Tuyển dụng nội bộ là quá trình tuyển dụng và lựa chọn nhân viên cho một vị trí công việc mới từ chính nguồn nhân lực sẵn có trong doanh nghiệp. Thay vì tìm kiếm ứng viên bên ngoài, doanh nghiệp sẽ ưu tiên những nhân viên hiện tại để thăng chức hoặc chuyển đổi công việc. Cùng VnResource tìm hiểu xem tại sao cần tuyển dụng tại chính nội bộ doanh nghiệp mình?
Thực trạng nhân sự trên thị trường hiện nay?
Thị trường lao động ngày nay đã và đang có sự chuyển biến đáng kể. Điều đó thể hiện rõ rệt ở “Cuộc đại khủng hoảng lao động” – vấn đề khiến bao chủ doanh nghiệp phải đau đầu và lo lắng.
Theo số liệu thống kê từ Bộ Lao động Hoa Kỳ quý 2 năm 2021, 11,5 triệu người lao động đã nghỉ việc, và con số này chưa có dấu hiệu dừng lại. Một khảo sát khác từ Gallup cho thấy, 48% nhân viên cảm thấy không hài lòng với công việc hiện tại và đang nỗ lực tìm kiếm cơ hội khác tốt hơn. Không những thế, theo nghiên cứu của Personio, gần 1/4 người lao động có ý định tìm “bến đỗ” mới trong vòng 6 tháng tiếp theo. Tháng 6 năm 2021, Mỹ ghi nhận con số kỷ lục với 10,1 triệu tin tuyển dụng mới qua làn sóng cắt giảm nhân sự hàng loạt. Con số này sẽ còn ảnh hưởng rất nhiều đến những “bánh răng nhỏ”, các doanh nghiệp trong bộ máy lớn nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến cuộc đại khủng hoảng lao động và làn sóng nghỉ việc như hiện nay?
Trong thời buổi kinh tế hiện đại, các công ty đang phải cùng lúc đối mặt với hai thách thức lớn: thay thế nhân sự cũ và tuyển dụng nhân sự mới nhằm mục tiêu tăng trưởng trong tương lai. Nói cách khác, cách tốt nhất để duy trì hoạt động kinh doanh ổn định trong giai đoạn này là hạn chế làn sóng nghỉ việc và tăng tỷ lệ giữ chân nhân sự hiện tại.
Mặt khác, ở giai đoạn tuyển dụng nhân sự mới còn gặp khó khăn trong công tác thực hiện, doanh nghiệp mới có thể bắt gặp được những hình ảnh trung thành, kề vai sát cánh trong đội ngũ của mình. Vẫn còn đó những nhân viên sẵn sàng sát cánh cùng doanh nghiệp qua giai đoạn thăng trầm và nỗ lực hoàn thành tốt công việc của mình lẫn gánh vác công việc của nhiều nhân sự đã nghỉ.
Do đó, trong guồng quay tìm kiếm nhân sự thay thế, trách nhiệm của các nhà lãnh đạo trong thời điểm này là đảm bảo rằng đội ngũ hiện tại của mình nhận được sự công nhận xứng đáng với nỗ lực và cống hiến của họ. Bên cạnh đó, với vai trò là người đứng đầu doanh nghiệp, quản lý, và nhà tuyển dụng, bạn liên tục phải đối mặt với những rủi ro và biến động trong tổ chức và từ thị trường. Áp lực tìm đúng người, hay hoàn thành chỉ tiêu tuyển dụng cho hàng chục vị trí trống khác nhau sẽ nhanh chóng khiến bạn kiệt sức và dần mất kiểm soát.
Vì vậy, thay vì cố gắng đối mặt với những điều vốn nằm ngoài tầm tay, bạn hãy dành thời gian tập trung vào những vấn đề bản thân có thể giải quyết được.
Sau đây là 4 bí quyết giúp các nhà lãnh đạo và người làm Nhân sự đối diện với cuộc khủng hoảng lao động một cách hiệu quả.
1. Nhận thức tầm ảnh hưởng của bản thân
Người lãnh đạo đóng vai trò là hình mẫu có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ và hành động trong công việc của nhân viên. Vì thế, hãy đảm bảo “nói đi đôi với làm” để tạo sự nhất quán trong tác phong làm việc của mình.
Ví dụ, công ty của bạn có tỷ lệ nhân sự nghỉ việc được ghi nhận trong năm là 25%, và hiệu quả tuyển dụng thậm chí chưa đạt 60% chỉ tiêu (đây cũng là tình hình chung của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay). Với vai trò là một người lãnh đạo hay người làm Nhân sự, bạn cảm thấy lo lắng. Bạn chọn truyền tải những số liệu này đến nhân viên của mình như thế nào, và liệu có vô tình khiến họ căng thẳng hơn không?
Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn nhận thức được tầm ảnh hưởng của mình, từ đó có thể kiểm soát ngôn từ lẫn cảm xúc để chọn ra cách nói phù hợp.
