Tố chất gắn liền với vai trò của người lãnh đạo

Không phải tất cả những người tài giỏi đều có thể trở thành một người lãnh đạo tốt. Không ít những nhân viên tài năng sau khi thăng lên vị trí cấp cao trong các doanh nghiệp phải chật vật với vai trò là người lãnh đạo. Vậy vai trò của người lãnh đạo là gì và làm thế nào để trở thành nhà lãnh đạo thành công, người được các thành viên còn lại tin tưởng, ủng hộ và đi theo.

Sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo

Trong bài báo của ông, “Leadership, When Management is Not Enough” (tạm dịch: Lãnh đạo, khi Quản lý là chưa đủ), Peter Dimov đưa ra sự so sánh giữa những nhà lãnh đạo và quản lý để phân biệt họ và thể hiện mối quan hệ giữa họ. Dimov định nghĩa quản lý là ” tính kỷ luật của việc tạo ra mạng lưới những người sản xuất hàng hoá và dịch vụ một cách liên tục và có thể dự đoán. Chức năng chính của quản lý là tạo ra kết quả đáng tin cậy. Lãnh đạo là về sự thay đổi và được định nghĩa là khả năng tạo ra một tầm nhìn chung, mà các cá nhân phải nhận ra hoặc chấp thuận nó, và thuyết phục họ nhận ra điều đó.”

Cả nhà quản lý và lãnh đạo đều xác định được cái cần phải làm, nhưng sự khác biệt giữa nhà quản lý và nhà lãnh đạo được mô tả như sau:

• Người quản lý tập trung vào việc lập kế hoạch (giảm nhẹ rủi ro) trong khi nhà lãnh đạo tập trung vào việc thiết lập hướng đi (xem bức tranh tổng thể và thực hiện các rủi ro đã được tính toán).
• Người quản lý tập trung vào việc tổ chức và nhân sự (kỹ năng chuyên môn) trong khi nhà lãnh đạo đang tìm cách sắp xếp người (tích hợp các kỹ năng đa dạng).
• Người quản lý tập trung vào việc kiểm soát và giải quyết vấn đề (xác định sai lệch) trong khi người lãnh đạo tập trung vào việc thúc đẩy và truyền cảm hứng (trao quyền cho người khác).

Điều khó khăn trong quá trình chuyển đổi này từ người quản lý sang lãnh đạo (hoặc tích hợp hiệu quả ở cả hai) là buông bỏ mọi thứ khiến nhân viên của bạn “có giá trị” trong quá khứ. Việc tổ chức, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng chuyên môn của cô bây giờ cần phải mở rộng hơn. Đề xuất có giá trị mới mẻ của cô bây giờ là tạo ra sự đoàn kết sẵn sàng thay đổi. Thành công của cô ấy là làm thế nào cô trao quyền cho người khác để họ gánh vác nhiệm vụ. Các nhà lãnh đạo giỏi chấp nhận mọi đóng góp, lắng nghe những gì mọi người phải nói, cảm ơn họ, công nhận nỗ lực, và quan trọng nhất là, dường như thực sự, thật lòng bày tỏ sự khen ngợi.

Vậy cụ thể vai trò của người lãnh đạo là gì?

Tác giả Howard Gardner trong cuốn sách “Leading minds” – viết về một số nhà lãnh đạo vĩ đại của thế kỷ XX, gọi lãnh đạo là “một cá nhân mà có ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và/hoặc hành vi của con người thông qua lời lẽ hoặc minh chứng cá nhân”. Tập trung vào 6 vai trò dưới đây có thể giúp bạn phấn đấu trở thành một nhà lãnh đạo hiện đại.

to-chat-gan-lien-voi-vai-tro-cua-nguoi-lanh-dao

1. Nhà lãnh đạo phục vụ

Robert Greenleaf đã “phát minh” ra một từ mới. Ý tưởng của ông là những nhà lãnh đạo tốt nhất trước hết phải tự xem họ như những người phục vụ. Quyết định ai – không phải cái gì mà bạn sẽ phục vụ trong khả năng lãnh đạo của mình. Giúp họ thành công trong những đóng góp vào tổ chức, giúp họ học tập và phát triển và xem họ như những khách hàng cho dịch vụ lãnh đạo của bạn.

