QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN SỰ THỜI KỲ KỸ THUẬT SỐ

Thế giới đã trải qua những thay đổi lớn lao. Chúng ta hiện nay đang sống và kế thừa thành quả to lớn của các cuộc cách mạng công nghiệp. Và hiện tại chúng ta đang phát triển trong cuộc cách mạng 4.0 đó là Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Guồng quay của thời đại, sự phát triển của thế giới đang chạy liên tục và nhanh chóng đến bất ngờ. Chúng ta đang sống trong thời kỳ kỹ thuật số hóa toàn cầu, nó tác động trên mọi lĩnh, mọi khía cạnh của cuộc sống, công việc và chắc chắn quản lý nguồn nhân sự không thế nào tránh khỏi.

Vậy kỹ thuật số tác động như thế nào đến quản lý nguồn nhân sự? Và các doanh nghiệp cần làm gì để chuyển đổi kỹ thuật số việc quản lý nguồn lực nhân sự?  là những câu hỏi mà bất kì doanh nghiệp nào cũng đang trăn trở tìm hướng đi cho bối cảnh hiện nay. 

Quản lý nguồn nhân sự
Quản lý nguồn nhân sự

Những thay đổi quản lý nguồn lực trong bối cảnh kỹ thuật số hiện nay

1.1. Quản lý nguồn nhân sự từ xa:

Một trong những thay đổi to lớn đối với nhân sự sau đại dịch Covid -19 khi việc các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động làm việc từ xa. Sau đại dịch một số doanh nghiệp đã quay trở lại với môi trường làm việc truyền thống tại văn phòng. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi hoặc đa dạng hóa phương thức làm việc: làm tại văn phòng, hoặc remove hoặc kết hợp cả hai. Với phương thức làm việc từ xa ngày càng được nhiều doanh nghiệp ưu tiên vì tính hiệu quả trong kết quả làm việc hay việc giảm thiết các chi phí cố định tại doanh nghiệp. 

Sự thay đổi phương thức làm việc đồng nghĩa với việc có những thay đổi lớn trong việc quản lý nhân sự. Việc quản lý nguồn nhân sự phải đảm bảo sự gắn kết của nhân việc làm việc từ xa với giá trị lợi ích công ty mong muốn nhận được từ nhân viên đó, đồng thời sự kết nối tương tác giữa quản lý và nhân viên vẫn được xây dựng một cách toàn diện. Từ việc quản lý thông tin liên lạc và bảo mật dữ liệu, quá trình chuyển đổi kỹ thuật số này có lẽ là thách thức lớn nhất cho đến nay. 

1.2. Quy trình tuyển dụng nhân sự dựa trên AI

Một trong những thay đổi lớn trong những năm gần đây là việc tích hợp công nghệ AI vào quy trình tuyển dụng. Nhà tuyển dụng và quản lý tuyển dụng đang sử dụng hệ thống ATS để quản lý và theo dõi ứng viên. Việc áp dụng AI giúp các nhà tuyển dụng, bộ phận nhân sự giảm thiểu thời gian, quy trình tuyển dụng phức tạp trước đó nhưng vẫn đảm bảo các ứng viên thích hợp với vị trí mà doanh nghiệp cần. Ngoài ra công nghệ AI trong tuyển dụng còn có các tích hợp giúp loại bỏ thành kiến ​​vô thức khỏi quá trình tuyển dụng để cải thiện sự đa dạng và hòa nhập.

Bên cạnh lợi ích, thì việc tích hợp AI trong quản lý nguồn nhân sự đòi hỏi phải có sự chuẩn bị về kiến thức nhất định.

1.3. Đơn giản hóa các thủ tục quản lý nhân lực

Sự phát triển kỹ thuật số, giúp đơn giản hóa trong các quá trình quản lý, tính lương, xin nghỉ, các thông tin hồ sơ nhân viên, …. được đơn giản hóa cập nhật đầy đủ trên một hệ thống, giúp người nhân viên hay nhân sự hay ban quản trị dễ dàng, nhanh chóng có thông tin, giảm thiểu các quy trình thủ tục không cần thiết.  

1.4. Gia tăng tốt hơn trải nghiệm nhân viên 

Việc áp dụng kỹ thuật số sẽ giảm thiểu các sai sót không cần thiết, từ đó tạo tâm lý hài lòng cho các nhân viên, giảm thiểu các xung đột không cần thiết tạo trải nghiệm tốt hơn cho từng nhân viên tại nơi làm việc.

1.5. Quản lý nguồn lực một cách tự động hóa 

Công nghệ kỹ thuật số và sự ra đời của tự động hóa trong các hoạt động nhân sự đã gia tăng năng suất làm việc và  hiệu quả quản lý tài nguyên cho các bộ phận quản lý nhân sự. Thay vì giám sát thủ công việc giới thiệu nhân viên mới hoặc in giấy tờ chính sách để ký, các chuyên gia nhân sự có thể tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại và tập trung vào công việc có giá trị.

Tại sao cần chuyển đổi kỹ thuật số trong quản lý nguồn nhân sự ? 

