Động viên nhân viên không chính xác là một môn khoa học. Đến nay, toàn bộ mảng kiến thức này đều được liệt vào kinh nghiệm của người làm lãnh đạo, nhân sự, tâm lý học chủ động và các mô hình kinh doanh để kích thích tài năng trong doanh nghiệp, nhằm giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả trong công việc.
Nhưng bản chất của kỹ năng động viên nhân viên cũng giống như bất kỳ kiến thức nào khác, nghĩa là nó có một vài giá trị thiết thực nào đó. Những giá trị này quyết định dáng dấp của một doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế như hiện nay, bạn đang tạo dựng hình ảnh thương hiệu cả bên trong lẫn bên ngoài. Để cùng lúc giải quyết hai “mặt trận” như vậy không phải là điều dễ dàng, nên đó là lý do mà một vài công ty quyết định chỉ tập trung nguồn lực vào mặt trận bên ngoài. Trong khi đó, họ lại bỏ quên môi trường làm việc nội bộ, không khích lệ được nhân viên làm việc. Đây chính là mảng xám mà một giám đốc nhân sự cần quan tâm. Bên dưới là 24 ý tưởng giúp bạn vực dậy niềm hăng say làm việc của nhân viên.
1. Bình chọn nhân viên xuất sắc
Gán một trong những giá trị của công ty cho một nhân viên nào đó theo từng tháng, dựa trên quy trình bỏ phiếu nhân viên xuất sắc. Ai là người xuất sắc nhất sẽ là hình ảnh đại diện cho doanh nghiệp, là nguồn động viên những nhân viên khác.
2. Team cần có những quy định riêng, đồng thuận
Thiết kế ra những quy luật riêng để giúp môi trường làm việc vui vẻ hơn. Không phải dễ để có được tính đồng bộ hết cả team và mục tiêu đồng bộ này không phải là tiến trình làm được ngay lập tức. Nhưng điều quan trọng cuối cùng là cải thiện được hiệu suất làm việc, hiệu suất dự án. Bạn cần tạo được một văn hoá doanh nghiệp, dựa trên 2-3 giá trị chung mà cả team đều đồng ý, hoặc những quy định căn bản có thể giúp nuôi dưỡng và đẩy nhanh quá trình này.
3. Khuyến khích các dự án cá nhân
Cho nhân viên 1-2 giờ/ngày để theo đuổi những dự án riêng của họ. Nhiều nhân viên từ nhiều phòng ban khác nhau, kết nối với nhau và xây dựng, bổ sung ý tưởng cho nhau có thể giúp team có được một cái nhìn mới. Các dự án và sáng kiến có thể có những hướng đi mới, khích lệ tính sáng tạo và động lực để team luôn năng động trong suốt thời gian ngồi làm việc.
4. Ghép mỗi nhân viên mới với một nhân viên kỳ cựu
Điều quan trọng trong quy trình tuyển dụng công việc mới là có ai đó trả lời những câu hỏi thực sự quan trọng trong doanh nghiệp, những câu hỏi kiểu như người mới rất ngại hỏi sếp của mình. Tạo một mối quan hệ tin tưởng với ai đó có nhiều kinh nghiệm trong công ty có thể giúp người mới vào làm việc dễ dàng thích nghi hơn với môi trường làm việc.
5. Tạo những ngày chủ đề
Đối với những doanh nghiệp có tư tưởng “thoáng”, sáng kiến này có thể rất thú vị và tăng thêm lòng trung thành cho nhân viên. Cùng mặc một màu áo hay cùng đem chocolate đi làm trong một ngày nào đó trong tuần sẽ khích lệ tinh thần làm việc của mọi người trong phòng.
6. Chụp hình chung
Có những tấm ảnh cả team treo trên tường, hay đóng khung những tấm ảnh tập thể ấy và đặt xung quanh phòng làm việc. Hình ảnh tập thể, hình ảnh vui nhộn và bất kỳ tấm hình nào cũng sẽ góp phần nhỏ vào văn hoá doanh nghiệp, giúp các mối quan hệ đồng nghiệp thêm khăng khít.
7. Khuyến khích học hỏi
Ủng hộ nhân viên học và phát triển kỹ năng của họ. Điều này không chỉ tạo ra một đội ngũ nhân viên được khích lệ, mà họ còn bồi dưỡng thêm được kỹ năng chuyên môn.
8. Khuyến khích làm từ thiện
Luôn có những chương trình quyên góp từ thiện sẵn sàng đón nhận quần áo cũ, sách cũ, tiền bạc… Bạn có thể tổ chức cho mọi người tham gia hoặc tự tìm một nơi nào đó để làm từ thiện.
9. Khuyến khích xung phong
Nếu bạn cảm thấy việc làm từ thiện hơi gượng ép theo một khuôn mẫu nào đó quá mức thì bạn có thể khuyến khích mọi người xung phong hỗ trợ bất kỳ thứ gì mà họ muốn, miễn là có thể hỗ trợ người khác.
10. Nâng lương
Đôi khi nói điều này có vẻ hơi thừa, nhưng giải pháp này rất hiệu quả.
