Công nhân chính là đội ngũ lao động vô cùng quan trọng của mỗi nhà máy, xí nghiệp – họ là lực lượng trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản lý công nhân là một điều vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công, phát triển của cả một doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi người quản lý phải là người có thể nắm được bao quát nhất, sâu sát nhất quá trình hoạt động của công nhân cũng như có những phương hướng điều hành để hoạt động sản xuất diễn ra trôi chảy, đúng tiến độ và đạt năng xuất cao. Bài viết sau đây xin được chia sẻ về 8 cách quản lý công nhân mà nhà quản lý cần biết và áp dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
1. Nắm được chính xác số lượng công nhân trong mỗi bộ phận
Trong quá trình làm việc, số lượng công nhân của mỗi bộ phận có thể thay đổi do sự điều chuyển công việc hay do người lao động nghỉ việc. Không phải lúc nào số lượng công nhân cũng ổn định để người quản lý có thể ấn định được công việc của từng bộ phận, từng hạng mục Do đó, các nhà quản lý cần phải cập nhật và nắm được chính xác số lượng công nhân làm việc trong từng bộ phận, từng hạng mục thường xuyên để phân bổ khối lượng công việc phù hợp. Phòng tránh trường hợp phân công khối lượng công việc quá nhiều cho những tổ ít công nhân, còn những tổ nhiều công nhân thì lại ít việc – làm ảnh hưởng lớn đến quá trình hoàn thành sản phẩm.
2. Đặt ra chỉ tiêu cụ thể cho mỗi bộ phận, mỗi đội công nhân nhất định
Một điều quan trọng trong kĩ năng quản lý công nhân là người quản lý phải đặt ra chỉ tiêu cụ thể cho mỗi bộ phận, mỗi đội công nhân nhất định. Việc đặt ra chỉ tiêu khiến cho mỗi công nhân, mỗi nhóm và mỗi đội sẽ có mục tiêu để phấn đấu, tăng cao khả năng tự chịu trách nhiệm của bản thân, của nhóm mình. Những chỉ tiêu đó chính là thước đo cho chất lượng công việc của mỗi công nhân, mỗi tổ, đảm bảo hoàn thành các đơn hàng, sản phẩm đúng thời gian dự kiến, thúc đẩy tổng thể công trình, bộ máy doanh nghiệp, xí nghiệp được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả.
3. Kiểm soát thời gian làm việc và chất lượng công việc của mỗi nhân công
Việc kiểm soát số lượng nhân viên là chưa đủ, cái quan trọng hơn là người quản lý phải nắm được chất lượng công việc của mỗi đội công nhân nhất định. Hiện nay, có rất nhiều nhà máy, doanh nghiệp sản xuất thực hiện việc kiểm soát thời gian và chất lượng công việc của mỗi công nhân với việc áp dụng các chỉ tiêu định mức theo thời gian hay theo sản lượng. Đây là việc làm nhằm mục đích tránh được sự lãng phí thời gian, lãng phí sức lực, tránh tổn thất hiệu quả của xí nghiệp, công trình. Người quản lý phải là người kiểm soát được tình trạng làm việc của công nhân bao gồm thời gian và năng suất công việc của họ để có thể định hình được chiều hướng công việc của từng bộ phận và toàn thể doanh nghiệp, từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời. Các công nhân sẽ nỗ lực để hoàn thành định mức công việc hàng ngày hay làm việc vượt định mức để có được thu nhập tốt hơn. Điều này mang lại lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp.
4. Có chế độ thưởng phạt rõ ràng, hợp lý
Có chế độ thưởng phạt hợp lý cho đội ngũ công nhân luôn là điều không thể thiếu trong hoạt động của công ty, xí nhiệp. Để động viên tinh thần làm việc của nhân viên thì cần phải có những chính sách khen thưởng xứng đáng với những công nhân, tổ công nhân: hoàn thành tốt công việc, đề xuất những ý tưởng hay,… Việc đưa ra một định mức phần thưởng và hình phạt chính là tiêu chí, động lực khiến họ cố gắng hơn, nỗ lực nhiều hơn trong việc nâng cao năng suất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, người quản lý cần linh hoạt trong vấn đề này, không chỉ thưởng cho những nhân viên chăm chỉ mà còn chú trọng vào những người có ý tưởng hay, có khả năng rút ngắn thời gian và tăng năng suất công việc của mình. Ban tặng cơ hội cho các nhân viên thực sự ưu tú cơ hội phát triển nghề nghiệp (nhận được thêm nhiều chức vụ và có trách nhiệm hơn) hoặc mở rộng được nghề nghiệp cũng là một ý hay để chọn phần thưởng.
Bên cạnh đó, những quy chế xử phạt với công nhân vi phạm cũng phải rõ ràng và cần thực hiện một cách công bằng để duy trì nề nếp hoạt động của nhà máy, xí nghiệp.
Đừng quên trong việc thưởng phạt cũng cần lưu tâm đến việc đối xử công bằng với tất cả các công nhân trong nhà máy, đây là yếu tố quan trọng để gắn kết công nhân lại với nhau. Trong công tác quản lý, thiên vị trong khen thưởng là điều không nên bởi bất kỳ một sự thiên vị nào cũng sẽ làm phát sinh mâu thuẫn trong nội bộ, tiềm ẩn những nguy cơ xung đột.