2. Tận dụng cơ hội
Ví dụ, công ty của bạn đang có tỷ lệ giữ chân nhân sự lên tới 75%, và công tác tuyển dụng cũng đạt được nhiều thành công nhất định. Khi các đối thủ còn đang loay hoay giữa thị trường đầy biến động, công ty của bạn nên làm thế nào để tận dụng cơ hội và bứt phá?
Đây được xem là thời điểm vàng để chúng ta lên kế hoạch cho những mục tiêu khả thi trong tương lai, cũng như không quên ghi nhận và biết ơn những nỗ lực từ nhân viên cũ và nhân viên mới đã cống hiến. Đây là những câu hỏi bạn có thể cùng thảo luận với nhân viên của mình:
- Đâu là kết quả tốt nhất mà bạn tin rằng doanh nghiệp có thể đạt được trong giai đoạn này?
- Điều gì khiến bạn cảm thấy hào hứng về kết quả đó?
- Kết quả đó đem lại lợi ích gì cho bạn/đội nhóm/doanh nghiệp?
Bằng cách này, bạn đang lan tỏa năng lượng tích cực và “điều hướng” suy nghĩ của “tập thể” về một tương lai đầy tiềm năng thay vì tập trung vào tình hình căng thẳng ở hiện tại.
3. Đối xử tử tế với nhân viên xin nghỉ việc
Cách bạn đối xử với nhân viên khi họ quyết định rời đi cũng có thể trở thành một yếu tố “vô hình” ảnh hưởng tới tổ chức và đội ngũ nhân sự ở lại.
Trong rất nhiều doanh nghiệp khi nhân sự thông báo nghỉ việc, lãnh đạo hay người làm Nhân sự thường có xu hướng biến việc này thành một cuộc chia tay không êm đẹp. Lãnh đạo có thể cảm thấy nhân viên đó đang rời bỏ mình và không trân trọng công ty. Người rời đi nảy sinh tâm lý coi chuyện nghỉ việc là “sai trái”, đánh mất lòng tin của mọi người xung quanh, bị xem nhẹ những đóng góp trước đó mặc dù nhân viên này không làm điều gì tổn hại đến tổ chức.
Để hạn chế những cảm xúc tâm lý không đáng có, chúng ta nên dành sự biết ơn và trân trọng đối với những nhân viên xin nghỉ việc. Họ đã cống hiến ít nhiều vào sự phát triển của tổ chức, và đồng thời, đã tích lũy kinh nghiệm từ hành trình đó. Hơn thế nữa, thời đại của “làm việc trọn đời tại một công ty” cũng dần được thay thế bằng xu thế tâm lý xem mỗi doanh nghiệp như các điểm dừng chân khác nhau trên hành trình sự nghiệp của người lao động hiện đại.
Chính vì lẽ đó, thay vì nhìn nhận lá đơn nghỉ việc như một lời phủ nhận mối quan hệ trong thời gian qua, tại sao chúng ta không xem đây là một bước ngoặt quan trọng và cần thiết trong sự phát triển của nhân viên và cả tổ chức? “Bể nhân tài” vốn ít ỏi mà con đường sự nghiệp của mỗi người lại vô cùng rộng lớn. Chi bằng chúng ta hãy thể hiện lòng biết ơn và trân trọng tại mỗi “trạm dừng” ta giao nhau.
Đọc thêm: 5 lý do khiến nhân viên bất ngờ bỏ việc ngay cả khi bạn nghĩ rằng họ đang hài lòng
4. Nhân viên xứng đang được tôn trọng và ghi nhận
Theo thời gian, sự thay đổi từ thị trường lao động kéo theo sự thay đổi trong mối quan hệ giữa người lao động và đại diện tổ chức, trong đó người lao động cũng là một vị khách quý bạn cần giữ chân. Đây được xem là mối quan hệ hợp tác công bằng giữa đôi bên. Doanh nghiệp không thể kỳ vọng ở người lao động sẽ ở lại cống hiến nếu họ cảm thấy những đóng góp của mình không được trân trọng.
Sau đây là ba bước bạn có thể áp dụng để thay đổi phù hợp với mối quan hệ lao động ngày nay:
1. Luân chuyển nội bộ
Hãy sắp xếp buổi trao đổi với nhân viên như thể bạn đang tuyển dụng họ – tuyển dụng trong chính nội bộ doanh nghiệp bạn.
- Xác định cơ hội tiềm năng trong các vị trí đang thiếu người ở tổ chức (kể cả những vị trí bên ngoài bộ phận của bạn) phù hợp với những mong đợi và mục tiêu làm việc của nhân viên.
- Ghi nhận tầm quan trọng và ý nghĩa của những đóng góp họ đã cống hiến cho tổ chức. Mọi người thường muốn được tập thể công nhận giá trị và điều khác biệt họ đã làm, vì thế, hãy thể hiện rằng tổ chức thật sự trân quý sự gắn bó của họ trong thời điểm khó khăn này.
