Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua phân tích sơ đồ tư duy

Sự khác biệt giữa người làm công và người lãnh đạo là người làm công sẽ là người làm theo, còn lãnh đạo là những người đưa ra giải pháp. Do đó, kỹ năng giải quyết vấn đề chính là một trong những kỹ năng quan trọng dành cho những người lãnh đạo và những người mong muốn thăng tiến lên các vị trí quản lý, lãnh đạo. 

Tuy nhiên, quy trình giải quyết vấn đề & sự cố này luôn đòi hỏi phải có một cơ sở khoa học vững chắc nhằm đảm bảo tính chuẩn xác, hiệu quả và kịp thời và không phải ai cũng đủ niềm tin vào kỹ năng giải quyết vấn đề của mình cũng như bình tĩnh để tìm ra hướng tốt nhất giải quyết vấn đề. Bài viết sau xin chia sẻ đến các bạn “chìa khóa” gỡ rối cho bạn những cách giải quyết vấn đề đạt hiệu quả, cùng khám phá nhé!

1. Khả năng phân tích

Kỹ năng tư duy phân tích và phê bình đi liền với kỹ năng giải quyết vấn đề, nó là bước đầu tiên giúp bạn đánh giá vấn đề và ra quyết định đúng đắn. Một cách tiếp cận hợp lý và có phương pháp tốt giúp bạn đưa ra chiến lược giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.

phat-trien-ky-nang-giai-quyet-van-de-thong-qua-so-do-tu-duy-1

Kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả bạn phải học cách phân tích vấn đề bao gồm:

· Tư duy
· Sáng kiến
· Lý luận logic
· Sự kiên trì

Trong mọi tình huống khác, vận dụng tư duy sáng tạo cùng đưa ra các ý tưởng để giải quyết vấn đề sẽ rất hiệu quả cho bạn.

Hầu hết các kỹ năng giải quyết vấn đề được phát triển thông qua cuộc sống hàng ngày và kinh nghiệm. Bạn có thể ghi nhớ những điều sau:

Đánh giá vấn đề

· Làm rõ bản chất của một vấn đề
· Xây dựng câu hỏi
· Thu thập thông tin một cách có hệ thống
· Soạn thảo và tổ chức dữ liệu
· Ngưng tụ và tóm tắt thông tin
· Xác định mục tiêu mong muốn

Quản lý vấn đề

· Sử dụng thông tin thu thập được có hiệu quả
· Chia nhỏ vấn đề thành các phần nhỏ hơn, dễ quản lý hơn
· Sử dụng các kỹ thuật như động não và tư duy bên cạnh để xem xét các lựa chọn
· Phân tích các lựa chọn này ở độ sâu lớn hơn
· Xác định các bước có thể được thực hiện để đạt được mục tiêu

Ra quyết định

. Quyết định giữa các lựa chọn có thể có cho hành động nào
. Quyết định thêm thông tin để thu thập trước khi hành động
. Quyết định về các nguồn lực (thời gian, kinh phí, nhân viên …) sẽ được phân bổ cho vấn đề này

Giải quyết vấn đề

· Thực hiện hành động
· Cung cấp thông tin cho các bên liên quan khác; giao nhiệm vụ
· Xem lại tiến độ

Xem xét kết quả

· Giám sát kết quả của hành động được thực hiện
· Rà soát lại vấn đề và quá trình giải quyết vấn đề để tránh những tình huống tương tự trong tương lai

2. Sử dụng Mind Map (bản đồ tư duy)

Bản đồ tư duy hữu ích cho bạn trong việc giải quyết vấn đề và các giải pháp trong học tập cũng như công việc. Lập bản đồ tư duy bằng cách vẽ ra vấn đề của bạn như một ý tưởng trung tâm. Thêm “chi nhánh chính” bao gồm tất cả các lý do cho vấn đề. Sử dụng “chi nhánh” để khám phá thêm chi tiết.

phat-trien-ky-nang-giai-quyet-van-de-thong-qua-so-do-tu-duy

Lợi ích của bản đồ tư duy

– Tiết kiệm thời gian
– Trí nhớ siêu đẳng
– Kích thích sự sáng tạo và giải quyết vấn đề
– Lên kế hoạch công việc tốt hơn

· Bảy bước để tạo nên một bản đồ tư duy:

Bước 1: Bắt đầu từ TRUNG TÂM của một tờ giấy trắng và kéo sang một bên. Tại sao? Bởi vì bắt đầu từ trung tâm cho bộ não, sự tự do để trải rộng một cách chủ động và để thể hiện phóng khoáng hơn, tự nhiên hơn.

Bước 2: Dùng một HÌNH ẢNH hay BỨC TRANH cho ý tưởng trung tâm. Tại sao? Do một hình ảnh có giá trị tương đương cả nghìn từ và giúp ta sử dụng trí tưởng tượng của mình.

Bước 3: Luôn sử dụng MÀU SẮC. Tại sao? Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho Bản đồ Tư duy những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo và nó cũng thật vui mắt.

Bước 4: Nối các NHÁNH CHÍNH tới HÌNH ẢNH trung tâm, và nối các nhánh cấp hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai, v.v… Tại sao? Bởi vì, như ta đã biết, bộ não làm việc bằng sự liên tưởng. Nếu ta nối các nhánh lại với nhau, sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ dễ dàng hơn rất nhiều.

Bước 5: Vẽ nhiều nhánh CONG hơn đường thẳng. Tại sao? Vì chẳng có gì mang lại sự buồn tẻ cho não hơn các đường thẳng. Giống như các nhánh cây, các đường cong có tổ chức sẽ lôi cuốn và thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.

Bước 6: Sử dụng MỘT TỪ KHÓA TRONG MỖI DÒNG. Bởi, các từ khóa mang lại cho Bản đồ Tư duy của ta nhiều sức mạnh và khả năng linh hoạt cao. Mỗi từ hay mỗi hình ảnh đơn lẻ giống như một cấp số nhân, mang đến cho những sự liên tưởng và liên kết của nó diện mạo đặc biệt.

Bước 7: Dùng những HÌNH ẢNH xuyên suốt. Bởi vì giống như hình ảnh trung tâm, mỗi hình ảnh cũng có giá trị của một ngàn từ. Vì vậy, nếu ta chỉ có mười hình ảnh trong Bản đồ Tư duy của mình thì nó đã ngang bằng với mười nghìn từ của những lời chú thích.
Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (thế kỷ 20) bởi Tony Buzan, giúp ghi lại bài giảng mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này nhanh, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.

Phương pháp này khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, một cấu trúc cơ bản được phát triển rộng ra từ trung tâm, chúng dùng các đường kẻ, các biểu tượng, từ ngữ và hình ảnh theo một bộ các quy tắc đơn giản, cơ bản, tự nhiên và dễ hiểu.

Hy vọng phương pháp được đề cập từ bài viết trên có thể giúp người đọc áp dụng và nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, từ đó sẽ gặt hái nhiều hơn trong công việc và thăng tiến ở những vị trí cao hơn.

Nguồn: lamkim.com