Edtech và cơ hội phát triển tại Việt Nam

Edtech tại Việt Nam hiện đã trở thành một xu hướng đang đi lên trong ngành giáo dục. Với sự trợ giúp và đồng hành của EdTech, lĩnh vực giáo dục và đào tạo hiện nay đã có những bước phát triển vượt bậc hơn so với giáo dục truyền thống như trước đây. Cùng VnResource khám phá về khái niệm của Edtech và tương lai của Edtech tại Việt Nam trong thơi gian tới là như thế nào!
Edtech và cơ hội phát triển tại Việt Nam
Edtech và cơ hội phát triển tại Việt Nam

1. Edtech là gì?

EdTech là viết tắt của “Educational Technology” hiện đang là một lĩnh vực đang phát triển một cách nhanh chóng, trong EdTech bao gồm việc sử dụng công nghệ, các thiết bị hỗ trợ học tập và giảng dạy hiện đại. Đây không chỉ đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ vào giáo dục mà còn là cuộc cách mạng trong việc tối ưu hóa trải nghiệm trong học tập và giảng dạy, giúp việc giáo dục trở nên sinh động và linh hoạt hơn nhờ vào sự giúp sức của công nghệ.
Trong EdTech, một khía cạnh chính là sự kết hợp giữa công nghệ và lớp học truyền thống, như sử dụng bảng thông minh và máy chiếu, cùng các ứng dụng tương tác trong lớp học. Điều này mở rộng sang lĩnh vực học trực tuyến và e-learning, nơi các khóa học trực tuyến và nền tảng học tập điện tử cho phép học sinh và giáo viên kết nối từ mọi nơi trên thế giới. Các công cụ và ứng dụng học tập, từ phần mềm học ngôn ngữ đến các ứng dụng giải toán, cũng nằm trong phạm vi rộng lớn của EdTech.
Ngay cả trong bối cảnh hậu COVID, EdTech cũng trở nên phát triển mạnh mẽ, được tích hợp nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày. Theo NCES (Trung tâm quốc gia giáo dục thống kê), năm 2021, khoảng 9,4 triệu sinh viên (chiếm 61% tổng số sinh viên đại học), đã đăng ký ít nhất một khóa học giáo dục từ xa. Có đến hơn 4,4 triệu sinh viên (chiếm 28%) chỉ tham gia các khóa học giáo dục từ xa.
Xu hướng gia tăng sử dụng cùng với tiềm năng phát triển không ngừng của EdTech, hứa hẹn mở ra một tương lai sáng cho hệ thống giáo dục toàn cầu, tiến xa hơn trong việc đáp ứng nhu cầu học tập và định hình tương lai của giáo dục.
Một số biệt ngữ phổ biến trong Edtech bạn nên biết
  • AI: Trí tuệ nhân tạo được sử dụng trong lớp học để cá nhân hóa việc học, tự động hóa các tác vụ quản trị và cung cấp thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu
  • Học tập thích ứng: Công nghệ điều chỉnh mức độ khó của nội dung giáo dục dựa trên tiến bộ và nhu cầu cá nhân
  • AR và VR: Thực tế nhân tạo và thực tế ảo là những mô phỏng nhập vai do máy tính tạo ra
  • Công nghệ hỗ trợ: Các công cụ giúp ngườsố: Sử dụng công nghệ và internet có trách nhiệm và đạo đức
  • Lớp học đảo ngược: Người hướng dẫn gửi video và bản ghi âm cho sinh viên để học ở nhà, và thời gian học được sử dụng cho các hoạt động và thảo luận tương tác
  • Trò chơi hóa: Việc sử dụng các yếu tố trò chơi, chẳng hạn như điểm và huy hiệu, để tăng cường sự tham gia và động lực trong giáo dục
  • LMS: Hệ thống quản lý học tập giúp các nhà giáo dục quản lý, cung cấp và theo dõi nội dung và hoạt động giáo dục
  • MOOC: Các khóa học trực tuyến mở rộng rãi là các khóa học có thể truy cập được bởi một số lượng lớn người học trên toàn thế giới
  • OER: Tài nguyên Giáo dục Mở là các tài liệu giáo dục miễn phí hoặc được cấp phép công khai có thể được sử dụng, chia sẻ và điều chỉnh bởi các nhà giáo dục
  • PBL: Học tập dựa trên dự án là khi sinh viên làm việc trên các dự án trong thế giới thực để giải quyết các vấn đề phức tạp và phát triển các kỹ năng quan trọng
  • SEL: Học tập xã hội và cảm xúc là quá trình phát triển trí tuệ cảm xúc, tự nhận thức và kỹ năng giao tiếp ở học sinh
  • Học đồng bộ: giảng viên và sinh viên tương tác đồng thời trong thời gian thực
  • Lớp học ảo: Môi trường học tập trực tuyến có thể tương tác và hấp dẫn như một lớp học vật lý
  • 1: 1 (One-to-One): Khi mỗi học sinh có thiết bị riêng (iPad, Chromebook, v.v.) được sử dụng trong lớp học để truy cập các công cụ kỹ thuật số và tài nguyên học tập