- Các nhà lãnh đạo và quản lý nên ưu tiên cho những cuộc trao đổi này. Hãy duy trì trao đổi thường xuyên để nhân viên có cơ hội chia sẻ về định hướng và mục tiêu của mình, từ đó nâng cao tinh thần làm việc, phân bổ nhân sự phù hợp cũng như ghi nhận những cố gắng của họ trong giai đoạn khó khăn của doanh nghiệp.
Đọc thêm: Luân chuyển công việc – công cụ hữu ích để phát triển nhân sự
2. Đãi ngộ
Đây chính là thời điểm phù hợp để thực hiện chính sách đãi ngộ, bao gồm không chỉ việc xét duyệt nâng lương, mà còn ghi nhận những đóng góp của nhân viên trong thời gian vừa qua.
- Xem xét hiệu quả vận hành hiện tại của công ty để lựa chọn phương pháp phù hợp với bối cảnh hiện nay, từ đó gia tăng hiệu quả tuyển dụng nội bộ.
- Sẵn sàng gạt bỏ những gì đã qua và tính toán hướng đi trong dài hạn để đảm bảo rằng chính sách đãi ngộ của công ty được phổ biến rộng rãi tới tất cả nhân viên.
Sự công bằng bắt đầu từ cách bạn trân trọng sự cống hiến của người lao động. Bạn không cần là người tiên phong thay đổi chính sách đãi ngộ phù hợp, nhưng bạn có thể là người dẫn dắt “cuộc cách mạng” này. Đồng thời, hãy khuyến khích nhân viên của mình bàn luận về vấn đề này và cùng nhau sửa đổi.
3. Xây dựng môi trường gắn kết
Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực khiến nhiều doanh nghiệp hiện nay lao đao. Đội ngũ hiện tại cũng vừa phải xử lý thêm khối lượng công việc, đối mặt với phàn nàn từ khách hàng mỗi ngày, và vừa phải chứng kiến đồng nghiệp lần lượt “dứt áo ra đi”.
Trong khi họ ngày càng tiến gần hơn tới giới hạn chịu đựng của mình thì doanh nghiệp vẫn “giậm chân tại chỗ” trong việc tìm ra giải pháp. Vì vậy, hãy kêu gọi mọi người cùng tham gia giải quyết vấn đề này cùng bạn, vừa thúc đẩy động lực làm việc cho mỗi cá nhân, vừa xử lý bài toán nhức nhối này của toàn doanh nghiệp.
- Mạnh dạn kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người. Việc này đòi hỏi rất nhiều sự can đảm và tự tin bởi việc thừa nhận rằng bạn không có giải pháp trong tay là điều không hề dễ dàng. Góp gió thành bão, góp ý tưởng thành giải pháp.
- Sử dụng các dịch vụ từ các bên liên quan để giảm thiểu gánh nặng công việc hàng ngày lên nhân viên, từ đó tạo cơ hội để họ tham gia nêu lên ý kiến và góp phần vào sự chuyển mình của doanh nghiệp. Như vậy, các nhân viên sẽ cảm thấy được tổ chức tin tưởng và trân trọng.
- Tập trung vào mục tiêu chung của doanh nghiệp và chủ động tìm kiếm các góc nhìn và ý tưởng đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau. Giữ tinh thần cởi mở và lạc quan đón nhận những góp ý thay đổi mới.
Thật vậy, kêu gọi sự giúp đỡ sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ cho đội ngũ của bạn. Từ nhân viên tới đồng nghiệp tới đối tác kinh doanh, mọi người sẽ cảm thấy gắn kết hơn và mong muốn được tiếp tục đồng hành cùng bạn qua giai đoạn khó khăn này. Nó sẽ là tiền đề giúp bạn tuyển dụng nội bộ cũng như gây dựng sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Đọc thêm: Các yếu tố xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên
Gia tăng trải nghiệm nhân viên với phần mềm quản lý nhân sự VnResource HRM Pro.
Trong bối cảnh hiện đại, việc tối ưu hóa trải nghiệm nhân viên là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Với phần mềm quản lý nhân sự VnResource HRM Pro, doanh nghiệp không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn tạo ra môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên. VnResource HRM Pro cung cấp các tính năng toàn diện từ tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu suất đến quản lý tiền lương và phúc lợi. Nhờ đó, các quy trình nhân sự trở nên minh bạch, nhanh chóng và chính xác hơn, giúp nhân viên cảm thấy được hỗ trợ và ghi nhận. Hãy đầu tư vào VnResource HRM Pro để trải nghiệm sự khác biệt và thúc đẩy sự phát triển vượt bậc cho doanh nghiệp của bạn. Liên hệ ngay để nhận demo miễn phí: 0914.004.800 hoặc truy cập website: https://vnresource.vn/.