Việc xây dựng một môi trường làm việc thú vị không hề đơn giản như người ta vẫn tưởng. Nhiều nhà quản lý cho rằng, lương bổng là ưu tiên hàng đầu đối với nhân viên, vì vậy tăng lương sẽ gia tăng hạnh phúc cho nhân viên của mình, tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng lương cho nhân viên không phải là yếu tố giúp gia tăng trải nghiệm hạnh phúc của nhân viên lên cao hơn. Nghiên cứu về sự hài lòng của nhân viên đã chỉ ra rằng nhân viên hạnh phúc hơn bằng năng suất và sự đổi mới cao hơn, ít tranh chấp hơn, lực lượng lao động ổn định hơn dẫn đến kiến thức thể chế cao hơn trong dài hạn. Hãy cùng xem xét một số phương pháp hay để xây dựng một môi trường làm việc hạnh phúc và lành mạnh cho tổ chức của mình.
1. Xây dựng lòng tin
Những nhân viên cảm thấy an toàn và được đánh giá cao có xu hướng tin tưởng những người mà họ làm việc cùng nhiều hơn. Những nhân viên tin tưởng sếp của họ có nhiều khả năng làm việc tốt hơn, đóng góp nhiều ý tưởng sáng tạo hơn và gắn bó lâu dài với công ty. Để bắt đầu, ta quan tâm đến ban lãnh đạo trước, ban lãnh đạo không nên cấm cản, chế nhạo, sa thải hoặc trả đũa nhân viên vì những chia sẻ phản hồi của họ. Mối quan hệ bất mãn giữa cấp quản lý và nhân viên hoặc mối quan hệ mà nhân viên sợ hãi thể hiện bản thân trước quản lý sẽ gây khó khăn trong việc xây lòng tin.
Nhân viên cũng nên cảm thấy rằng ban quản lý chân thành quan tâm đến họ. Điều này có thể đạt được bằng nhiều cách – không chỉ thông qua các chính sách phúc lợi hào phóng, đóng góp hưu trí và tiền lương, mà còn thông qua các phương thức quản lý nhấn mạnh sự đồng cảm, cởi mở và trung thực. Các nhà quản lý tiến hành kiểm tra chủ động với nhân viên chỉ với mong muốn quan tâm và giải quyết kịp thời các vấn đề gặp phải của nhân viên, vì vậy hai bên nên có cái nhìn cởi mở để cùng nhau giải quyết vấn đề tốt nhất.
2. Khuyến khích giao tiếp và tương tác mạnh mẽ
Nhân viên muốn được đánh giá cao trong một môi trường mà hiệu suất làm việc và ý kiến của họ luôn được coi trọng. Các nhà lãnh đạo nên cố gắng tìm kiếm phản hồi từ nhân viên và cho họ cơ hội để tán thành các chính sách và dự án của công ty.
Một cách đơn giản để khuyến khích kiểu quan hệ này là tổ chức các cuộc họp toàn công ty để cập nhật cho nhân viên về bất kỳ thay đổi hoặc diễn biến mới nào trong công ty. Điều này cũng có thể được kết hợp với email công ty hàng tuần hoặc hàng tháng.
Về cách thu nhận ý kiến phản hồi, các nơi làm việc đang né tránh các cuộc khảo sát ý kiến phản hồi của nhân viên hàng năm và thay vào đó, đang chuyển sang các cuộc khảo sát thường xuyên và ngắn gọn hơn. Các cuộc khảo sát được thực hiện định kỳ sẽ mang đến cho các nhà lãnh đạo một bức tranh tổng thể theo thực tế về các mối quan tâm của nhân viên và tinh thần tại nơi làm việc, việc này giúp các nhà quản lý cải thiện trước khi các vấn đề nhỏ có thể biến thành vấn đề lớn.
