽ xử lý những thách thức của sự thay đổi một cách khỏe léo hơn so với những người khác. Trong thị trường hiện nay, thay đổi là điều tất yếu và thường không thể dự đoán trước được. Bản thân nhà quản trị cần mạnh mẽ và đối phó tốt với những thay đổi trong công việc kinh doanh và cuộc sống hằng ngày để có thể đáp ứng thay đổi tức thời của thị trường hiện nay. 

11. Kỷ luật tập trung 

Một nguyên tắc lãnh đạo không kém phần quan trọng là biết cách quản lý tốt thời gian. Những nhà lãnh đạo xuất chúng biết đặt ra các ưu tiên rõ ràng trong việc sử dụng thời gian và nguồn lực, cũng như tập trung toàn tâm và một công việc tại một thời điểm duy nhất. Họ sử dụng sức mạnh của sự tập trung để làm việc đúng vào thời điểm, đồng thời tận dụng thế mạnh cá nhân để đạt được những thành công bền vững. 

12. Sự tận tụy 

Là một nhà lãnh đạo, cần thể hiện tinh thần cam kết đạt được các mục tiêu, thắng lợi và thành công của doanh nghiệp hoặc bộ phận thuộc quyền quản lý của mình. Tinh thần trách nhiệm cao và quyết tâm đạt được kết quả là một trong những nguyên tắc lãnh đạo quan trọng để thức sự phát huy toàn vẹn năng lực các nhân và đội nhóm. 

Hỗ trợ nhà quản lý nhân sự bằng giải pháp quản lý nhân sự VnResource HRM Pro 

Một số bài viết liên quan:

Làm sao để phát triển những nhà lãnh đạo trẻ ở nơi làm việc?

NGƯỜI LÃNH ĐẠO CẦN HIỂU 5 NGUYÊN TẮC NÀY, ĐỂ TRÁNH TRỞ THÀNH ” LÃO SẾP” KHÓ ƯA

TÁI TẠO LẠI ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO CỦA BẠN – SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MỘT KỶ NGUYÊN CÔNG NGHỆ SỐ? (P1)

TÁI TẠO LẠI ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO CỦA BẠN – SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MỘT KỶ NGUYÊN CÔNG NGHỆ SỐ? (P2)