11. Nhắc nhở nhân viên về nhiệm vụ và giá trị của doanh nghiệp
Điều quan trọng là bạn cần nhấn mạnh rằng công ty hiện đang đại diện cho điều gì. Mọi người cần được nhắc nhớ rằng tại sao họ cần làm công việc hiện thời và họ đang làm cái gì.
12. Nhận diện và khuyến khích sáng tạo
Có lẽ bạn đã nghe nhiều về các ý tưởng tạo cảm hứng nơi công sở. Còn những ý tưởng rất hay nhưng chẳng ai màng tới thì sao? Bạn hãy tìm xem ai có những ý tưởng như vậy và khuyến khích họ thực hiện ý tưởng ấy.
13. Khen thưởng
Dù việc lớn hay nhỏ, khen thưởng luôn có ý nghĩa. Không ai có thể làm một việc gì đó hàng tháng trời, thậm chí hàng năm trời mà không cảm thấy mệt mỏi. Bổ sung lại năng lượng làm việc của họ bằng cách nhận diện công sức họ bỏ ra và khen thưởng những việc mà họ đã làm. Đây là cách rất hay để gắn kết mọi người trong nhóm lại với nhau.
14. Tổ chức tiệc
Những dịp như sinh nhật, thăng chức, về hưu, chào người mới đến, đó là những dịp quan trọng để mọi người có dịp biết mặt nhau. Đây cũng là cách để thư giãn rất tốt.
15. Trao và nhận phản hồi
Ai cũng biết điều này và ai cũng bàn về điều này, nhưng làm lại rất khó. Bạn đang đụng chạm đến công việc của người khác, vị trí người khác, cảm xúc của họ và các yếu tố quan trọng khác. Rất nguy hiểm nếu phản hồi không đúng có thể gây xung đột. Hãy nghĩ đơn giản. Bạn đưa ra một quy trình phản hồi hay một hệ thống phản hồi để nhân viên có thể sử dụng một cách tự tin và chân thành. Cho họ biết bạn xem trọng ý kiến của họ và quan trọng nhất là bạn cần xử lý từng phản hồi.
16. Tìm kiếm ý tưởng động viên độc đáo
Những điều nhỏ nhặt đôi khi có tác động rất lớn. Ví dụ như những chiếc ly uống nước được vẽ màu sặc sỡ hoặc một chiếc máy lọc không khí hoạt động cực tốt.
17. Tôn trọng người khác
Điều này rất quan trọng trong mỗi giao tiếp trong văn phòng, nhất là khi bạn phải giao tiếp với người khác cấp bậc.
18. Trao quyền cho nhân viên
Quyền được quyết định là cảm giác về trách nhiệm và quyền sở hữu rất lôi cuốn. Đừng ngại khi để cho người khác trở thành người lãnh đạo, vì đó là cách rất tuyệt để tạo dựng niềm tin, khác với cách quản lý nhỏ nhặt.
19. Giao tiếp
Ra ngoài chơi những môn thể thao tập thể, team building và rủ nhau chơi thể thao cuối tuần. Điều này sẽ giúp nhân viên thực sự gắn kết với nhau, nạp lại năng lượng. Tham gia thi đấu thể thao cũng khích lệ nhân viên khác đến với các hoạt động cuối tuần.
20. Đảm bảo nhân viên có được nguồn lực mà họ cần
Điều này nghe có vẻ không phải là ý tưởng khích lệ nhân viên, nhưng đây là yếu tố quan trọng. Bạn cần đảm bảo bạn có những thứ cơ bản trước khi bạn đi tiếp đến những thứ khác trừu tượng hơn. Trang bị cho nhân viên những công cụ và hệ thống để giúp họ làm việc dễ dàng hơn. Bằng cách này, bạn đang đầu tư năng lượng của họ vào đúng việc họ cần, tránh lãng phí thời gian.
21. Tham vấn người khác về việc động viên
Đây là điều khá mới trong doanh nghiệp, là bạn nên tin tưởng những chuyên gia trong mảng này. Hãy tham vấn đúng người để giúp bạn tạo dựng một chiến lược khích lệ nhân viên vững chắc.
22. Xem xét những phản hồi của nhân viên
Điều này liên quan đến xử lý phản hồi, nhưng không phải là xử lý phản hồi trực tiếp, mà là gián tiếp. Theo dõi và phân tích nhân viên, đội ngũ làm việc và không gian làm việc nói chung. Bạn sẽ nhận biết được những điểm thiết yếu cần thay đổi để có thể cải tiến chúng hơn.
23. Tạo kế hoạch động viên lâu dài
Đừng đưa ra những kế hoạch chớp nhoáng rồi thôi. Hãy phát triển một chiến lược động viên nhân viên dài hạn, với những mục tiêu và các bước hành động rõ ràng cho giai đoạn khoảng 1 năm, sau đó đánh giá lại những gì đã thực hiện và cần chỉnh sửa, bổ sung gì.
24. Thử và thử lại nhiều lần
Vì không phải công ty nào giống công ty nào, nên có những chiến lược, cách làm hiệu quả với công ty này nhưng lại không hiệu quả với công ty khác. Điều quan trọng là bạn hãy cố thử và thích ứng với nhiều giải pháp khác nhau, cho đến khi nào tìm được giải pháp phù hợp nhất để động viên nhân viên.