Các nhà quản lý cần phải đảm bảo rằng thực sự lắng nghe những gì nhân viên nói và phản hồi các ý kiến đó để hoàn thiện các chính sách của công ty. Một lưu ý quan trọng: Đảm bảo rằng nhân viên biết bạn nghe phản hồi của họ và đang áp dụng nó vào kế hoạch kinh doanh theo những cách đáng kể.
3. Tạo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống lành mạnh
Ngày nay, các nhà quản lý đều hiểu rằng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là chìa khóa cho hạnh phúc của nhân viên.Làm việc từ xa là một cách tuyệt vời để khuyến khích sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Các công cụ liên lạc đã giúp làm việc từ xa dễ dàng hơn bao giờ hết và phần mềm theo dõi thời gian của nhân viên có thể thúc đẩy giờ làm việc linh hoạt một cách khả thi.
Ngoài ra, công ty có thể thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống như hạn chế tăng ca, có các lịch trình thư giãn cho nhân viên, du lịch, thể thao, giải trí,…
4. Hãy hào phóng trao đi những lời khen ngợi và đánh giá cao
Việc khen thưởng nhân viên của bạn rằng họ đang làm việc rất tốt và cho họ biết rằng họ có giá trị dường như là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, một báo cáo của Achievers cho thấy gần 80% nhân viên mong muốn họ được công nhận nhiều hơn trong công việc. Mặt khác, một cuộc khảo sát của GoodHire cho kết quả 82% người lao động tại Mỹ có khả năng bỏ việc vì một người quản lý tồi.
Công nhận công khai những đóng góp của nhân viên là một cách dễ dàng để thúc đẩy sự hài lòng và gắn bó của nhân viên. Nó không chỉ thúc đẩy tâm trạng và động lực của nhân viên mà còn là một cách tinh tế để củng cố các giá trị và kỳ vọng của công ty.
5. Có chính sách và quy tắc rõ ràng
Nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu có các quy tắc được xác định rõ ràng để quản lý nơi làm việc. Khi bạn có chính sách rõ ràng, nhân viên biết họ sẽ hành động như thế nào và hành vi nào là không phù hợp tại nơi làm việc. Các chính sách rõ ràng cung cấp cho ban quản lý một cách thức nhất quán và hiệu quả để yêu cầu nhân viên có trách nhiệm giải trình. Để đảm bảo nhân viên nhận thức sâu sắc về các kỳ vọng của công ty, các chính sách phải được viết đơn giản, dễ hiểu và tất cả nhân viên phải dễ dàng tiếp cận.
Tính nhất quán là một trong những giá trị quan trọng nhất đối với một môi trường làm việc lành mạnh vì đó là nền tảng của sự công bằng. Nếu một số công nhân phải chịu trách nhiệm về hành động của họ, nhưng những người khác thì không, nhân viên sẽ hình thành những bất mãn. Ở một nơi làm việc mà các tiêu chuẩn được thực thi không nhất quán hoặc không có chọn lọc, tinh thần đội ngũ nhân viên chắc chắn sẽ giảm mạnh.
6. Lồng ghép yếu tố văn hóa vào công tác tuyển dụng
Văn hóa là yếu tố cần được tích hợp vào các yêu cầu trong quá trình tuyển dụng. Văn hóa ở đây được hiểu là văn hóa công ty, một khi bạn xác định được các giá trị cốt lõi và niềm tin của văn hóa công ty, hãy bắt đầu sàng lọc những đặc điểm này trong quá trình tuyển dụng và trong các cuộc phỏng vấn. Hỏi ứng viên về những nơi họ đã làm việc và những gì họ đã làm hoặc không thích về văn hóa ở đó, từ đó đưa ra các ứng viên phù hợp với doanh nghiệp. Một ứng viên giỏi về chuyên môn nhưng lại không phù hợp với các giá trị văn hóa cốt lõi của tổ chức có thể sẽ cảm thấy lạc lõng và thậm chí có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của đồng nghiệp và của cả công ty, đồng thời ngược lại, ứng viên phù hợp với doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra một hệ thống đoàn kết, các công việc sẽ vận hành một cách trơn tru đem lại hiệu quả thực sự.