Giám đốc điều hành tiếng Anh là Chief executive officer (viết tắt CEO), là người thay mặt hội đồng quản trị, phụ trách điều hành doanh nghiệp theo mục tiêu, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi vốn có của doanh nghiệp. CEO còn là người tổng hợp dữ liệu và đưa ra các quyết định chiến lược cho công việc kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty và chịu trách nhiệm cho kết quả kinh doanh này.
Với các công ty nước ngoài, CEO đóng vai trò cực kỳ quan trọng, thiên nhiều về chiến lược, chính vì vậy ở nước ngoài còn một chức danh khá phổ biến là Giám đốc hoạt động (Chief operating officer – COO), giúp CEO để điều hành các hoạt động, công việc hàng ngày.
I. Mô tả công việc vị trí Giám đốc điều hành
Nhiệm vụ/trách nhiệm của Giám đốc điều hành tuỳ thuộc vào quy mô, lĩnh vực, các mục tiêu công việc cụ thể sẽ khác khác nhau. Về tổng thể vai trò của giám đốc điều hành sẽ là:
Các công việc chính:
- Phát triển kế hoạch kinh doanh phù hợp với các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp.
- Điều hành và quản lý đội nhóm đạt hiệu quả tốt nhất trong chiến lược kinh doanh.
- Khích lệ và đốc thúc hiệu quả làm việc của từng cá nhân trong đội nhóm. Cải thiện năng lực của từng thành viên để đem lại hiệu quả làm việc tốt nhất.
- Đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh phù hợp với chiến lược và đem lại lợi nhuận cao nhất.
- Điều chỉnh hành lang pháp lý và các quy định trong công ty để đảm bảo doanh nghiệp đi đúng với giá trị cốt lõi và văn hóa, duy trì kỷ luật để tiến tới mục tiêu kinh doanh.
- Đọc và phân tích báo cáo tài chính để đưa ra các chiến lược / điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với công việc kinh doanh.
- Xây dựng quan hệ tốt với một vài khách hàng trọng yếu và các cổ đông của công ty.
- Hiểu sâu và liên tục cập nhật các thông tin về ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh.
II. Mô tả công việc chi tiết của Giám đốc điều hành
Hãy tìm hiểu xem giám đốc điều hành sẽ thực hiện những công việc gì trong các doanh nghiệp. Vị trí này đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định chiến lược và giám sát việc thực hiện chiến lược đó để đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo một số mẫu mô tả công việc của giám đốc điều hành như sau:
Mẫu mô tả công việc 1, bao gồm các nhiệm vụ:
1. Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và định hướng chiến lược chung cho công ty
2. Đưa ra mục tiêu, hướng phát triển và chiến lược của công ty.
3. Điều hành và chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của công ty.
4. Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, hướng phát triển và tăng trưởng của công ty.
5. Đảm bảo đạt được các mục tiêu hiện tại và tương lai của công ty như mong đợi của ban giám đốc về tăng trưởng doanh số, lợi nhuận, chất lượng sản phẩm, phát triển nhân tài và các hoạt động khác.
6. Lập kế hoạch kinh doanh và marketing
7. Quản lý nhân viên để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất.
8. Trình bày báo cáo rõ ràng và đúng hạn cho ban giám đốc, trình bày các đề xuất cho ban giám đốc duyệt.
9. Đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban.
Mẫu mô tả công việc 2, bao gồm các nhiệm vụ:
1. Hoạch định:
- Quyết định chiến lược và hướng đi của tổ chức.
- Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý công ty.
- Phối hợp với Ban điều hành xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu dài hạn.
- Điều hành các Phòng/Ban Công ty để xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu cho từng bộ phận đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung của Công ty.
2. Quản trị:
- Giám sát Dự Án và đưa ra quyết định và đề xuất đúng đắn những giải pháp, chiến lược,… với Ban điều hành, xây dựng hệ thống quy trình quy định cấp công ty và các bộ phận.
- Đảm bảo hệ thống quản trị được cập nhật và hoạt động hiệu quả.
- Đảm bảo sự phát triển bền vững của tổ chức và tạo ra giá trị cho các cổ đông.
3. Marketing:
- Xác định chiến lược marketing của tổ chức hiệu quả và phù hợp với các mục tiêu kinh doanh.
- Quản lý và phân bổ ngân sách marketing của tổ chức sao cho đảm bảo hiệu quả và tối ưu hóa chi phí.
- Đưa ra quyết định quan trọng về sản phẩm và dịch vụ của tổ chức, đảm bảo rằng chúng đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
- Đảm bảo rằng đội ngũ marketing của tổ chức được làm việc trong một môi trường tích cực, động lực và đủ cung cấp tài nguyên để đạt được các mục tiêu marketing.
- Quản lý và đào tạo đội ngũ marketing để đảm bảo rằng họ có đủ kỹ năng và kiến thức để thực hiện các hoạt động marketing hiệu quả.
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng và đối tác, bao gồm việc giữ liên lạc với họ, đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu và phản hồi đúng cách với phản hồi của họ.
4. Kinh doanh:
- Đinh hướng việc tổ chức xây dựng và phát triển các kênh bán hàng cho Công ty.
- Phối hợp với Ban điều hành để hoạch định, xây dựng tiêu chuẩn cho từng kênh bán hàng.
- Xác định chiến lược kinh doanh và đưa ra các quyết định chiến lược quan trọng như mở rộng kinh doanh, đầu tư và phát triển sản phẩm.
