Môi trường làm việc chuyên nghiệp dưới góc nhìn của người làm nhân sự

Khi đi làm, bạn thường nghe đến khái niệm “Môi trường làm việc chuyên nghiệp”. Nó thật sự đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của công ty. Tại sao lại thế? Đơn giản vì khi nhân viên được làm trong môi trường làm việc chuyên nghiệp thì họ sẽ tích cực đóng góp vào công ty hơn. Dù khái niệm này phổ biến rất nhiều nhưng không phải ai cũng có thể định nghĩa một cách cụ thể về nó. Khi bạn làm quản lý nhân sự – HR manager thì khái niệm này bạn càng phải rõ hơn ai hết. Vì khi bạn thật sự hiểu nó thì việc quản lý của bạn mới trở nên chuyên nghiệp và khiến cho các nhân viên cảm thấy hài lòng khi được làm việc trong môi trường như thế.

Môi trường làm việc chuyên nghiệp là gì?

Hiểu theo nghĩa của người làm nhân sự, môi trường làm việc chuyên nghiệp bao gồm những điều sau:

1. Quy trình làm việc rõ ràng – tài liệu hướng dẫn về qui trình.
2. Vị trí công việc rõ ràng – quyền hạn trách nhiệm , phương thức báo cáo.
3. Trang thiêt bị đầy đủ không phải đi mượn, không phải tranh dành nhau in bản báo cáo.
4. Tinh thần làm việc chuyên nghiệp – ai làm chuyên môn người đó, họp tác với nhau làm việc , không bè phái.
5. Xếp cấp trên quản lý chuyên nghiệp : thể hiện lãnh đạo chứ không phải lãnh quyền lợi. coaching mentoring , phát triển nhân viên.
6. Mô hình kinh doanh lành mạnh: mô hình kinh doanh công ty lành mạnh không chộp giựt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. không đè nén nhà cung cấp , thể hiện tinh thần win- win, hướng về giá trị xã hội.
7. Công ty thật sự coi người lao động là tài sản công ty không phải là những con người sử dụng với chi phí thấp.

moi-truong-lam-viec-chuyen-nghiep-duoi-goc-nhi-nhan-su

Bên cạnh đó cũng có định nghĩa cho rằng: Môi trường làm việc chuyên nghiệp là môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động phát huy được tối đa năng lực của mình và được hưởng mức thu nhập xứng đáng với mức cống hiến cho doanh nghiệp. Do vậy, môi trường đó cần có những điều kiện sau:

1. Có chiến lược phát triển rõ ràng. Kinh doanh có hiệu quả hoặc tiềm năng phát triển tốt;
2. Xây dựng được văn hóa doanh nghiệp;
3. Phân công công việc rõ ràng đến từng phòng ban và người lao động;
4. Cấp trên gương mẫu: đi đầu trong sinh hoạt và công việc; dám chịu trách nhiệm;
5. Khuyến khích cấp dưới làm việc tận tụy, đóng góp các ý kiến trong công việc, đưa các sáng kiến;
6. Kịp thời ghi nhận thành tích, đóng góp của CBCNV;
7. Chế độ lương, thưởng – phạt rõ ràng; Phúc lợi tốt.

Chỉ nhân viên được đáp ứng đầy đủ nhu cầu là đã thành môi trường làm việc chuyên nghiệp?

Nhân viên muốn là một phần của môi trường chuyên nghiệp trong việc có được lợi ích như tiền lương, đào tạo, lợi ích… nhưng họ cũng phải trách nhiệm trương đường về chuyên nghiệp họ muốn xứng đáng với với môi trường chuyên nghiệp. Vậy nhân viên phải làm gì? Thông qua đó có 7 điểm cần chú ý sau:

1. Nhân viên phải thực hiện theo các quy tắc và làm việc, đánh giá và khen thưởng bởi nhân sự.
2. Nhân viên phải làm công việc của họ đúng và phản hồi … và nhiều hơn nữa nếu họ muốn leo lên mức độ cao hơn.
3. Hãy gương mẫu khi áp dụng các quy tắc của công ty. Phải báo cáo nhân sự và không che giấu lỗi lầm.
4. Hợp tác có nghĩa là không nói “Tôi không biết về việc này đó là vấn đề của người khác” … nếu khách hàng ngừng mua bởi sai làm của ai đó thì ngay sau đó nó sẽ trở thành vấn đề của mọi người.
5. Các ông chủ / người quản lý không phải là một siêu nhân, anh ta thuê kỹ năng của bạn, nếu bạn không sử dụng tốt khả năng của mình, bạn không thể đổ lỗi cho ông chủ của bạn. Ví dụ, nếu việc làm Marketing cần phải thuê thêm một nhà thiết kế vì tôi không có kĩ năng thiết kế trong đội của tôi thì bạn phải cung cấp kết quả tốt, không đổ lỗi cho tôi. Tất nhiên trách nhiệm của tôi là để hướng dẫn bạn.
6. Hãy chắc chắn rằng bạn không đặt quyền lợi nhân viên trên quyền lợi công ty. Vì vậy: không còn tham nhũng, hoặc lười biếng để giải quyết một vấn đề. Nếu nhân viên không làm tốt: Ai sẽ có trách nhiệm kiểm tra các nhân viên?
7. Nhân viên phải xem cách mà khách hàng và người sử dụng lao động làm như thế nào để đóng góp vào sự phát triển công ty trước khi suy nghĩ “làm thế nào các công ty có thể có lợi cho tôi” bởi vì nếu tôi không đóng góp cho công ty, công ty không có thể in tiền để trả tiền lương của tôi.

Môi trường làm việc có ảnh hưởng như thế nào đến công việc?

Môi trường làm việc bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố sẽ có những tác động nhất định đến công việc:

moi-truong-lam-viec-chuyen-nghiep-duoi-goc-nhi-nhan-su-2

Về cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất là điều kiện cần thiết để nhân viên hoàn thành công việc nhanh chóng, hiệu quả. Khu vực làm việc của từng bộ phận cần được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ công việc. Chẳng hạn, Đầu bếp, Phụ bếp sẽ thao tác dễ dàng, cho ra món ăn nhanh chóng, chất lượng nếu khu bếp nhà hàng được trang bị đầy đủ các thiết bị bếp hiện đại từ bếp Âu, bếp Á, lò nướng, lò vi sóng… Bếp ăn thiết kế khoa học, đảm bảo các tiêu chí từ ánh sáng, hệ thống thông gió…

Về chế độ chính sách:

Mục tiêu đi làm đó là lương, thưởng. Báo cáo của mạng việc làm trực tuyến Anphabe và Nielsen công bố hồi giữa tháng 3 năm 2016 cho thấy, 3 yếu tố quan trọng được người đi làm đề cao trong khảo sát là lương, thưởng, phúc lợi. Do đó, một đơn vị có chính sách lương, thưởng và phúc lợi tốt sẽ dễ dàng thu hút ứng viên, giữ chân nhân tài, tạo động lực để nhân viên làm việc.

Về mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên:

Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lao động của nhân viên. Người lãnh đạo có tầm nhìn xa, kỹ năng lãnh đạo, quản lý con người, có chính sách thưởng phạt kịp thời sẽ khiến nhân viên cảm thấy đó là môi trường lý tưởng để làm việc. Bên cạnh đó, việc bố trí, phân công khối lượng công việc phải hợp lý với năng lực, trình độ mỗi nhân viên. Sẽ không ai cảm thấy hào hứng khi được giao quá nhiều việc không phù hợp năng lực, chuyên môn của mình. Ngoài ra, kỹ năng lắng nghe cũng rất cần thiết để lãnh đạo xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên.

Về mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên

Bạn chỉ có thể làm việc tốt, hiệu quả khi bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu với môi trường làm việc. Do đó, mỗi nhân viên cần có tinh thần tập thể, gắn bó với nhau, đồng thời, kịp thời xử lý ổn thỏa những mâu thuẫn nội bộ. Sự gắn kết giữa nhân viên sẽ giúp toàn bộ quy trình hoạt động trong đơn vị diễn ra suôn sẻ, hiệu quả.

Tóm lại, môi trường làm việc tốt là yếu tố quan trọng để toàn bộ nhân viên của đơn vị làm việc tốt, phát huy hết khả năng của mình, chung sức hoàn thành nhiệm vụ chung. Vậy nên, từ người lãnh đạo đến nhân viên phải luôn tập trung tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp, gắn bó, có như vậy, đơn vị mới có thể phát triển vững mạnh.

Summary
Môi trường làm việc chuyên nghiệp dưới góc nhìn của người làm nhân sự
Article Name
Môi trường làm việc chuyên nghiệp dưới góc nhìn của người làm nhân sự
Description
Môi trường làm việc chuyên nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của công ty, giúp nhân viên tích cực đóng góp vào công ty hơn.
Author
Publisher Name
VnResource
Publisher Logo