Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Văn cho cấp trung học phổ thông

Sơ đồ tư duy đã trở thành phương pháp học phổ biến cho các thế hệ học sinh giúp dễ dàng hệ thống bài học và ghi nhớ kiến thức một cách tốt hơn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng sơ đồ tư duy để giảng bài cho học sinh lại là một phương pháp hay, đột phá hơn so với cách dạy truyền thống và giúp giáo viên dễ dàng tạo ra sự hứng thú và giảm tải lượng kiến thức chưa thật sự cần thiết cho học sinh, đặc biệt là đối với môn Văn. Cùng VnResource khám phá cách sử dụng sơ đồ tư duy hiệu quả trong giảng dạy môn Ngữ Văn cho khối trung học phổ thông nhé!

Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Văn cho cấp trung học phổ thông
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Văn cho cấp trung học phổ thông

  • Sơ đồ tư duy là gì? 

Sơ đồ tư duy (mind map) là một kỹ thuật trực quan hóa và tổ chức thông tin bằng cách sử dụng các nút, đường nối và hình ảnh. Nó giúp người dùng hiểu và ghi nhớ thông tin một cách dễ dàng hơn. Sơ đồ tư duy thường bắt đầu với một ý tưởng chính ở chính giữa, sau đó phân nhánh ra các chủ đề, ý tưởng liên quan.

Sơ đồ tư duy được phát triển bởi Tony Buzan, một tâm lý học người Anh, vào những năm 1970. Ông nhận thấy rằng cách ghi chú truyền thống, với các danh sách và đoạn văn, không hiệu quả bằng việc sử dụng hình ảnh, màu sắc và kết nối để thể hiện các mối liên hệ giữa các ý tưởng. Buzan đã nghiên cứu và phát triển sơ đồ tư duy như một công cụ học tập và tư duy sáng tạo. Sơ đồ tư duy đã trở thành một công cụ phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, quản lý, tư vấn và phát triển cá nhân, đặc biệt là ở lĩnh vực giáo dục . Nó giúp mọi người tổ chức, ghi nhớ và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả hơn.

Cấu tạo của sơ đồ tư duy 

Trong mỗi sơ đồ tư duy có hai yếu tố bao gồm:

  • “Điểm trung tâm” là ý tưởng lớn mà chúng ta đang tìm hiểu, nằm ở trung tâm sơ đồ tư duy. Đây có thể là một hình ảnh hay một cụm từ khái quát chủ đề. Từ điểm nút này, các “nhánh” tỏa ra khắp nơi.
  • “Nhánh” là những đường thẳng nối điểm trung tâm tới những ý tưởng nhỏ hơn.

Gắn liền với hình ảnh trung tâm là các nhánh cấp 1 mang các ý chính làm rõ chủ đề. Phát triển các nhánh cấp 1 là các nhánh cấp 2 mang các ý phụ làm rõ mỗi ý chính. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục để cụ thể hóa chủ đề, nhánh càng xa trung tâm thì ý càng cụ thể, chi tiết. Có thể nói, sơ đồ tư duy là một bức tranh tổng thể, một mạng lưới tổ chức, liên kết khá chặt chẽ theo cấp độ để thể hiện một nội dung, một đơn vị kiến thức nào đó.

  • Lợi ích khi ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học môn Ngữ Văn 

Sơ đồ tư duy có thể được sử dụng cho các bài tập và viết tiểu luận, đặc biệt là trong giai đoạn lên ý tưởng. Sơ đồ tư duy cũng có thể được áp dụng để tạo, hình dung, sắp xếp, ghi chú, giải quyết vấn đề, ra quyết định, sửa đổi và làm rõ một chủ đề, từ đó giúp giáo viên lên kế hoạch và đánh giá bài giảng tốt hơn. Về cơ bản, sơ đồ tư duy là phương thức phù hợp để khuyến khích học sinh liệt kê các dàn bài và các luận điểm văn học của mình. So với các phương pháp ghi chép truyền thống, phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy có rất nhiều ưu điểm vượt trội có thể kể đến như:

2.1 Tăng khả năng ghi nhớ và hiểu bài

Sơ đồ tư duy giúp kích thích các kết nối não bộ bằng cách kết hợp hình ảnh, màu sắc, ký hiệu và từ khóa. Điều này tạo ra liên kết giữa các khái niệm, giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ và hiểu nội dung bài học sâu sắc hơn. Nghiên cứu của Buzan cho thấy, học sinh có thể ghi nhớ lại đến 75% nội dung khi sử dụng sơ đồ tư duy, so với chỉ 10% khi chỉ đọc văn bản. Một nghiên cứu khác của Tee et al. (2014) cũng chỉ ra rằng, học sinh sử dụng sơ đồ tư duy có kết quả học tập cao hơn đáng kể so với nhóm học sinh truyền thống.

2.2 Thúc đẩy tư duy sáng tạo

Sơ đồ tư duy khuyến khích học sinh liên kết các ý tưởng theo cách phi tuyến tính, không theo trình tự cứng nhắc. Điều này giúp kích thích suy nghĩ phản biện, tìm ra các mối liên hệ mới và phát triển ý tưởng sáng tạo. Quá trình xây dựng sơ đồ tư duy còn giúp học sinh nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Đặc biệt đối với môn Ngữ Văn thì khả năng sáng tạo vô cùng quan trọng vì đây là môn học đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng liên tưởng.

2.3 Hỗ trợ học tập theo cá nhân hóa 

Mỗi học sinh có cách tiếp cận và tổ chức thông tin riêng. Với sơ đồ tư duy, giáo viên có thể điều chỉnh nội dung, tinh gọn các ý văn và đưa lên cấu trúc của sơ đồ tư duy để phù hợp với phong cách học tập của học sinh cấp 3 và khả năng cảm thụ văn học của mỗi tệp học sinh theo sở trường. Điều này góp phần cá nhân hóa quá trình học tập, giúp tăng hiệu quả.

2.4 Tăng sự tham gia và động lực học tập 

Sơ đồ tư duy là một phương pháp trực quan, sinh động và linh hoạt. Học sinh thường thích được sử dụng các hình ảnh, màu sắc và ký hiệu để thể hiện ý tưởng của mình. Điều này giúp tăng sự hứng thú, tập trung và tham gia tích cực của học sinh trong các hoạt động học tập. Budd (2004) đã tiến hành một nghiên cứu trên 100 sinh viên đại học và nhận thấy, 86% trong số họ cảm thấy sơ đồ tư duy giúp họ tập trung hơn và 78% cho biết họ thích sử dụng phương pháp này.

  • Hướng dẫn cách sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Ngữ Văn tại lớp

Để làm quen cũng như sử dụng thành thạo sơ đồ tư duy ngoài việc đưa ra các bài mẫu, giáo viên cần dành thời gian hợp lý để hướng dẫn cho học sinh làm quen với SĐTD theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị nội dung bài học và dụng cụ 

– Đồ dùng học tập: Giấy A4 trắng với nội dung bài học, bút màu

– Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của đề bài, các từ khóa để làm chủ đề cho sơ đồ

– Tập hợp các  ý, luận điểm hoặc tranh ảnh liên quan đến đề bài để chuẩn bị tiến hành vẽ sơ đồ tư duy

Bước 2: Tiến hành vẽ sơ đồ tư duy

Để vẽ sơ đồ tư duy chính xác, bạn hãy mô tả chủ đề của sơ đồ bằng 1 từ hoặc 1 cụm từ ngắn gọn hoặc đó có thể là tựa bài (có thể là từ khóa trong đề bài) hoặc có thể mô tả chủ đề chính bằng hình ảnh và đặt hình ảnh ở vị trí phù hợp sao cho làm nổi bất về màu sắc, kích thước. Sau đó bạn đặt các câu hỏi và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học. Bắt đầu từ nhánh chính, các em sẽ tự vẽ ra các ý phụ và luận điểm trong bài viết của mình. 