2. Một số mô hình Edtech nổi bật trong kỷ nguyên số 4.0 hiện nay

Trong cách mạng công nghệ 4.0 và hiện đang hướng đến 5.0 hiện nay đã có hơn 100 doanh nghiệp ứng dụng các mô hình EdTech khác nhau để phát triển, trong đó bao gồm những mô hình Edtech sau đây:
Phần mềm quản lý trường học: Ứng dụng mô hình giúp trường học quản lý hiệu quả các hoạt động giảng dạy và hoạt động trong lớp học như: điểm danh bằng FaceID, quản lý thu tiền học phí, PowerAI: xuất báo cáo mọi lúc. Tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo phần mềm quản lý đào tạo VnResource EBM Pro của VnResource để thực hiện triển khai tối ưu quản lý cho trường học của mình.
Nền tảng quản lý học trực tuyến: Mô hình giúp quản lý các khóa học, giảng dạy trực tuyến, lưu trữ tri thức bền lâu và đặc biệt, khi sử dụng mô hình, người học có thể học mọi lúc mọi nơi – chỉ cần có kết nối internet. Điều này giúp cho trải nghiệm học được tối ưu và tiện lợi hơn cho học sinh lẫn giáo viên.
Mô hình học tập kết hợp (Hybrid Learning): Đây là mô hình công nghệ giáo dục kết hợp giữa trực tuyến và lớp học trực tiếp. Trong khi hạn chế của mô hình đào tạo trực tuyến là khiến chúng ta ít được tương tác đi. Mô hình truyền thống lại khiến việc phải đến lớp quá nhiều buổi.
Học vi mô và học Nano (Micro-learning và Nano-learning): Nano Learning là một chương trình cho phép học viên truy cập vào một chủ đề nhất định trong khung thời gian từ 2-10 phút (đa số là 5 phút) thông qua các phương tiện điện tử và không hề có sự tương tác với người giáo viên trong thời gian thực. Mỗi học phần khoảng 5 phút bao gồm: Hình ảnh/GIF, Khái niệm/Case Study, Bài tập/Câu hỏi, Phản hồi.
Gamification: Gamification trong giáo dục có nghĩa là áp dụng các yếu tố thiết kế trò chơi vào môi trường giáo dục. Mục đích thường là làm cho việc học trở nên hấp dẫn hơn. Sự ra đời của AI, big data, cloud, IoT, học tập trên thiết bị di động và VR đều có tiềm năng làm phong phú thêm việc học tập được ứng dụng vào trò chơi.
Ứng dụng AI trong giáo dục: AI có thể được áp dụng trong vai trò làm trợ giảng cho giáo viên khi cần và cũng có thể làm máy chấm bài cho học sinh. AI trong giáo dục có thể giúp tối đa hóa thời gian của giáo viên và hành chính với những người họ trực tiếp hỗ trợ, mang lại kết quả tốt hơn cho học sinh và hỗ trợ tốt hơn cho giáo viên, nhân viên, trường học và các bên liên quan.
Ứng dụng Blockchain trong giáo dục: Blockchain là cơ sở dữ liệu phân tán hoặc sổ cái được chia sẻ giữa các nút của mạng máy tính. Hiểu đơn giản, rằng blockchain là công nghệ cập nhật các thông tin vào sổ cái, cho phép việc truyền tải dữ liệu qua một hệ thống mã hóa bảo mật cực kỳ an toàn.
Edtech và cơ hội phát triển tại Việt Nam
Edtech và cơ hội phát triển tại Việt Nam

3. Thực trạng của thị trường Edtech tại Việt Nam hiện nay

Dự đoán, thị trường Edtech với xu hướng ứng dụng AI để cá nhân hóa học tập sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam. Cuối năm 2023, tỷ lệ sử dụng internet tại Việt Nam sẽ tăng lên 75%, theo báo cáo của DataPortal năm 2022, từ đó sẽ giúp các startups Edtech tiếp cận được nhiều phân khúc khách hàng hơn. Sự nở rộ của các mô hình đầu tư giáo dục tư thục, trường quốc tế cũng dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên, mở ra nhiều cơ hội cho công nghệ giáo dục. Đặc biệt, người Việt Nam rất coi trọng giáo dục, với ước tính gần 15% ngân sách Nhà nước và 38% ngân sách hộ gia đình là dành cho giáo dục.
Toàn cảnh thị trường EdTech tại Viêt Nam: Liệu EdTech có thực sự là “ngôi sao đang lên”?
Một thị trường bùng nổ nhanh chóng thường đem đến những thách thức. Trước hết, chúng ta không thể phủ nhận rằng giáo dục trực tuyến nói riêng và Edtech nói chung đang có tốc độ phát triển cao, nhưng nhu cầu và thói quen học trực tiếp vẫn còn phổ biến ở Việt Nam. Thứ hai, thị trường Edtech sôi động đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều công ty khởi nghiệp tham gia và cạnh tranh bằng mọi giá. Các công ty cần phải có những chiến lược riêng để nổi bật và giải quyết được những nhu cầu thiết thực, từ đó thu hút và giữ chân người dùng.
Năm 2023, thị trường Edtech Việt Nam ghi nhận hơn 300 startups đang chạy đua để ứng dụng AI vào các giải pháp giáo dục. Sự cạnh tranh gay gắt buộc các công ty phải cải tiến liên tục, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người học. Cùng với sự nhấn mạnh vào giáo dục hiệu quả và độc lập, kỷ nguyên AI Edtech tại Việt Nam bước đầu nhận được nhiều phản hồi tích cực từ giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh.
Thị trường EdTech Việt Nam ước tính sẽ vượt 3 tỷ USD trong năm 2023 và nằm trong top 10 thị trường EdTech có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới. Tổng vốn đầu tư vào các start-up trong lĩnh vực này tại Việt Nam đã đạt 20,2 triệu USD. EdTech ở Việt Nam hiện được thừa hưởng nhiều từ nền EdTech thế giới. Bên cạnh những sản phẩm của các công ty nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam thì những công ty trong nước cũng dần khẳng định vị thế của sản phẩm nội địa trên sân nhà. Các công ty đăng ký kinh doanh mới trong lĩnh vực này đang tăng nhanh chóng. Trong đó, nhiều công ty có kinh nghiệm phát triển các sản phẩm, chuyển đổi mô hình học tập phù hợp với điều kiện kinh tế, giáo dục của các trường học trong nước.

