NGHỀ NHÂN SỰ? CÔNG VIỆC NHÂN SỰ LÀ LÀM GÌ?

Con người luôn là yếu tố “ tiên quyết” của mọi doanh nghiệp, chính vì thế trên thị trường mới sinh ra nghề nhân sự. Vậy nghề nhân sự là gì? và các công việc nghề nhân sự phải làm là gì? chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây: 

Nghề nhân sự là gì? 

Nhân sự ( Human Resource -HR) là một bộ phận của doanh nghiệp, chuyên phụ trách tìm kiếm, sàng lọc, tuyển dụng ứng viên, đào tạo và quản lý các trình về cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Phòng nhân sự đóng vai trò rất quan trọng là đầu mối giúp doanh nghiệp ứng phó với những thay đổi nhanh chóng của thị trường bởi con người là nguồn gốc của mọi vấn đề, một doanh nghiệp thành hay bại phụ thuộc vào đội ngũ nhân lực có đoàn kết, có vững mạnh, linh hoạt hay không. 

Trong thời đại ngày nay, vai trò của bộ phận nhân sự ngày càng trở nên quan trọng, nhà quản trị nhân sự hiện nay không chỉ đơn thuần quản lý các vấn đề về ca kíp, lương thưởng,… mà còn phải thấu hiểu từng nhân viên, thấu hiểu nhu cầu mong muốn của họ để từ đó có thể quản trị nguồn nhân lực tối ưu nhất cho doanh nghiệp. 

Thuật ngữ nhân sự được John R.Commons – chuyên gia kinh tế học thể chế của Hoa Kỳ đề cấp đến lần đầu tiên vào năm 1893. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ 19, bộ phận nhân sự mới thực sự phát triển, các doanh nghiệp mới bắt đầu chú trọng đầu tư vào bộ phận này trong doanh nghiệp. 

Nghề nhân sự là gì?
Nghề nhân sự là gì?

Bộ phận nghề nhân sự gồm những vai trò gì?

Hoạt động của những người làm nghề nhận sự được hiểu là các hoạt động liên quan đến nhân lực trong doanh nghiệp. Nhân sự gồm nhiều mảng khác nhau, vì vậy, các vai trò trong phòng nhân sự nhìn chung khá đa dạng. Một số công việc cụ thể như sau: 

  • Tổ chức tuyển dụng 

Tuyển dụng và lựa chọn các ứng viên phù hợp là trách nhiệm chính đầu tiên của phòng nhân sự. Nhận lực là “ mạch máu” của mọi tổ chức, vì vậy việc tìm kiếm những ứng viên phù hợp và xây dựng nguồn nhân sự chất lượng là công tác cần được đảm bảo lưu tâm hàng đầu. 

Quy trình tuyển dụng nhân sự thường bắt đầu khi có một công việc được mở rộng, công việc mới hoặc cần thay thế vị trí trống do nhân viên cũ nghỉ việc. Các nhà quản lý trực tiếp của bộ phận cần tuyển, sẽ gửi các yêu cầu, bản mô tả chi tiết ứng viên cần tuyển để từ đó nhân sự lên thông tin tuyển dụng. Phòng nhân sự sẽ sử dụng chuỗi hệ thống các kênh khác nhau để tìm ra ứng viên phù hợp với doanh nghiệp.

Quy trình tuyển dụng sẽ như sau: nắm thông tin cần tuyển dụng, truyền thông thông tin tuyển dụng, tiếp nhận CV ứng viên, sàng lọc các ứng viên thích hợp, phỏng vấn, đánh giá, đưa ra kết quả cuối cùng. Các quy trình tương đối phức tạp nhưng để đảm bảo chất lượng nhân lực được tuyển thì các bước này là cần thiết. Hiện nay, phần mềm HRM cực kỳ thông minh, hệ thống có tích hợp thêm chức năng tuyển dụng nữa. Điều này giúp rút ngắn được quy trình tuyển dụng, và đồng thời tạo ra sự công bằng giữa các ứng viên một cách cao nhất, hạn chế các vấn đề tiêu cực. 