Lợi ích quản lý nguồn nhân sự
Tại sao cần chuyển đổi số trong quản lý nguồn nhân sự

Trước tiên ta đề cập đến lợi ích to lớn kỹ thuật số mang lại trong việc quản lý nguồn nhân sự như:  nâng cao trải nghiệm làm việc của nhân viên, đơn giản hóa quy trình làm việc, ra quyết định dựa trên dữ liệu tốt hơn,… tiết kiệm thời gian, tài nguyên doanh nghiệp, đồng thời thu hút, giữ chân tài nguyên lao động chất lượng cho doanh nghiệp. 

Thứ hai, việc chuyển đổi kỹ thuật số là điều tất yếu bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện. Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống và công việc, việc số hóa công việc quản lý nguồn nhân sự giúp đồng bộ hệ thống nhân viên, cũng như quản lý có những bước đột phá trong sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. 

Trong kinh doanh có một nguyên tắc: “ Thay đổi hoặc là chết”. Việc chuyển đổi công nghệ số hóa là một phần tất yếu mà mỗi doanh nghiệp cần xem xét đầu tư để phát triển doanh nghiệp mình. Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp hãy xem xét kỹ lưỡng, có bước chuẩn bị tốt nhất và đánh giá xem nên chuyển đổi toàn bộ hay chuyển đổi một phần để đảm bảo doanh nghiệp vẫn phát triển ổn định và đảm bảo nguồn lực kinh tế, cũng như nhân sự của doanh nghiệp. 

Đâu là điều các doanh nghiệp cần làm trong việc quản lý nguồn nhân sự trong thời kỳ kỹ thuật số toàn cầu hiện nay.

Trong bối cảnh hiện nay các doanh nghiệp đang có ý định hoặc đang có nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số trong quản lý nguồn nhân sự cần làm gì và làm như thế nào ?

Mặc dù chuyển đổi kỹ thuật số vẽ ra viễn cảnh quản trị nội bộ mỗi của doanh nghiệp đang thay đôi vô cùng tươi đẹp, nhưng việc thực hiện lại không hề dễ dàng, trước khi các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi  kỹ thuật số quản lý nguồn nhân sự cần lưu ý những điểm sau: 

3.1 Thiết lập mục tiêu quản lý nguồn nhân sự  rõ ràng 

Trước khi bắt đầu một hành trình mới mang tính chuyển đối lớn, mỗi doanh nghiệp hãy thiết lập mục tiêu rõ ràng phù hợp với quan điểm kinh doanh. Hầu như mục tiêu ở đây là giải quyết các vấn đề đang gặp phải của bộ phận nhân sự công ty.

Đây là lý do tại sao, khi thực hiện chuyển đổi số, chúng ta phải luôn tập trung vào người dùng cuối, giải quyết các vấn đề bất cập mà họ đang gặp phải.

3.2. Hãy triển khai đến tất cả các bộ phận liên quan đến quản lý nhân sự.

Việc chuyển đổi số không phải chỉ là vấn đề riêng của mỗi cấp quản lý, hay bộ phận nhân sự, nó là sự hoạt động thống nhất, đồng bộ của tất cả nhân viên trong công ty. Khi nói đến chuyển đổi nhân sự kỹ thuật số – điều gì đó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức – doanh nghiệp bạn cần tất cả sự hỗ trợ có thể nhận được để việc chuyển đổi đó trở nên thành công. Việc một cá nhân hay bộ phận có ý kiến trái chiều, sự không thống nhất trong chuyển đổi số hóa công nghệ sẽ dẫn đến những bất cập về triển khai sau này. 

3.3. Ngưng phức tạp hóa các vấn đề trong quản lý nguồn nhân sự 

Việc cho rằng chuyển đổi số quá khó nhằn, quá phức tạp chỉ khiến doanh nghiệp ngưng trệ giữa cuộc phát triển như vũ bão của thời đại thôi, thay vào đó bắt đầu bằng sự đơn giản và chia từng phần nhỏ. Xem xét các lĩnh vực trong quy trình nhân sự của doanh nghiệp có thể thực hiện với sự thay đổi kỹ thuật số ( tuyển dụng, đào tạo , học tập và phát triển, quản lý tiền lương, phát triển đội ngũ nhân tài, v.v.) ưu tiên những phần được xem là quan trọng cần chuyển đổi trước để bắt đầu.

3.4. Đánh giá hiệu suất 

Việc thử và triển khai các công nghệ kỹ thuật số là rất tốt, nhưng không có nhiều ý nghĩa kinh doanh nếu chúng ta không nhìn vào kết quả của chúng. Do đó, chúng ta cần phải đánh giá một cách nghiêm túc những gì hiệu quả và những gì không, từ đó có cái nhìn toàn diện để cải thiện và có bước đi tiếp theo phù hợp với doanh nghiệp. 

Trong một thế giới công nghệ số hóa đang thay đổi nhanh chóng từng ngày, từng giờ, từng phút, giây một, từng cá nhân nhân viên có thể bao trùm hầu hết mọi thứ của họ là công nghệ kỹ thuật số, thì HR và nhà tuyển dụng không thể ỳ ạch bị bỏ lại phía sau được. Nhiều thông tin hơn tại nhà cung cấp giải pháp quản lý nhân sư hàng đầu tại Việt Nam – VnResource 

Nhiều thông tin hơn về phần mềm quản lý nhân sự: HRM VnResource Pro