Ở bước này, bạn có thể vừa làm vừa gợi ý cho học sinh các xây dựng và hệ thống lại các câu trả lời từ câu hỏi gợi ý của bạn. Lưu ý, bạn hạn chế để tình trạng học sinh nêu ra những ý chung chung và không nổi bật và liên quan đến đề bài.

Bước 3: Hoàn thiện sơ đồ tư duy

Sau khi hoàn thiện các nội dung thì tiếp theo bạn hướng dẫn các em bổ sung hình ảnh, màu sắc cần thiết, kiểm tra lại từ khóa (hoặc hình ảnh). Và cuối cùng là kiểm tra lại tổng thể sơ đồ xem đã cân đối và hợp lý chưa. 

  • Áp dụng sơ đồ tư duy vào các dạng bài nghị luận xã hội

Chươnh trình môn Ngữ Văn thường gắn với các bài viết nghị luận xã hội và đây là bài bắt buộc các học sinh phải thuộc lòng cách làm bài và yêu cầu của dạng bài này yêu cầu cần có tư duy logic và cách diễn đạt thuyết phục nhằm đưa ra luận điểm và bảo vệ luận điểm của mình. 

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội bằng SĐTD

Việc thiết kế bài giảng môn Ngữ văn bằng phương pháp dạy học sơ đồ tư duy sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề hệ thống, khoa học hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả dạng văn bản trong chương trình Tập làm văn đều có thể sử dụng Sơ đồ tư duy để giảng dạy. Vì vậy, yêu cầu dành cho giáo viên là cần nghiên cứu, chọn lọc những dạng văn bản phù hợp có thể phát huy tích cực ưu điểm của phương pháp này. 

Mục tiêu: Học sinh biết được cấu tạo 3 phần của 1 bài văn tả cảnh( mở bài, thân bài, kết bài)

Cách tiến hành: Dùng SĐTD khái quát kiến thức về cấu tạo bài văn nghị luận xã hội và bắt đầu từ các nhánh chính bằng những câu hỏi gợi ý như: 

+  Bài văn nghị luận được cấu tạo gồm mấy phần ? (nhánh 1)

+ Trong từng phần, nên trình bày những nội dung gì? (nhánh 2, 3,…)

+ Trong từng nội dung có thể triển khai ý chi tiết hơn được nữa không? Đó là những ý nào?

Mỗi câu hỏi gợi ý là một nội dung cần triển khai, mỗi nội dung là một nhánh của sơ đồ. Trên mỗi nhánh học sinh có thể triển khai các ý nhỏ, bổ sung hình ảnh, kí hiệu, màu sắc cho nhánh đó.

Kết luận

Sử dụng thành thạo và hiệu quả SĐTD trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp tự học, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “sơ đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức. 

Với cách dạy và học này sẽ giúp học sinh luôn phải hoạt động, suy nghĩ, tư duy, phát hiện ra nội dung trọng tâm cần ghi nhớ và tổng hợp. Học sinh không bị nhàm chán trong mỗi giờ học, không bị gò bó học thuộc một cách máy móc.

Ngoài ra với cách học này giúp học sinh rèn luyện kỹ năng đọc (học sinh đọc và ghi nhớ nội dung một cách trọng tâm); rèn luyện khả năng tư duy (Học sinh sẽ tái hiện lại những nội dung đọc thành một chuỗi kiến thức có sự liên kết chặt chẽ về thời gian); phát triển khả năng sáng tạo của mỗi học sinh (Học sinh thể hiện được các năng khiếu vẽ, trang trí, sắp xếp, sử dụng màu sắc….)

VnResource Software Solutions & ICT Service

Website: https://vnresource.vn/giai-phap/phan-mem-quan-ly-dao-tao/

Hotline: 0914.004.800

Trụ sở 3 miền:

  1. Hồ Chí Minh:
  • 41/7 Phạm Ngũ Lão, Phường 3, Gò Vấp, TP.HCM.
  • 06 Nguyễn Trung Trực, Phường 5, Bình Thạnh, TP.HCM.

Đà Nẵng: Tầng 4, 324 Nguyễn Hữu Thọ, P. Khuê Trung, Q. Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng

Hà Nội: Tầng 4, Số 84 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.