Hơn 50% nhân viên cấp quản lí ở lại công ty chưa đến 2 năm – Lãnh đạo cần làm gì để lật ngược tình thế?

Một trong những cú ngã lớn nhất của nhân viên, thậm chí những nhân viên cấp quản lí đã có nhiều năm đi làm khi bước chân vào một công ty mới luôn đến từ việc thích nghi với văn hóa tổ chức và cách làm việc của cấp trên. Cùng bài viết khám phá 4 nghệ thuật lãnh đạo khắc chế những trắc trở của nhân viên cấp quản lí và khiến họ toàn tâm toàn ý ở lại với công ty.

Hiện tượng thường gặp phải ở những nhà leo núi khi chinh phục đến vị trí quá cao so với mặt đất thường đó là cơ thể trở nên mệt mỏi, suy nhược, đầu óc trở nên rối trí và nguy hiểm hơn có thể dẫn đến những cơn truỵ tim đột tử vô cùng nguy hiểm.

nha quan tri cap cao

Liên tưởng đến việc quản trị nhân sự trong doanh nghiệp, việc các nhà lãnh đạo cho ứng viên một cái nhìn quá lí tưởng vượt ngoài mong đợi trong buổi phỏng vấn hay những ngày đầu tiên đi làm về lâu dài rất có thể sẽ tạo ra những “hội chứng vỡ mộng”, đẩy họ rơi vào cảnh chán nản, bức bối. Quyết định ra đi của họ cuối cùng chỉ còn là vấn đề thời gian.

Căn cứ vào dữ kiện phân tích từ hơn 2,700 buổi phỏng vấn cùng các nhân viên cấp quản lí, 50 đến 70% trong số họ sẵn sàng “dứt áo ra đi” trong vòng từ 12 đến 18 tháng khi doanh nghiệp không sẵn sàng đáp ứng những kì vọng của họ ban đầu.

Bên cạnh đó, 40% ứng viên sau các buổi phỏng vấn xin việc cho rằng họ còn không có được một sự kỳ vọng thiết thực nhất về quãng thời gian làm việc sắp tới. Không ngoại lệ, phần nhiều sự thất vọng của họ lại đến từ những bức tranh quá lí tưởng hoặc thậm chí phi thực tế đến từ nhà tuyển dụng hoặc chủ doanh nghiệp như là một nỗ lực để giúp họ thu phục nhân tài.

Ron Carruci, nhà đồng sáng lập, kiêm Tổng Giám Đốc Điều Hành tại Navalent, đã đưa ra những giải pháp thiết thực nhất được tích luỹ từ hơn ba mươi năm kinh nghiệm làm việc và tư vấn, dành cho các vị doanh chủ trong cuộc chiến thu phục và giữ chân người tài. Cụ thể hơn, bốn điều cốt lõi mà ông muốn đề cập đến ở đây xoáy sâu vào nghệ thuật lãnh đạo bao gồm:

1. Là lãnh đạo – đừng để chức danh trở thành tên gọi

Ở cương vị của một nhà lãnh đạo hoặc đứng đầu doanh nghiệp, những người khác sẽ nhìn bạn bằng một cái nhìn rất khác, đó là điều chắc chắn. Nhiều người thậm chí sẽ trở thành người hâm mộ, hơn thế nữa có khi còn bị mê hoặc bởi những điều bạn làm dù lớn dù nhỏ. Một số người nể trọng bạn, số khác có thể e sợ.

Thực tế, một khi ở vai trò của một người đứng đầu, cơ hội để bạn tiếp cận và đến gần người khác, trong đó có nhân viên của mình sẽ ít đi, và khả năng cao là khoảng trống đó sẽ được họ điền vào bằng những câu chuyện về bạn, nhưng theo-cách-của-họ. Nhiều Giám đốc điều hành cấp cao đã rất ngạc nhiên khi nhận ra mọi người xung quanh đang tạo ra những câu chuyện về mình, trong khi chính mình còn không hay biết.

thao luan noi cong so

Vì bạn là người đứng đầu, bạn là hiện thân của chính công ty hoặc tổ chức của mình. Vì bạn là người đứng đầu, nên điều đó có vẻ là một thành tựu, nhưng lắm lúc đó chính là một cái “bẫy lãnh đạo” mà có đến hơn 40% các nhà lãnh đạo vướng phải.