  • Quản lý hiệu suất làm việc 

Quản lý hiệu suất làm việc là nhiệm vụ cơ bản số hai của bộ phận nhân sự. Nhằm mục đích tối ưu trải nghiệm của nhân viên tại doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất làm việc và cải thiện lợi nhuận công ty. 

Thông thường tại các doanh nghiệp, mỗi cá nhân nhân viên sẽ đảm nhận một vài trách nhiệm nhất định. Công tác quản lý hiệu suất tạo điều kiện để nhân viên được phản hồi về hiệu quả công việc, đánh giá được mức độ làm việc của mỗi cá nhân, tạo sự công bằng  cho đội ngũ nhân viên. 

Công tác quản lý hiệu suất làm việc thường được các doanh nghiệp thực hiện theo chu trình tháng, quý hay năm. Bắt đầu từ khâu lên kế hoạch, giám sát, đánh giá và khen thưởng nhân viên. Mục đích cuối cùng là phân loại nhân viên dựa trên năng suất và tiềm năng của mỗi cá nhân. 

Công tác quản lý hiệu suất có ý nghĩa quan trọng trong sự sự phát triển năng lực của mỗi cá nhân nhân viên, bởi các nhà quản lý trực tiếp sẽ đóng vai trò chính và nhận được sự hỗ trợ từ phòng nhân sự. Từ đó giúp phát triển năng lực nhân viên, nâng cao hiệu quả, tính bền vững và tỷ suất lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Đối với những nhân viên thường xuyên không đạt chỉ tiêu, doanh nghiệp và phòng nhân sự cần đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp. 

  • Đào tạo và phát triển 

Một doanh nghiệp thành công đó là nhờ vào sự tổng hòa kinh nghiệp, chuyên môn của mỗi cá nhân. Chính vì vậy, mỗi cá nhân đóng một vai trò quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn to lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực nhân sự, công tác đào tạo và phát triển nhằm mục đích hỗ trợ đội ngũ nhân lực nâng cao năng lực và kiến thức chuyên môn, cùng với các kỹ năng giúp thích nghi với sự phát triển của thời đại, công nghệ số. Dưới sự quản lý bộ phận nhân sự, vấn đề đào tạo và phát triển sẽ đưa ra các chính sách phù hợp nhất để thúc đẩy doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững và dài hạn. 

Phần lớn các tổ chức, doanh nghiệp đều dành một khoản ngân sách riêng biệt cho hoạt động đào tạo và phát triển. Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách về trình độ và năng lực giữa các nhân viên trong nội bộ cũng như trên thị trường, giúp nhân viên doanh nghiệp hoàn thiện về phát triển bản thân thành các độ ngũ nhân viên chuyên nghiệp, lãnh đạo trong tương lai. 

Tùy vào hiệu suất và tiềm năng của mỗi nhân viên, bộ phận nhân sự cùng cấp quản lý sẽ đưa ra các lộ trình đào tạo và phát triển cho đội ngũ nhân lực phù hợp. 

  • Lập kế hoạch kế nhiệm 

Là quá trình xây dựng phương án dự phòng trong trường hợp nhân viên chủ chốt của công ty ra đi. Khi một vị trí quản lý cao cấp nghỉ việc, việc chuẩn bị sẵn một người thay thế sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục, không bị trì hoãn, gián đoạn gây ảnh hưởng xấu đến các kế hoạch, chiến lược phát triển của công ty.

Việc lập kế hoạch kế nhiệm thường dựa trên đánh giá hiệu suất và công tác đào tạo phát triển. Qua đó doanh nghiệp có cơ hội xây dựng một nguồn nhân tài sẵn có, bao gồm tất cả các ứng viên có năng lực sẵn sàng thay thế vị trí quản lý cấp cao khi cần thiết. Xây dựng và phát triển hệ thống kế nhiệm là yếu tố then chốt trong hoạt động phát triển bền vững doanh nghiệp. 