Ngoài khen thưởng, cách phạt, răn đe cũng là một con dao hai lưỡi, ngườ quản lý cũng nên cân nhắc xem xét linh hoạt xử lý trong từng trường hợp. Vẫn biết quy định đặt ra cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, nhưng đôi lúc các quản lý cũng cần phải biết “lạt mềm buộc chặt”. Ví dụ: Với những công nhân có lý do chính đáng – đột xuất nên đi trễ 1 vài phút, các tổ trưởng chỉ cần đến nhắc nhở nhẹ nhàng “Hôm nay, anh/ chị/ em ở lại làm việc thêm 5 phút nhé.” Điều này sẽ khiến công nhân vui vẻ làm việc thêm vì không bị trừ lương và cũng đảm bảo công nhân đó vẫn làm đủ thời gian quy định.
Đọc thêm: Làm thế nào giải quyết mâu thuẫn giữa nhân viên?
5. Phân tầng, sắp xếp đội ngũ nhân công hợp lý
Hiệu quả của công việc trong một xí nghiệp, công trình chỉ có thể hiệu quả khi có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong đội và giữa các đội với nhau. Để có thể thực hiện được điều đó, việc sắp xếp vị trí nhân công là điều rất cần thiết. tính chất công việc, kinh nghiệm và khả năng làm việc khác nhau giữa các nhân công khiến cho việc kết hợp không hiệu quả. Người quản lý cần linh hoạt điều chuyển, kết hợp giữa những người có ít kinh nghiệm với những người làm việc tốt hơn để có thể học hỏi, rèn luyện thêm. Bên cạnh đó, việc sắp xếp những thành viên có những năng lực khác nhau, thế mạnh khác nhau cũng chính là cách để họ có thể trau dồi thêm cho mình nhiều kỹ năng, nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình làm việc. Đây là kỹ năng quản lý công nhân không thể thiếu để bộ máy doanh nghiệp, xí nghiệp có thể hoạt động một cách hiệu quả, thuận tiện nhất.
6. Xử lý “tận gốc” những mâu thuẫn của công nhân
Trong quá trình làm việc chung với nhau, sẽ khó tránh khỏi những mâu thuẫn phát sinh. Và trách nhiệm của người quản lý trong những tình huống này là phải xử lý “tận gốc” những vấn đề phát sinh. Để làm được điều này, quản lý cần phải nắm rõ tâm lý của công nhân, đặt tiêu chí công bằng lên trên hết để hóa giải những mâu thuẫn, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các công nhân.
Đọc thêm: Kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn đang ở mức nào?
7. Tạo cho công nhân niềm tự hào về doanh nghiệp
Các công nhân trong một doanh nghiệp dù có đoàn kết, hợp tác tốt với nhau như thế nào nhưng nếu không có chung một niềm tự hào nào thì “liên kết” này cũng rất dễ bị lung lay. Ngược lại, sự đoàn kết mà đi cùng với việc có chung một niềm tự hào sẽ giúp các công nhân gắn kết bền chặt với nhau hơn, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung. Khi đó, công nhân sẽ cảm thấy việc được làm việc trong môi trường này là cả một sự may mắn, mỗi ngày làm việc đều là những ngày vui vẻ.
8. Tổ chức các hoạt động xã hội
Những hoạt động xã hội mà doanh nghiệp có thể tổ chức là: ủng hộ áo ấm cho học sinh vùng cao, các chương trình nấu ăn từ thiện cho trẻ em mô côi, người già neo đơn… Những hoạt động xã hội có ý nghĩa không chỉ giúp ích cho cộng đồng mà còn đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Khi các công nhân cùng đồng cảm với nhau về vấn đề gì đó thì họ rất dễ gắn kết với nhau hơn. Những nhà quản lý giỏi cần phải biết cách dùng sức mạnh tập thể để đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.
Đọc thêm: Lãnh đạo thấu cảm: Phẩm chất của nhà quản lý thời đại mới
Kết
Để trở thành nhà quản lý, quản lý một đội nhóm hay một đội ngũ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Điều này đòi hỏi người quản lý phải là người có thể nắm được bao quát nhất, sâu sát nhất quá trình hoạt động của công nhân cũng như có những phương hướng điều hành để hoạt động sản xuất diễn ra trôi chảy, đúng tiến độ và đạt năng xuất cao, với tinh thần lạnh dù dễ dàng hay khó khăn cũng có thể đưa ra nhưng phương hướng xử lý đúng đắn nhất. Mong rằng bài viết “8 cách quản lý công nhân dành cho tổ trưởng, quản lý sản xuất” có thể cung cấp thêm một số thông tin để các nhà quản lý có thể quản lý tổ chức, đội nhóm mình một cách hiệu quả nhất.
Nỗi khó khăn của các nhà quản lý trong công tác quản lý nhân sự tại các doanh nghiệp ngành sản xuất cũng là nỗi trăn trở của VnResource trong những năm qua, với sứ mệnh “niềm tin của khách hàng là thành công của chúng tôi” , VnResource luôn nỗi lực để thấu hiểu khách hàng từ đó đưa ra sản phẩm có thể mang lại giá trị tốt nhất cho các doanh nghiệp, nâng cao trải nghiệm làm việc của người công nhân. Với kinh nghiệm gần hai thập kỷ trong ngành phần mềm quản trị nhân sự đã triển khai cho rất nhiều các doanh nghiệp ngành sản xuất, thấu hiểu rất nhiều sự phức tạp, khó khăn trong công tác quản lý công, nhân viên của ngành, VnResource có thể tự tin đáp ứng được những yêu cầu khó nhằng của ngành và tự hào mang lại một giải pháp quản lý nhân sự toàn diện nhất cho khách hàng ngành sản xuất.
Cùng VnResource HRM Pro nâng cao chất lượng QUẢN TRỊ NHÂN SỰ cho doanh nghiệp. Liên hệ hotline: 0914.004.800