Thuật ngữ “quản trị trường học” là thuật ngữ được bổ sung thay cho quản lý nhà trường để trở thành một bước tiến mới trong công cuộc làm thay đổi cơ bản giáo dục nước nhà. Điều đó thể hiện tính chất của sự đổi mới trong nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức, điều hành các hoạt động giáo dục ở mỗi trường học theo mục tiêu tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội, trách nhiệm giải trình đối với các cơ sở giáo dục. Cùng VnResource tìm hiểu về chuyển đổi số trong quản trị trường học dưới góc nhìn đổi mới và hiện đại ngày nay nhé!
1. Quản trị trường học là gì?
Ở nước ta, quản lý và quản trị là thuật ngữ đã có từ lâu trong lĩnh vực giáo dục, tuy nhiên người ta ít dùng cụm từ quản trị nhà trường hơn so với quản lý. Quản trị nhấn mạnh tới sự phân bổ quyền lực cho cơ sở và trong cơ sở; cách thức đo lường đánh giá hiệu quả công việc; và thực hiện nhiệm vụ của một đơn vị cũng như tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở và đội ngũ trong cơ sở đó. Quản trị tập trung chủ yếu vào kết quả và thành tích hoạt động của một nhà trường nào đó.
Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT có định nghĩa: “Quản trị nhà trường là quá trình xây dựng các định hướng, quy định, kế hoạch hoạt động của nhà trường; tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục thông qua huy động, sử dụng các nguồn lực, giám sát, đánh giá trên cơ sở tự chủ, có trách nhiệm giải trình để phát triển nhà trường theo sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu giáo dục của mỗi nhà trường”.
Phân biệt giữa quản lý và quản trị
Từ định nghĩa trên dễ nhận thấy một số dấu hiệu nổi trội của hoạt động quản trị khi được so sánh với quản lý nhà trường:
Giao quyền tự chủ và giám sát mà không là phân cấp, ủy quyền. Xây dựng chiến lược và kết hợp với lãnh đạo mà không là chỉ chú ý tới chiến thuật và các phương án hành động. Lựa chọn làm những thứ được cho phép để đạt mục tiêu giáo dục mà không làm mọi thứ cho phép một cách tốt nhất. Coi trọng lập kế hoạch, quy trình, quy chuẩn hoạt động mà không chỉ coi trọng kết nối, thúc đẩy và kiểm soát người làm. Hiệu trưởng biết sử dụng các quy trình khi tổ chức, động viên, thúc đẩy và truyền cảm hứng cho người làm mà không chỉ biết tổ chức, linh hoạt và làm việc có hiệu quả.
Như vậy, quản trị nhà trường coi trọng kết quả đạt được, nhấn mạnh tới tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của giáo viên và người lao động, coi trọng tính kỷ luật và chất lượng, hiệu quả công việc. Quản lý nhà trường lại coi trọng quá trình dẫn đến kết quả, chú ý nhiều tới mối quan hệ phối hợp giữa những người làm, nhấn mạnh tới cơ chế phân cấp, phân quyền trong tổ chức và điều hành.
Xem thêm: Cách xây dựng hệ thống quản lý trung tâm anh ngữ chuyên nghiệp và hiệu quả
Trường học hướng để mục tiêu phát triển toàn diện
“Mục tiêu toàn diện” của trường học không chỉ là nằm trên những tuyên bố về tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường mà phải có hiện hữu trong toàn bộ hoạt động của trường học; không chỉ là mục tiêu học tập mà được thể hiện ở tất cả các khâu thực thi và kết quả; không chỉ hướng tới một nhóm học sinh là quan tâm tới toàn bộ học sinh, sự toàn diện còn thể hiện ở lực lượng tham gia vào quá trình hoạt động của trường học, bao gồm giáo viên, học sinh, gia đình và cộng đồng. Các xu hướng quản trị trường học đang được cải tổ theo nhiều mô hình đa dạng, có thể chia thành 5 nhóm chính:
Nhóm 1: Các trường thay đổi mục tiêu đầu ra từ kiến thức sang mục tiêu năng lực, xây dựng và mô tả chuẩn đầu ra cụ thể trong khung năng lực, hoặc chân dung học sinh tốt nghiệp…
Nhóm 2: Các trường thực hiện giáo dục cảm xúc xã hội (Social Emotional Learning) chú trọng tới giúp học sinh nhận diện cảm xúc, kiểm soát và chuyển hóa cảm xúc, có kỹ năng hợp tác, kỹ năng ra quyết định trong học tập và cuộc sống.