Điều mà các nhà lãnh đạo làm là đừng để người khác hoàn toàn định nghĩa mình, gắn cho mình một nhân cách nào đó chỉ dựa vào chức danh. Càng là một nhà lãnh đạo cấp cao, danh tiếng của bạn càng quan trọng, thậm chí nằm ngoài tầm kiểm soát trực tiếp của chính mình. Nó trở thành một nhân cách riêng, bước vào phòng họp, trong khi chính bạn có thể còn đang trên đường đến. Tên của bạn sẽ được đính khắp công ty và trên môi của những người mà có thể bạn chưa bao giờ trò chuyện.

2. Là lãnh đạo – nói vừa đủ, đừng nói quá

Đừng bao giờ nghĩ rằng việc phóng đại sự việc và tầm vóc của công ty hay tổ chức sẽ dễ dàng chiếm trọn tình cảm của nhân viên với công ty. Rồi cũng đến một lúc, cấp dưới của bạn vỡ mộng và nhận ra những sự thật phũ phàng trái ngược hoàn toàn với những kì vọng ban đầu. Như câu chuyện leo núi, một khi cấp dưới đã thất vọng thì việc họ thất bại trong việc cùng bạn chinh phục mục tiêu chung chỉ còn nằm ở vấn đề sớm hay muộn.

chia se quan ly cap cao

Sự thật mất lòng. Chi bằng ngay từ những giây phút đầu tiên, hãy làm rõ ràng và minh bạch mọi thứ, từ văn hoá, cốt cách cho đến những khoảng phúc lợi, thưởng bổng. Bên cạnh đó, lựa chọn đúng lời để nói chuyện với cấp dưới cũng là một trong những nhân tố cần đáng lưu ý. Những sự thật tuy kém hấp dẫn, nhưng lại được lòng cấp dưới của bạn về đường dài.

3. Là lãnh đạo – chủ động tạo dựng lòng tin nơi nhân viên

Có đến 50% nhân viên cấp quản lí cho rằng các mối quan hệ đồng cấp và văn hoá chính trị đôi lúc khiến họ thiếu niềm tin vào cấp trên của mình. Đôi lúc, việc này khiến họ dễ dàng rơi vào tình trạng “đem con bỏ chợ”, khi cấp trên của mình chỉ mải mê thiết lập mối quan hệ và niềm tin của những người đồng cấp, đồng đẳng.

Những tình huống như thế này luôn cần một cái đầu sắc sảo và sự nhạy bén tinh tường của người lãnh đạo. Hãy chủ động giao tiếp, tái thiết kết nối với những người cấp dưới của mình. Đôi lúc, hãy trao cho họ cơ hội được gắn kết, tìm hiểu thêm về những người đồng cấp quản trị của mình. Suy cho cùng, bất kể ai cũng luôn muốn tạo cho mình một dấu ấn tiêu biểu chốn công sở. Vậy, còn cách nào tốt hơn là việc hãy để cấp dưới của mình có cơ hội chứng mình năng lực bản thân với  không chỉ riêng bản thân nhà lãnh đạo, mà còn với những người khác đang ngồi trên hàng ghế nóng.

Nguồn: HR Insider (Harvard Business Review)

Summary
Hơn 50% nhân viên cấp quản lí ở lại công ty chưa đến 2 năm – Lãnh đạo cần làm gì để lật ngược tình thế?
Article Name
Hơn 50% nhân viên cấp quản lí ở lại công ty chưa đến 2 năm – Lãnh đạo cần làm gì để lật ngược tình thế?
Description
Cùng bài viết khám phá 4 nghệ thuật lãnh đạo khắc chế những trắc trở của nhân viên cấp quản lí và khiến họ toàn tâm toàn ý ở lại với công ty.
Author
Publisher Name
VnResource
Publisher Logo