2. Người định hướng

Một doanh nghiệp muốn phát triển được cần phải có một chiến lược dài hạn và phù hợp. Tất nhiên chiến lược đó phải là tầm nhìn về tương lai trong môi trường kinh doanh mục tiêu mà công ty nhắm tới. Chiến lược đề ra thường dài hạn, người lãnh đạo phải luôn tư duy tìm cách thích ứng mang lại cơ hội tốt nhất cho doanh nghiệp. Nhiều công ty đã có những chuyển biến chiến lược, chẳng hạn như Samsung. Ban đầu Samsung là công ty nhỏ. Năm 1960 bắt đầu đa dạng hóa nghành nghề như sản xuất điện tử, bất động sản. Thập niên 70 công nghiệp đóng tàu. Thập niên 80 tách thành 4 tập đoàn Samsung, Shinsegae, CJ, Hansol. Đến thập niên 90 Samsung mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung vào lĩnh vực điện tử, điện thoại di động và chất bán dẫn… Rất nhiều công ty thay đổi như vậy và điểm chung là những thay đổi quan trọng như đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng thị trường … thường do người đứng đầu công ty quyết định.

3. Người quản lý những tiêu chuẩn cao và kết quả tốt

Dù bạn chia sẻ quyền ra quyết định bao nhiêu và gắn kết với mọi người như thế nào, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm cho việc giành được kết quả và việc đạt được các mục tiêu. Duy trì những tiêu chuẩn cao, cho bạn – tất nhiên, và cho cả những người bạn lãnh đạo. Điều này nghĩa là xử lý với những người mà làm việc thiếu tích cực. Như W. Somerset Maugham từng nói: “Một điều thú vị của cuộc sống là ghét của nào trời trao của ấy”.

4. Người huấn luyện

Bạn có một vai trò trong việc động viên những người khác, dù đó không phải là 100% trách nhiệm của bạn. Thêm vào việc định hướng bạn đưa ra ở trên là niềm đam mê của bạn. Sự nhiệt tình rất dễ lây lan, sự động viên cũng vậy. Hãy giúp nhân viên xác định điều gì họ thực sự mơ ước từ công việc và nghề nghiệp của họ. Hãy làm những điều mà bạn có thể giúp họ giành được những điều này.

5. Người làm chủ thay đổi

Bạn sẽ không bao giờ ngừng được kêu gọi lãnh đạo, hoặc ít nhất là hỗ trợ, thay đổi sáng kiến. Tất cả mọi người bị đẩy vào một hành trình tâm lý khi đối mặt với thay đổi. Hành trình sẽ đưa một người từ việc kết thúc thông qua tầng trung gian và cuối cùng đến thời kỳ mở đầu.

to-chat-gan-lien-voi-vai-tro-cua-nguoi-lanh-dao

6. Người làm gương

Việc lãnh đạo tự nó thể hiện ra trong cách bạn cư xử. Bạn tập trung chú ý vào những điều gì? Thời gian? Câu hỏi của bạn? Bạn có hành động trước sau như một với những giá trị của bạn? Ví dụ, nếu bạn tán thành một văn hoá làm việc cởi mở và tin cậy, nhân viên của bạn có thấy “an toàn” khi nói thẳng ý nghĩ của họ với bạn?

7. Hỗ trợ nhân viên kịp thời

Một nhà lãnh đạo còn cần phải xuất hiện đúng lúc khi nhân viên gặp khó khăn cần sự hỗ trợ. Nhiều khi nhân viên gặp khó khăn và họ cảm thấy chán nản vì không đủ sáng suốt tìm ra hướng giải quyết. Điều quan trọng của nhà lãnh đạo lúc này là phải giúp nhân viên tìm ra điểm mấu chốt gây ra khúc mắc. Bởi chỉ khi tìm ra những giải pháp cho những điểm chặn thì hệ thống mới thông suốt được.

8. Truyền cảm hứng, quy tụ sức mạnh

Truyền cảm hứng đề quy tụ mọi người hoạt động vì một mục đích chung. Sự khích lệ tinh thần cho nhân viên đúng lúc sẽ tạo động lực to lớn cho nhân viên hoàn thành tốt công việc và vượt qua những khó khăn. Người lãnh đạo không cần phải có mặt mọi lúc mọi nơi nhưng phải là người tạo nên văn hóa, người thổi hồn vào văn hóa công ty.
Bên cạnh đó người lãnh đạo cũng cần phải định hướng mục tiêu của cho các cá nhân đúng với định hướng chung, bởi chính sự hoàn thành các mục tiêu cá nhân sẽ đóng góp vào việc thực hiện mục đích công ty.

Tựu trung lại người lãnh đạo sẽ là định hướng tầm nhìn, sứ mệnh và truyền cảm tạo nên sự đoàn kết trong công ty. Khi công ty hoạt động tốt, ổn định thì người lãnh đạo phải có biện pháp duy trì tình trạng đó lâu hơn. Khi công ty xuống dốc thì người lãnh đạo nắm vai trò động viên cho toan thể nhân viên đề khích lệ tinh thần cho họ đồng thời tìm ra hướng giải quyết tích cực đề sớm thoát khỏi tình trạng đó.