Nhóm 3: Các trường cải tổ phương thức giáo dục chú trọng vào thay đổi phương thức dạy và học, chú trọng các phương thức học tập thông qua trải nghiệm, dự án học tập…
Nhóm 4: Các trường chú trọng vào tính đa dạng, công bằng và hòa nhập trong một cộng đồng đa dạng về văn hóa và khác biệt về các yếu tố xã hội.
Nhóm 5: Các trường điều chỉnh chiến lược phát triển.
2. Các nội dung cơ bản của quản trị nhà trường
Xoay xung quanh hoạt động quản trị nhà trường là xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường trên cơ sở tự chủ và có quy trình rõ ràng, đầy đủ. Nhà trường cần chú trọng vào việc tạo ra một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ và chống bạo lực học đường theo các tiêu chí của mô hình ngôi trường hạnh phúc. Chính vì vậy, cần tập trung thực hiện những hoạt động cơ bản như:
Quản trị hoạt động dạy và học theo hướng người học là trung tâm, không áp đặt nhưng phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của người học. Quản lý nhân viên nhà trường theo hướng chủ động, có quy trình và nhất là coi trọng tương tác giữa phụ huynh và nhà trường
Về tài chính, nhà trường cần quản trị theo hướng minh bạch và công khai, đa dạng hóa nguồn lực tài chính và nâng cao giáo dục toàn diện của nhà trường. Quản trị tổ chức và hành chính nhà trường cần phân công đúng người đúng việc dựa trên mô tả công việc để tránh việc một người làm quá nhiều việc.
Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và đưa công nghệ mới vào giảng dạy cần được thay đổi và dịch chuyển trên cơ sở coi trọng việc đưa thiết bị công nghệ như bảng tương tác, máy chiếu và để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Quản trị chất lượng giáo dục trên cơ sở coi trọng tự đánh giá mức độ đạt được và chủ động tham gia quá trình kiểm định chất lượng nhà trường, sử dụng kết quả đánh giá để cải tiến chất lượng nhà trường.
Từ thành quả của hoạt động quản lý nhà trường có được, cần thay đổi, dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng tự chủ nội bộ trong nhà trường, cùng nhau tự quản lý và chịu trách nhiệm giải trình khi được giao quyền tự chủ.
3. Nhà trường cần làm gì để quản trị trường học trong thời đại số?
Tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Quản trị trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục” do Học viện Quản lý Giáo dục vừa tổ chức, nhiều vấn đề liên quan đến quản trị trường phổ thông đã được đề cập. Trong đó các đại biểu đều tán thành quan điểm của GS.TS Thái Văn Thành- Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Nghệ An về vai trò của công tác quản trị là đặc biệt quan trọng đối với “vận mệnh” nhà trường. Thậm chí, sự thành công hay thất bại của một trường phụ thuộc vào việc trường đó được quản trị thế nào? Quản trị là “đòn bẩy” cho sự cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Sự đổi mới về công tác quản trị của các hiệu trưởng có thể đem lại những giá trị to lớn cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Để nâng cao hiệu quả quản lý trong các trường phổ thông hiện nay, GS.TS Thái Văn Thành cho rằng, cần hoàn thiện cơ chế chính sách cho các hoạt động quản trị nhà trường. Bên cạnh đó cần bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý cho hiệu trưởng; tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình cho các trường phổ thông. Vậy có thể nói hiệu trưởng chính là mấu chốt chính trong công tác quản trị trường học.
Hiệu trưởng là người nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng các thành tựu quản lý giáo dục để hiện thực hóa tầm nhìn, sứ mệnh của trường học. Hiệu trưởng là người phát hiện, khơi gợi sự sáng tạo của giáo viên và học sinh, kết nối các bên liên quan trong trường học, kết nối trường học với cộng đồng và tạo nên trường học hạnh phúc.
