Khó khăn trong chuyển đổi số ngành giáo dục vẫn đang là một vấn đề lớn. Vài năm trở lại đây, cụm từ ‘chuyển đổi số’ chắc chắn không còn quá xa lạ nhất là đối với các ngành kinh tế, dịch vụ, tài chính. Còn đối với ngành giáo dục, đại dịch COVID-19 là một nguồn động lực rất lớn để thúc đẩy chuyển đổi số phát triển. Đây là một quá trình mà kết quả của nó có thể làm thay đổi cả diện mạo của ngành giáo dục một cách hoàn toàn với phương tức, cách thức, phương pháp và công cụ giảng dạy mới. Vì đây là một hành trình tương đối “dài hơi”, chính vì vậy vẫn còn tồn tại rất nhiều nguy cơ và thách thức xung quanh nó. Mời bạn đọc bài viết bên dưới để đi tìm câu trả lời nhé!
1. Chuyển đổi số ngành giáo dục là chuyển đổi những gì?
Cách mạng chuyển đổi số trong giáo dục được chia làm 4 nhóm chính là:
- Nhóm công nghệ số: Cloud, Robot tự hành, Ai, Big Data, Lot, Blockchain, tính toán lượng tử, Robot tự hành.
- Nhóm vật lý, vật liệu mới: quang điện, xe tự lái, nano, in 3D, thiết bị bay.
- Sinh học: cảm biến sinh học, chip sinh học, công nghệ thần kinh, y học cá thể, tế bào gốc.
- Môi trường và năng lượng: công nghệ tuabin gió, năng lượng đại dương, vệ tinh nhỏ, lưới điện thông minh, công nghệ ắc quy.
Từ đây chúng ta có thể hiểu được chuyển đổi số trong giáo dục chính là áp dụng công nghệ vào giảng dạy theo hình thức: Ứng dụng công nghệ trong cơ sở vật chất, công cụ và lớp học.
Một câu hỏi lớn đặt ra là chuyển đổi số trong giáo dục bao gồm sự chuyển đổi ở lĩnh vực, khía cạnh nào và mức độ ra sao. Câu trả lời không giống nhau đối với các cá nhân, các tổ chức và các quốc gia, bởi lẽ xuất phát điểm của chuyển đổi số là rất khác nhau. Cũng như vậy, chuyển đổi số trong ngành giáo dục bắt đầu từ những yếu tố đầu vào như số hóa, dữ liệu số, các giáo án điện tử. Toàn bộ dữ liệu về người học cũng cần phải số hóa để thực hiện quy trình quản lý người học và thực hiện đánh giá quá trình cũng như kết quả học tập. Khi phương thứ quản lý đào tạo thay đổi, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và giáo dục cũng thay đổi. Chuyển đổi số không đơn giản chỉ là số hoá các nguồn tài liệu mà còn bao gồm việc chuyển đổi phần cứng, kéo theo việc quản trị các nguồn lực dành cho giáo dục, đào tạo cũng thay đổi.
Chuyển đổi số phải đảm bảo việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện trong quá trình giáo dục, kể cả đánh giá kết quả đào tạo. Không chỉ kết quả đánh giá được số hoá, mà quá trình đánh giá cũng phải được triển khai, thực hiện bằng ứng dụng công nghệ trên máy tính. Giáo viên cần tập trung vào công việc giảng dạy, và cần được giải phóng khỏi các công việc hành chính, giấy tờ như làm sổ sách, sổ điểm, học bạ, quản lý hồ sơ học tập của người học và thay thế vào đó là các phần mềm quản lý đào tạo.
Cuối cùng, về môi trường giáo dục, cần có hệ thống chính sách cấp hệ thống và cấp cơ sở giáo dục phù hợp để đào tạo trực tuyến được công nhận hợp pháp. Việc xây dựng và ban hành chính sách đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng và khoa học nhưng về cơ bản không phải là thách thức lớn. Khó khăn trong chuyển đổi số ngành giáo dục chủ yếu nằm ở việc thực thi chính sách, bởi lẽ để chính sách đi vào đời sống, cần phải có hệ thống các công cụ giám sát, quản lý và đảm bảo chất lượng giáo dục trực tuyến để đảm bảo tính giá trị của bức tranh chuyển đổi số toàn ngành.