  • Lương thưởng và phúc lợi

Khi nhắc đến nhân sự là phải nhắc đến lương thưởng và phúc lợi. Chức năng quan trọng của bộ phận nhân sự. Chế độ lương thưởng và phúc lợi là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng. Việc các chế độ này có công bằng, đáp ứng được kỳ vọng của nhân viên viên hay không có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo động lực làm việc và giữ chân nhân tài tại doanh nghiệp. Khi trả lương cho nhân viên, doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ nguyên tắc công bằng và minh bạch. 

Trả lương xứng đáng và phúc lợi cao là một trong những cách thức tốt nhất để thu hút nhân tài với doanh nghiệp. Lương chi trả phải tương ứng với hiệu quả thu về, vai trò của phòng nhân sự là giám sát việc deal lương, theo dõi tăng lương, đặt ra các tiêu chuẩn khen thưởng cũng như thực hiện kiểm toán lương khi cần thiết. 

Lương thưởng bao gồm lương chính thức và phúc lợi phụ thêm. Phần lương chính thức được trả sẽ bao gồm tiền được trả trực tiếp cho công việc. Thưởng là tiền hàng tháng tăng thêm theo chính sách công ty khi đạt được các yêu cầu công ty đề ra. Phúc lợi là tất cả các khoản, loại phần thưởng phi tiền tệ bao gồm ngày nghỉ phép năm, thời gian làm việc, chính sách bảo hiểm sức khỏe, lương hưu, trợ cấp đi lại, công tác, thiết bị làm việc, các quà tặng lễ, tết,… Mục đích chính là khích lệ, tạo động lực làm việc cho nhân viên. 

  • Phân tích dữ liệu nhân sự

Bộ phận sự là cầu nối giữ nhân viên và nhà quản trị. Việc linh hoạt trao đổi, thể hiện quan điểm giúp cho đội ngũ nhân viên đến nhà quản trị. Đồng thời giúp các nhà quản trị kiểm soát, nắm bắt tình hình nhân sự, và mang lại giá trị hiệu quả nhân sự cao cho doanh nghiệp. Vậy để đảm bảo vai trò trung gian thì bộ phận nhân sự đòi hỏi phải có sự đánh giá, phân tích dữ liệu để từ đó đưa ra các báo cáo với nhà quản trị, đồng thời sẽ có những phương án thích hợp với đội ngũ nhân sự để đảm bảo phát triển của doanh nghiệp. 

Việc đánh giá phân tích dữ liệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng, các nhà quản trị sẽ dựa vào các báo cáo đó để có những chiến lược, kế hoạch lãnh đạo doanh nghiệp thích hợp, điều phối nhân lực, hay tổ chức đào tạo, phát triển, tuyển dụng thích hợp … tất cả đều phụ thuộc vào dữ liệu phân tích. Chính vì việc tìm kiếm một phần mềm quản lý nhân sự là cần thiết. Bởi nó sẽ hỗ trợ nhân sự các báo cáo chính xác, các dữ liệu phân tích cụ thể để nhà nhân sự hay quản trị có thể nhanh chóng cập nhật thông tin và đưa ra quyết định thích hợp. 

Làm nhân sự là nghề “ làm dâu trăm họ”, sự mềm mỏng, thấu hiếu đối với từng nhân viên, sự chỉnh chu, chuyên nghiệp đối với ban quản lý. Quản trị nhân lực là một nghệ thuật khoa học – có sự mềm mỏng, kỹ năng như một môn nghệ thuật, triết lý, nguyên tắc như một môn khoa học. Nhân sự ngành nghề doanh cho những người kiên nhẫn, yêu nghề và cần sự thấu hiểu, lắng nghe.  

Phần mềm quản lý nhân sự sẽ hỗ trợ tối đa các công việc của nhân sự. Tìm hiểu thông tin về phần mềm quản trị nhân lực tại: https://vnresource.vn/

Một số bài viết về ngành nhân sự: 

QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN SỰ THỜI KỲ KỸ THUẬT SỐ

QUẢN TRỊ NHÂN SỰ HIỆU QUẢ TRONG THỜI KỲ BÌNH THƯỜNG MỚI