Có thể nói tài sản đắt giá nhất của mỗi doanh nghiệp là con người. Do đó, doanh nghiệp nào cũng muốn có những người giỏi nhất? Tuyển dụng nhân sự trở thành một việc cực kì quan trọng nên trong hầu hết các doanh nghiệp lớn, vị trí chuyên viên tư vấn tuyển dụng luôn được đề cao và quyết định sự phát triển của công ty. Để làm được một chuyên viên tuyển dụng giỏi và tuyển được nhiều người tài cho công ty, sẽ có những kỹ năng tuyển dụng thiết yếu cần trau dồi.
Dưới đây là những kỹ năng cần có của một chuyên viên tư vấn tuyển dụng giỏi.
Trau dồi khả năng rà soát các ứng viên giỏi
Chưa cần biết một ứng viên thể hiện tuyệt vời như thế nào trên giấy, hãy giữ cho bản thân luôn tập trung để không có những sai sót không đáng có.
– Làm rõ về công việc sắp đến. Mặc dù ứng viên có thể có những kinh nghiệm và kỹ năng phỏng vấn tuyệt vời, có thể họ vẫn hướng tới việc thường xuyên thay đổi công việc. Hãy cố gắng tìm ra những điểm trống trong quá trình tìm việc, các lý do hợp lý và bất kỳ lịch sử làm việc nào mà họ không đề cập trong hồ sơ.
– Luôn luôn cảnh báo cho ứng viên về những vấn đề trong tiền lương và vị trí ứng tuyển. Chưa biết một ứng viên giỏi như thế nào, một công việc với vấn đề lớn về giao tiếp hay ở một thành phố khách thường không phù hợp để làm việc một cách hiệu quả với ứng viên. Hãy lắng nghe thông qua việc hỏi các ứng viên về công việc và mức lương họ mong đợi cho công việc mới nếu họ được nhận. Do đó, không nên giới thiệu ứng viên đến một công việc có các yếu tố không phù hợp với nhu cầu của họ.
– Tìm hiểu tất cả những nguyên nhân và một ứng viên rời bỏ công việc cũ. Cố gắng khuyến khích họ nói một cách thẳng thắng và chân thực về những thất bại hay bất cứ vấn đề gì trong quá khứ. Bạn nên biết nếu khách hàng cá nhân của mình thất lại trong quá trình làm việc nhóm, hoặc đơn giản hơn là gặp một vấn đề nhỏ nào đó.
– Để mắt tới những công việc hay những ứng viên phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Yêu cầu ứng viên của bạn cung cấp thêm thông tin về mối quan tâm, sở thích, gia đình và công việc yêu thích. Trong khi giữ mối liên hệ một cách chuyên nghiệp, bạn có thể nên phân tích theo về việc họ sẽ làm việc tốt như thế nào trong một công ty như thế nào.
Học cách tạo ra những mô tả công việc đặc thù
Bao gồm những kỹ năng cần thiết, các giấy tờ, kinh nghiệm, con đường sự nghiệp hay giáo dục, cũng như các chi tiết cụ thể như vị trí, mức lương, ngày đăng tuyển thông tin và ngày hết hạn nộp hồ sơ, các yêu cầu trong quá trình phỏng vấn. Một mô tả công việc được viết một cách khéo léo bằng văn bản và phù hợp với nhu cầu của khách hàng sẽ giúp bạn nổi bật hơn so với những chuyên viên tư vấn tuyển dụng khác hoặc công ty tuyển dụng khác.
Học cách làm việc với người khác
Những mối quan hệ tốt với các chuyên viên tư vấn tuyển dụng khác sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế hơn. Nếu bạn tự thấy bản thân không đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng, bạn có thể hỏi các đồng nghiệp của bạn để có một sự thương lượng, khi họ có thể tìm người cho vị trí đó giúp bạn và ngược lại, bạn cũng có thể hỗ trợ họ trong hoàn cảnh tương tự nếu họ cần sự giúp đỡ.
Xây dựng hệ thống đánh giá để lọc ứng viên
Thực tế, quá trình phỏng vấn có rất nhiều rủi ro khiến kết quả trở nên thiếu chính xác. Do thiện cảm cá nhân của người phỏng vấn, hoặc do mẫu phỏng vấn không lớn, khiến người mà bạn tìm được chỉ là người giỏi nhất trong số những người phỏng vấn, chứ chưa phải người thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc. Việc có một hệ thống đánh giá không chỉ giúp kết quả trở nên khách hơn hơn, mà còn duy trì được tính thống nhất và đẩy nhanh tiến độ công việc, nhất là khi số lượng phỏng vấn quá lớn.
Hệ thống đánh giá nên được lượng hóa. Sử dụng bảng đánh giá theo khung năng lực là một cách làm hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay, đảm bảo tính quy chuẩn và bám sát nhất vào yêu cầu vị trí.
Cần hạn chế so sánh ứng viên với nhau trước khi so sánh với bảng tiêu chí chung. Việc so sánh giữa các ứng viên chỉ nên được thực hiện ở bước cuối cùng khi bạn bắt đầu chốt số lượng tuyển dụng.