Công ty đại chúng là gì?… và những vấn đề liên quan

Công ty đại chúng là những công ty thực hiện phát hành chứng khoán niêm yết tại các trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc chứng khoán không niêm yết nhưng được giao dịch thông qua các thể chế môi giới chứng khoán để huy động vốn rộng rãi từ công chúng. Vậy công ty đại chúng được quy định bởi pháp luật ra sao?

Công ty đại chúng là gì?

Theo quy định tại khoảng 1, điều 25, luật chứng khoán năm 2006, Công ty đại chúng được quy định trước hết là công ty cổ phần và thuộc một trong ba trường hợp sau:

(1) Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;
(2) Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán;
(3) Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên.

cong-ty-dai-chung-la-gi-va-nhung-van-de-lien-quan

*Thông tin thêm

Ở hai trường hợp đầu tiên, việc trở thành công ty đại chúng là sự lựa chọn của bản thân công ty. Còn ở trường hợp cuối cùng, công ty cổ phần đáp ứng điều kiện về vốn điều lệ và số cổ đông đã nêu sẽ nghiễm nhiên trở thành công ty đại chúng. Ngày trở thành công ty đại chúng được tính từ ngày hoàn thành việc góp vốn đầy đủ và số cổ đông được ghi nhận trong số cổ đông có từ 100 nhà đầu tư trở lên 1. Trong vòng 90 ngày kể từ ngày trở thành công ty đại chúng, công ty có trách nhiệm phải nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước2. Lúc này, công ty đại chúng thuộc sự quản lý của Ủy ban chứng khoán Nhà nước bên cạnh Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Các trường hợp trở thành công ty đại chúng khác:

  1. Chào bán cổ phiếu ra công chúng
  2. Niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán.

Nguyên tắc quản trị công ty đại chúng bao gồm:

  • Bảo đảm cơ cấu quản trị hợp lý; bảo đảm hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
  • Bảo đảm quyền lợi của cổ đông, những người có liên quan;
  • Bảo đảm đối xử công bằng giữa các cổ đông;
  • Công khai, minh bạch mọi hoạt động của công ty.

Điều kiện trở thành và sự khác nhau giữa thành công ty đại chúng niêm yết và công ty đại chúng chưa niêm yết

Về vốn điều lệ: Công ty đại chúng (có tên gọi khác là công ty cổ phần đại chúng) chưa niêm yết phải có vốn điều lệ từ 10 tỷ VNĐ trở lên trong khi Công ty đại chúng đã niêm yết phải có vốn điều lệ từ 80 tỷ VNĐ trở lên;

Về năng lực sản xuất kinh doanh: Năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty đại chúng là có lãi 1 năm trước khi chào bán trong khi năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty đại chúng niêm yết phải là có lãi 2 năm trước khi niêm yết;

Về tính đại chúng: Công ty đại chúng yêu cầu tối thiểu 100 nhà đầu tư nắm giữ không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp là các tổ chức tài chính trong khi Công ty đại chúng niêm yết yêu cầu thêm điều kiện là 100 cổ đông nắm giữ ít nhất 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết;

Về thời gian nắm giữ cổ phiếu của các thành viên trong ban lãnh đạo công ty: Công ty đại chúng không quy định tỷ lệ và thời gian nắm giữ bắt buộc của các thành viên lãnh đạo trong khi Công ty đại chúng niêm yết trên Sở giáo dục chứng khoán yêu cầu ban lãnh đạo phải nắm giữ 100% trong 6 tháng đầu tiên và 50% trong 6 tháng tiếp theo kể từ ngày niêm yết.

Ưu và nhược điểm của hình thức tổ chức công ty đại chúng

cong-ty-dai-chung-la-gi-va-nhung-van-de-lien-quan

Ưu điểm:

Công ty đại chúng được xã hội biết đến do có tên tuổi xuất hiện công khai trên thị trường chứng khoán, trên báo chí. Công ty đã khẳng định được danh tiếng, uy tín thì khi cần huy động vốn ngoài xã hội, công ty dễ dàng có thể tiếp tục phát hành cổ phiếu, trái phiếu với chi phí phát hành thấp hơn lần phát hành truớc.

Công ty phải báo cáo công khai hoạt động của mình cho công chúng, nên chịu sự giám sát của công chúng, xã hội. Thêm vào đó, hội đồng quản trị và ban giám đốc phải công khai các hoạt động quản lý và điều hành công ty. Ban giám đốc phải chăm lo việc phát triển công ty cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý, cơ cấu hợp lý vốn, nếu không thì các giám đốc sẽ bị sa thải; như vậy hoạt động công ty đại chúng đã ràng buộc các giám đốc phải tuân thủ pháp luật, điều hành công ty theo đúng luật công ty.

Nhà nước bớt được gánh nặng phải trợ giúp vốn ngân sách cho công ty, và như vậy Nhà nước có thể tập trung sức lực vào nhiệm vụ trọng đại của mình là đầu tư cơ sở hạ tầng.

Nhược điểm: 

Khi phát hành, công ty sẽ phải chịu các chi phí đợt phát hành: chi phí thuê hãng kiểm toán độc lập để lập báo cáo kiểm toán hoạt động của công ty, chi phí thuê người bảo lãnh phát hành, chi phí chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để xin phép phát hành, chi phí quảng cáo cho đợt phát hành.