Xem thêm: Chuyển đổi số trong giáo dục: Những khó khăn còn tồn đọng
2. Khó khăn trong chuyển đổi số ngành giáo dục
2.1. Không thể kết nối chia sẻ dữ liệu toàn ngành
Phần mềm quản trị đã được triển khai hầu hết ở cơ sở giáo dục nhưng còn khó khăn trong kết nối chia sẻ dữ liệu, chưa phát huy hết hiệu quả cho công tác quản lý giáo dục. Làm sao để các phần mềm này có sự thống nhất nhằm tạo thuận lợi trong việc liên thông dữ liệu với cơ sở dữ liệu ngành của địa phương và của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như đảm bảo an toàn thông tin để liên thông với cơ sở dữ liệu dân cư của ngành công an là vấn đề lãnh đạo nhiều sở giáo dục và đào tạo băn khoăn.
2.2. Bài toán về kinh phí luôn là khó khăn lớn nhất
Để đi đường dài, nhà trường cần chuẩn bị một khoản chi phí lớn cho các phần mềm, công cụ giảng dạy và chi phí triển khai. Đơn cử có thể kể đến tỉnh Cà Mau, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau cho hay hạ tầng công nghệ thông tin ở các địa phương và các nhà trường tuy đã được đầu tư nâng cấp nhưng vãn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Nguồn vốn chưa đảm bảo nên dẫn đến đầu tư manh mún, thiếu đồng bộ, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả thực hiện chuyển đổi số. Theo đó, địa phương này kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ thêm nguồn lực hạ tầng cho các địa phương khó khăn để thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyển đổi số theo kế hoạch đề ra
3. Thách thức của chuyển đổi số ngành giáo dục: Ai có thể bị bỏ lại phía sau?
3.1. Phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan
Trước tiên, điều dễ thấy là chuyển đổi số đòi hỏi hạ tầng viễn thông phát triển ở một mức độ nhất định, mà yếu tố này liên quan nhiều đến mức độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương. Do vậy, ngành giáo dục không thể đi một mình mà phải đồng hành, phối hợp với các cơ quan, ban ngành khác như: Bộ Thông tin & Truyền thông,… Việc này có thể là thách thức đáng kể bởi họ vốn quen hoạt động và vận hành độc lập.
Khi chuyển đổi số phụ thuộc rất lớn vào nhiều yếu tố về bối cảnh, nó là cơ hội cho các trường học nhưng lại là thách thức đối với các cơ quan, ban ngành, địa phương khác. Cách thức và quá trình chuyển đổi không có một công thức chung, đòi hỏi lãnh đạo toàn ngành cần phải đề ra chiến lược, giải pháp và lộ trình chuyển đổi riêng cho mình mà không phải tham khảo kinh nghiệm hay bị ảnh hưởng bởi các ngành khác, địa phương khác
3.2. Chất lượng giáo dục không được kiểm soát chặt chẽ
Khi bài toán về hạ tầng mạng, thiết bị và các giải pháp quản lý không được đáp ứng, bài toán về chất lượng giáo viên không được giải quyết, trải nghiệm học tập và quản lý giáo dục giữa giáo viên và người học có thể trở thành thảm họa. Khi con đường chuyển đổi số thiếu đi định hướng rõ ràng, một loạt các nguy cơ học tập có thể bị lệch lạc như hành vi học tập – học sinh có thể dễ dàng tra cứu mọi thứ trên internet sẽ khiến cho giá trị của việc tìm tòi và học tập bị suy giảm; các hoạt động giáo dục không được kiểm soát và cân bằng – quá nhiều sự kiện trực tuyến sẽ khiến cho học sinh dễ bị thụ động. Những yếu tố này có thể sẽ rất nguy hiểm nếu như chúng ta quá tập trung vào việc chuyển đổi số mà lạc mất học sinh của mình trong không gian ảo.
3.3. Chuyển đổi số có thể gây bất lợi đối với một số nhóm học sinh
Chúng ta thường quan niệm việc số hóa hoạt động giáo dục sẽ đem đến sự ‘bình đẳng số’ nhờ ưu thế có thể giúp người học truy cập và tiếp cận kho tri thức không giới hạn bởi không gian và thời gian. Tuy nhiên, để đi sâu hơn bữa về yếu tố bình đẳng số, chúng ta có thể xét thêm các khía cạnh khác nhau về vùng miền và điều kiện kinh tế xã hội của học sinh (SES). Những học sinh không được tiếp cận hạ tầng viễn thông tốt ở miền núi hoặc vùng nông thôn sẽ có nguy cơ bị bỏ lại phía sau, không chỉ trong tiếp cận giáo dục chất lượng cao mà còn cả giáo dục căn bản như các nguồn tài liệu, học liệu quan trọng cho việc học tập. Những học sinh xuất thân từ những gia đình khó khăn không có những thiết bị tối thiểu hoặc không đủ khả năng chi trả chi phí dịch vụ viễn thông cũng sẽ là đối tượng có nguy cơ tụt hậu.