- Thiết lập và duy trì mối quan hệ đối nội, đối ngoại liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Quản lý và phân bổ nguồn lực của tổ chức, bao gồm tài chính, nhân sự và các nguồn lực khác, đảm bảo tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và tối ưu hóa chi phí.
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, đối tác và cộng đồng.
- Đánh giá và theo dõi hiệu quả hoạt động của từng kênh bán hàng.
- Đưa ra các quyết định quan trọng về đầu tư và tài chính, bao gồm các quyết định về tài trợ, đầu tư và chi phí.
5. Nhân sự
- Xác định chiến lược nhân sự và đưa ra các quyết định quan trọng như tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên.
- Quản lý và phát triển nhân viên của tổ chức, đảm bảo rằng họ có đủ năng lực, động lực và tâm huyết để hoàn thành công việc của mình.
- Xây dựng một văn hóa làm việc tích cực, khuyến khích sự phát triển của nhân viên, tạo ra môi trường làm việc động lực.
- Đảm bảo rằng tổ chức tuân thủ các quy định và chính sách nhân sự, bao gồm luật lao động, quyền lợi và trách nhiệm của nhân viên.
- Xử lý các vấn đề liên quan đến nhân sự, bao gồm các vấn đề liên quan đến kỷ luật, quản lý hiệu suất và đánh giá nhân viên.
- Đưa ra các quyết định quan trọng về cấp bậc và lương cho nhân viên, đảm bảo rằng tổ chức có chính sách công bằng và hợp lý về lương và phúc lợi.
7. Kiểm soát:
- Xây dựng hệ thống kiểm soát hoạt động cho Công ty.
- Xây dựng bộ máy và tổ chức hệ thống kiểm soát đã được phê duyệt.
8. Báo cáo:
- Chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện hệ thống báo cáo đối với Giám đốc điều hành cho Ban điều hành theo quy định của công ty.
- Dựa trên các nhiệm vụ trên, bạn có thể xây dựng bảng nhiệm vụ chi tiết hàng ngày, hàng tuần, quy trình và hướng dẫn làm việc.
III. Yêu cầu đối với giám đốc điều hành là gì?
Kỹ năng và phẩm chất
- Với vị trí Giám đốc điều hành, bạn sẽ có trách nhiệm điều hành và lãnh đạo một hệ thống toàn diện. Vì vậy, bạn cần phải sở hữu những kỹ năng gây ảnh hưởng để thuyết phục người khác theo ý của bạn. Các kỹ năng này bao gồm kỹ năng giao tiếp nội bộ, kỹ năng ngoại giao và kỹ năng làm việc hiệu quả.
- Ngoài ra, tính kiên định là một phẩm chất rất quan trọng để đối phó với các quan điểm trái chiều trong công việc của bạn. Bạn cần phải có một lập trường vững vàng để đưa ra quyết định cuối cùng và thể hiện tính kiên định thông qua khả năng thuyết phục và quyết tâm của mình.
- Sự chính trực cũng là một phẩm chất không thể thiếu ở một Giám đốc điều hành. Điều này phản ánh đạo đức của người lãnh đạo và được thể hiện qua sự công bằng và không tham lam.
- Cuối cùng, bạn cần phải biết lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu ý kiến của nhân viên và cấp dưới. Điều này giúp bạn thể hiện sự thân thiện, hòa đồng và tạo ra một môi trường làm việc tích cực.
Học vấn và chuyên môn
Để làm việc tại vị trí giám đốc điều hành trong các doanh nghiệp, thì học vấn và chuyên môn là những yêu cầu cần có. Cụ thể:
- Ứng viên phải là người tốt nghiệp Đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh, kinh tế, quản lý kinh tế hay các chuyên ngành liên quan.
- Đã có kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương đương từ 4 – 5 năm.
- Nắm rõ kiến thức về kinh tế như/l marketing, tài chính, hành chính, nhân sự, v.v.
IV. Tiêu chuẩn công việc Giám đốc điều hành
Tiêu chuẩn công việc của Giám đốc điều hành bao gồm: bằng cấp, đào tạo, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, tố chất sau đây:
- Am hiểu về lĩnh vực mà công ty đang hoạt động.
- Đã từng làm điều hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hoặc làm quản lý có khả năng lên vị trí điều hành
- Có thời gian làm việc :
- Ít nhất 5 năm ở vị trí quản lý ; trong đó, tối thiểu 3 năm ở vị trí quản lý trong Công ty kinh doanh cùng ngành
- Hoặc kinh nghiệm làm việc trong ngành hoặc ngành nghề có liên quan tại nước ngoài
- Kỹ năng đàm phán và làm việc với đối tác nước ngoài
- Kỹ năng hoạch định và triển khai chiến lược
- Có kinh nghiệm và kiến thức về quản lý và điều hành tổ chức.
- Có khả năng lãnh đạo và đào tạo đội ngũ nhân viên.
- Có khả năng quản lý tài chính và đưa ra quyết định tài chính chiến lược
- Sử dụng thành thạo tiếng Anh và Tiếng Việt
V. Kết luận
Hy vọng rằng những chia sẻ chi tiết về mô tả công việc của giám đốc điều hành từ VnResource sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về vị trí này. Từ đó, bạn có thể tự tin hơn trong việc định hướng cho bản thân mình trên con đường chinh phục ước mơ nghề nghiệp.