Có thể nói, mạng lưới kết nối các nhà giáo dục ngày càng được mở rộng đến các nước trên toàn thế giới. Theo đó, các nhà giáo dục có thể tham gia các diễn đàn về quản trị trường học mỗi năm để thảo luận các chuyên đề và mở rộng, cập nhật các xu hướng mới và nghe váo cáo về các thành tựu của giáo dục quốc tế và trong nước. Đơn cử có thể kể đến các phiên tọa đàm của hội thảo Thắp lửa cùng tiến lên hàng năm của mạng lưới giáo dục không biên giới thực sự rất cần thiết đối với sự phát triển của giáo dục Việt Nam.
4. VnResource EBM Pro – Giải pháp chuyển đổi số quản trị trường học tốt nhất hiện nay
Với bối cảnh bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệp 4.0, chuyển đổi số hiện đang là xu hướng tất yếu, là vấn đề sống còn đối với các quốc gia. Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 749/QĐ-Ttg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, đinh hướng đến năm 2030”.
Theo đó, lĩnh vực giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên nhắc đến thứ 2 sau y tế về nội dung chuyển đổi số. Nội dung chuyển đổi số trong giáo dục bao gồm: Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hoá tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hoá. Chính vì vậy, đội ngũ VnResource đã sớm nhận biết được nhu cầu chuyển đổi số trong những năm gần đây, chúng tôi đã phát triển hệ sinh thái quản lý giáo dục và đào tạo VnResource EBM Pro, hiện nay đã có 18 năm hình thành và phát triển.
Cải thiện quy trình vận hành và tài chính: VnResource EBM Pro mang đến một nền tảng quản lý toàn diện, giúp tự động hóa và tối ưu hóa nhiều quy trình hành chính phức tạp, từ việc đăng ký học, quản lý hồ sơ học sinh, đến theo dõi và thu học phí. VnResource EBM Pro không chỉ giúp giảm thiểu thời gian và công sức cho các công việc hành chính, mà còn đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong quản lý tài chính, làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của các cơ sở giáo dục.
Nâng cao chất lượng giảng dạy: VnResource LMS Pro cung cấp một nền tảng quản lý học tập trực tuyến toàn diện, nơi giáo viên có thể tạo, phân phối và quản lý nội dung giảng dạy, từ bài giảng đến bài tập và đánh giá. Nhờ vậy, phần mềm không chỉ giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trong việc quản lý và chuẩn bị bài giảng, mà còn nâng cao hiệu quả giáo dục thông qua việc cung cấp một môi trường học tập linh hoạt, hiện đại và tương tác.
Tích hợp công nghệ hiện đại: Các phần mềm tích hợp đầy đủ các công nghệ số hiện đại nhất được đề cập đến ở trên như AI, Big Data, khóa học trực tuyến, và điện toán đám mây. Trong khi VnResource EBM Pro ứng dụng các công nghệ trên để tự động hóa việc quản lý thì VnResource LMS Pro cải thiện trải nghiệm học tập của học sinh với các khóa học trực tuyến sáng tạo, linh hoạt.
Những yếu tố này không chỉ tạo nên sự khác biệt mà còn định hình lại cách thức hoạt động và quản lý trong môi trường giáo dục hiện đại, hướng đến một tương lai giáo dục số hoá, linh hoạt và bền vững.
Kết luận:
Trong quản trị trường học, có thể thấy vai trò của hiệu trưởng và hội đồng trường là hết sức quan trọng để quản trị nhà trường thành công. Họ không chỉ đưa ra cam kết mà còn phải trực tiếp tham gia vào các hoạt động về chất lượng qua các bằng chứng cụ thể. Có như vậy, mới góp phần tạo ra diện mạo mới về chất lượng đào tạo, nguồn nhân lực Việt Nam trong tương lai.
VnResource Software Solutions & ICT Service
Website: https://vnresource.vn/giai-phap/phan-mem-quan-ly-dao-tao/
Hotline: 0914.004.800
Trụ sở 3 miền:
- Hồ Chí Minh:
- 41/7 Phạm Ngũ Lão, Phường 3, Gò Vấp, TP.HCM.
- 06 Nguyễn Trung Trực, Phường 5, Bình Thạnh, TP.HCM.
Đà Nẵng: Tầng 4, 324 Nguyễn Hữu Thọ, P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Hà Nội: Tầng 4, Số 84 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.