4. Tương lai của Edtech tại Việt Nam – Tiềm năng phát triển

Theo Sách trắng Edtech Việt Nam năm 2023 (do Edtech Agency công bố vào tháng 8/2023), ngành Edtech được chia làm 5 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn đầu (2000 – 2005) bắt đầu xuất hiện các nghiên cứu và ứng dụng EdTech trong trường học. Phải sang đến giai đoạn tiếp theo (2005 – 2010) thì những sản phẩm Edtech và E-learning đời đầu gồm Hocmai, Topica… mới bắt đầu xuất hiện.
Sau đó, hai giai đoạn tiếp theo từ 2010 – 2020, thị trường Edtech Việt trở nên sôi động với sự tham gia của các tập đoán lớn thuộc khối nhà nước, tư nhân (VTC Online, VNPT, Viettel… ) cho đến các startup như Monkey Junior, Edupia, KidsOnline, Vuihoc…. Trong giai đoạn này, tính đến năm 2019, Việt Nam đã có hơn 100 startup hoạt động trong lĩnh vực Edtech. Giai đoạn cuối cùng, từ 2020 đến nay, giáo dục trực tuyến ngày càng phổ biến khi mà năm 2021 có đến 80% học sinh Việt Nam đã học trực tuyến do giãn cách xã hội. Bên cạnh đó, Edtech ngày càng nhận được nhiều vốn đầu tư hơn với nhiều thương vụ đầu tư và sáp nhập với số vốn lớn hơn 1 triệu USD.
Năm 2022, các công ty khởi nghiệp Edtech Việt Nam đã nhận được 8 khoản đầu tư với tổng số tiền là 46,8 triệu USD, tiêu biểu là thương vụ nhận đầu tư 14 triệu USD của Edupia. Còn trong năm 2023, số lượng thương vụ đầu tư “khủng” trong lĩnh vực này lại đang có xu hướng gia tăng. Có thể kể đến như Tập đoàn Giáo dục Việt Nam EQuest cho biết đã huy động thành công 120 triệu USD vào tháng 5/2023, MindX nhận 15 triệu USD vào tháng 4/2023, Teky gọi vốn thành công 5 triệu USD, Vuihoc với 6 triệu USD đầu tư… Những nguyên nhân khiến Edtech đang ngày càng được các nhà đầu tư quan tâm bao gồm: Việt Nam có 71% dân số sử dụng Internet; Người dân sẵn sàng đầu tư cho giáo dục với mức chi ngày càng tăng cao, nhất là trong bối cảnh Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường Edtech sôi động nhất ở Đông Nam Á, với ước tính gần 15% ngân sách nhà nước và 38% ngân sách hộ gia đình dành cho giáo dục.

Kết luận

Trên đây là bức tranh toàn cảnh của thị trường Edtech tại Việt Nam hiện nay. Thông qua bài viết, VnResource mong rằng bạn đã có được những kiến thức cần thiết cũng như cái nhìn thực tế về Edtech và dự đoán tương lai, Edtech sẽ ghi nhận sự khởi sắc giúp cho nền giáo dục ngày một phát triển trong thời gian tới.
===========================
VnResource Software Solutions & ICT Service
Website: https://vnresource.vn/giai-phap/phan-mem-quan-ly-dao-tao/
Hotline: 0914.004.800
Trụ sở 3 miền:
Hồ Chí Minh:
  • 41/7 Phạm Ngũ Lão, Phường 3, Gò Vấp, TP.HCM.
  • 06 Nguyễn Trung Trực, Phường 5, Bình Thạnh, TP.HCM.
Đà Nẵng: Tầng 4, 324 Nguyễn Hữu Thọ, P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Hà Nội: Tầng 4, Số 84 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.