Khi bạn đi làm ngoài mối quan hệ với các đồng nghiệp thì bạn luôn phải chú ý đến mối quan hệ cũng như các nói chuyện với cấp trên, cách ứng xử sao cho phù hợp vừa ghi điểm lại không bị cho là xu nịnh. Chính vì vậy, đừng quên trang bị cho mình những kỹ năng ứng xử phù hợp với cấp trên trong bài viết dưới đây.
Bạn là người thật sự có năng lực, thông minh và chăm chỉ. Nhưng sao bạn cứ ngồi mãi một chỗ, trong khi mấy đồng nghiệp đều đã thăng tiến cả. Nguyên nhân: Có thể do bạn thiếu năng lực giao tiếp, cụ thể là giao tiếp với cấp trên. Trên thực tế, nói chuyện hay thuyết trình trước các lãnh đạo có thể khiến những người vô cùng tài năng, thông minh và sáng tạo cũng có thể trở nên lo lắng đến mất ăn mất ngủ, nhưng điều đó sẽ không xảy ra nếu bạn biết đến 12 lời khuyên về cách giao tiếp và làm việc cùng cấp trên qua bài viết dưới đây:
1. Xây dựng một mối quan hệ bình đẳng
Nói bình đẳng ở đây không phải là nói bạn không tôn trọng sếp của mình . Có thể sếp của bạn là một người có tầm nhìn, có nhiều ý tưởng trong các chiến lược kinh doanh. Nhưng người triển khai và thực hiện công việc lại chính là bạn. Chính vì thế, bạn phải tạo cho mình một thói quen trong suy nghĩ về mối quan hệ giữa bạn và sếp. Nó không phải là “ông chủ” và “người làm thuê” mà là cùng hợp tác để phát triển. Bạn cũng có thể làm được những việc như sếp của bạn đang làm nếu như bạn mong muốn sự phát triển ở bản thân mình. Hãy cố gắng là một cánh tay đắc lực của sếp đồng thời là người bạn của sếp bạn sẽ có cơ hội được học tập phát triển bản thân hơn nữa.
2. Không phán xét
Có thể sếp của bạn là một người rất tuyệt vời và bạn luôn lấy đó làm hình ảnh để mình hướng tới. Nhưng hãy nhớ rằng, dù có giỏi giang thế nào thì sếp của bạn cũng là một người bình thường như bạn ở những khía cạnh nào đó. Bạn luôn mong muốn có nhiều người hiểu mình, và cảm thông cho những yếu điểm của bạn thì sếp bạn cũng vậy. Dù rằng việc nhìn nhận công bằng là một điều không dễ và để đưa ra đánh giá khách quan về vấn đề bạn đang gặp phải cũng là điều không dễ, nhưng hãy cố gắng để chắc rằng bạn không đánh giá thiếu công bằng hay thiên vị. Bạn có thể bày tỏ sự quan tâm của mình trong việc cải thiện hiệu quả của công việc, lợi ích cho sự phát triển chung chứ không phải của riêng sếp hay riêng bạn.
3. Hiểu rõ ranh giới
Sếp bạn đạt được vị trí quản lý do có những kỹ năng cần thiết cho vai trò đó. Vì lý do này, lời góp ý của bạn nên tập trung nhiều hơn vào các khía cạnh nhỏ của phạm vi bạn đang làm việc, hay nhiệm vụ bạn có đủ khả năng thảo luận. Hãy nhớ bạn không có quyền chỉ trích định hướng chiến lược hay kế hoạch dài hạn của tập thể. Đây là những vấn đề do cấp trên của bạn đánh giá. Bạn chỉ nêu vấn đề nếu có liên quan mật thiết hoặc có thể đề xuất giải pháp.
4. Chia sẻ để góp ý
Không hề dễ dàng khi muốn góp ý cho người khác, nhất là khi đó là sếp của bạn. Nếu họ không hiểu được động cơ và suy nghĩ của bạn khi nói chuyện thì có thể sẽ bị hiểu lầm. Chính vì vậy trước khi muốn góp ý một điều gì đó, hãy coi như một sự chia sẻ chân tình của bạn về việc bạn đang quan tâm. Bạn nên chia sẻ những điều từ bản thân mình trước rồi mới nói đến ý kiến của bạn trong sự góp ý.
5. Nêu ví dụ cụ thể
Để đưa ra cơ sở cho những luận điểm của bạn, hãy nêu các ví dụ cụ thể chứng minh cho lời góp ý. Chẳng hạn, thay vì nói rằng “Sếp có những ý tưởng tuyệt vời”, hãy liệt kê một vài dẫn chứng đặc biệt như ý tưởng giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho văn phòng… Thông tin cụ thể sẽ làm tăng sức thuyết phục cho phản hồi của bạn.
6. Lắng nghe sếp
Thực tế, người ta sẽ có cảm tình hơn với những đối tượng chịu nghe mình. Khi giao tiếp với cấp trên, thỉnh thoảng bạn hãy bày tỏ tình cảm, sự đồng tình, cảm động, thỉnh thoảng nhắc lại lời cấp trên; xin cho những giải thích tỉ mỉ hơn.
Những người cấp trên ít nhiều đều có mong muốn được nói chuyện, truyền kinh nghiệm, chỉ dẫn đối với cấp dưới, vậy bạn hãy là một người nghe trung thực, lắng nghe những chia sẻ của cấp trên. Với những nhân viên chịu khó lắng nghe những lời của mình hơn những người khác, tất nhiên là cấp trên sẽ càng tín nhiệm và có đánh giá cao hơn.
Đọc thêm: TUYỂN DỤNG SAI NGƯỜI: NỖI ÁM ẢNH MUÔN THUỞ CỦA DOANH NGHIỆP