Học sinh khuyết tật (khiếm thính, khiếm thị hoặc các khuyết tật vận động cản trở thao tác, điều khiển thiết bị) cũng có nguy cơ lớn phải hứng chịu bất bình đẳng số do những vấn đề liên quan tới các yếu tố đầu vào (sách vở, tài liệu, ngôn ngữ, trang thiết bị…) lẫn quá trình giáo dục (thao tác điều khiển, giao tiếp với thiết bị, phần mềm, giáo viên…). Đơn cử việc số hóa tài liệu, học liệu cho nhóm đối tượng phải sử dụng hệ ngôn ngữ riêng như ngôn ngữ ký hiệu chắc chắn sẽ có nhiều hạn chế, không được ưu tiên, gây nhiều bất lợi, thiệt thòi cho nhóm người học này.
Xem thêm: Chuyển đổi số giáo dục đại học: Cơ hội và thách thức
4. Giải pháp giúp thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục ở Việt Nam hiện nay – phần mềm quản lý đào tạo VnResource EBM Pro
Việc thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục là nhiệm vụ chính của ngành giáo dục suốt những năm vừa qua. Ở nội dung này, chúng tôi sẽ đề cập đến một số các giải pháp giúp các trường học và cơ sở giáo dục chuyển đổi số trong giáo dục hiệu quả:
Triển khai xây dựng mô hình trường học tương lai
Triển khai xây dựng mô hình trường học tương lai là một trong những bước quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục. Mô hình này không chỉ tập trung vào việc tích hợp công nghệ vào quá trình giảng dạy mà còn đem đến một môi trường giáo dục toàn diện và linh hoạt, người học có một trải nghiệm học tập tuyệt vời khi mọi thông báo từ trường học đều được cập nhật một cách nhanh chóng.
Mô hình này còn đặt ra những yêu cầu về đào tạo cho giáo viên, giúp họ nắm bắt và sử dụng công nghệ một cách linh hoạt và sáng tạo trong quá trình giảng dạy. Đồng thời, nó cũng mở ra cơ hội để học sinh tham gia tích cực hơn vào quá trình học, thông qua các dự án, thách thức và các hoạt động tương tác.
Chú trọng nâng cao tương tác giữa nhà trường và phụ huynh
Mối liên hệ của phụ huynh và nhà trường thường không chặt chẽ vì một số lý do: phụ huynh không kịp thời cập nhật tình hình học tập của học sinh, giáo viên không thường xuyên báo cáo về học sinh,… Chính vì vậy, với phần mềm quản lý đào tạo, phụ huynh có thể cập nhật kết quả học tập, tình hình học sinh tại lớp mọi lúc mọi nơi để kịp thời điều chỉnh, đôn đốc học sinh khi cần.
Tại VnResource, chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp về quản lý đào tạo với VnResource EBM Pro. Có hơn 18 năm kinh nghiệm đồng hành cùng các cơ sở đào tạo và trung tâm ngoại ngữ chuyển đổi số, VnResource đã triển khai thành công cho nhiều trung tâm lớn như: Ocean Edu, Việt Thương Music, AMA English, ABC English, trung tâm luyện thi IELTS KTDC,… Cho đến nay, phần mềm VnResource EBM Pro và VnResource E-Learning Pro đang được ứng dụng hiệu quả trong việc quản lý hoạt động của các đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục, nâng cao tính chuyên nghiệp của tổ chức với chi phí hợp lý.
Kết luận:
Chuyển đổi số trong giáo dục không chỉ là đổi mới phương thức cập nhật thiết bị, công nghệ mà nó còn là vấn đề văn hóa và con người. Hiện nay, dịch bệnh hiện là thách thức lớn đối với toàn xã hội nói chung và với ngành giáo dục nói riêng. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tạo nên một quy trình giáo dục hấp dẫn, hiệu quả, cả giáo viên và học sinh đều phải cải thiện kỹ năng của mình và cùng phối hợp vượt qua khó khăn, biến “nguy” thành “cơ” và có được những kết quả tốt.
VnResource Software Solutions & ICT Service
Website: https://vnresource.vn/giai-phap/phan-mem-quan-ly-dao-tao/
Hotline: 0914.004.800
Trụ sở 3 miền:
- Hồ Chí Minh:
- 41/7 Phạm Ngũ Lão, Phường 3, Gò Vấp, TP.HCM.
- 06 Nguyễn Trung Trực, Phường 5, Bình Thạnh, TP.HCM.
Đà Nẵng: Tầng 4, 324 Nguyễn Hữu Thọ, P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng
Hà Nội: Tầng 4, Số 84 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.